Trở lại phòng tập sau một thời gian dài
Bạn muốn tiếp tục trở lại việc tập thể thao của mình? Có rất nhiều nguyên do khiến việc này khó khăn hơn bạn tưởng.
Hiển nhiên, ở một thời điểm nào đó, chúng ta rất hào hứng và hồ hởi với thể dục, nhưng qua thời gian chúng ta đánh mất dần sự ham thích vì nhiều lý do như làm việc ngoài giờ, đi du lịch, những rắc rối trong gia đình, chấn thương…
Để quay trở lại với thời khóa biểu thể dục, hãy ghi nhớ một vài điều sau đây:
-Bạn có thể không còn mạnh như lúc trước.
-Sức chịu đựng của bạn dường như cũng “đi nghỉ mát” cùng bạn từ khi bạn rời bỏ phòng tập.
-Ngoại trừ một số bài tập, bạn hầu như trở lại là một người mới hoàn toàn.
-Với những ghi chú này, hãy bắt đầu một kế hoạch.
Làm nóng cơ thể
Video đang HOT
Do bạn đã rời bỏ phòng tập trong một thời gian khá lâu nên khả năng dẻo dai và sức chịu đựng của bạn sẽ không còn như trước. Nên, hãy làm một số động tác làm nóng cơ thể sau đây trước khi bạn thực hiện những động tác khó hơn.
-Khởi động bằng việc đi bộ trên máy chạy bộ trong 15-20 phút, dần dần tăng tốc độ.
-Căn dãn những bộ phận chủ chốt của cơ thể gồm gân kheo, cơ hông, vai, lưng, cơ đùi trước, cơ bắp chuối chân…
-Dùng tạ nhẹ để cơ thể có bước chuẩn bị cho những tạ nặng hơn.
Hình minh họa
Hãy từ từ
Thư giãn! Đừng bị cám dỗ bởi những người khác đang nâng tạ nặng hơn xung quanh bạn. Hãy nhớ mỗi người là một cá thể! Vì vậy, tốt hơn hết là bạn hãy khởi động với những bài tập tạ nhẹ bao gồm crunches, bài tập banh ngực, side flies…, sau đó đến những bài tập hơi khó và phức tạp hơn như chest press, dumbbell press, leg press. Những bài tập này sẽ chuẩn bị cho cơ bắp, gân và dây chằng của bạn khi nâng tạ nặng và sẽ giảm thiểu nguy cơ chấn thương.
Tập luyện cường độ cao
Đây là giai đoạn mà bạn cần phải đặt tất cả năng lượng vào để đảm bảo bạn sẽ đạt được ngưỡng như trước đó bạn từng đạt được. Để đạt được điều đó, hãy chắc chắn là bạn đã ghi chú lại số lượng các hiệp tập và số lần lặp lại mà bạn có thể thực hiện trong ngày đầu tiên quay trở lại với phòng tập. Và thử phá kỉ lục đó vào ngày tiếp theo, đồng thời gia tăng trọng lượng tạ. Sự thực hành như thế này sẽ thử thách và đưa bạn đi đúng hướng để đạt được mức độ dự định.
“Làm nguội”
Đây cũng là một khía cạnh quan trọng. Hầu như tất cả mọi người đều đặt toàn bộ năng lượng của mình vào việc nâng tạ và thực hiện nhiều bài tập khác nhau nhưng theo thời gian, khi đã tập xong, họ thấy như kiệt sức. Điều đó có nghĩa là họ đã không còn năng lượng cho 10 phút đi bộ chậm trên máy chạy bộ, đây là bước thiết yếu. Do vậy, nếu bạn đến phòng tập để có thân hình rắn rỏi và săn chắc, hãy “làm nguội” bản thân sau khi tập quá khắc nghiệt.
Theo vietbao
Phát hiện mới về chứng mất ngủ
Lý do thực sự khiến một số người mắc chứng mất ngủ có thể là do sợ bóng tối, theo một nghiên cứu quy mô nhỏ mới đây.
Các nhà khoa học thuộc trường đại học Ryerson, Toronto đã tiến hành một cuộc thí nghiệm đối với 92 sinh viên, những người tự xác nhận mình là dễ ngủ hay khó ngủ. Thí nghiệm này diễn ra trong một phòng thí nghiệm như phòng ngủ. Kết quả cho thấy 46% những người khó ngủ sợ bóng tối, trong khi 26% những người dễ ngủ cũng sợ như vậy
Theo Colleen Carney, thành viên nhóm nghiên cứu, không chỉ trẻ em, mà người lớn cũng sợ bóng tối. "Chúng ta có thể trị được chứng mất ngủ. Có thể để những người mất ngủ làm quen dần với bóng tối để họ không còn cảm giác hồi hộp dẫn đến mất ngủ".
Khoảng 60 triệu người Mỹ bị chứng mất ngủ mỗi năm, thường xuyên hoặc vài tuần một lần, theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Quốc gia về rối loạn hệ thần kinh và đột quỵ (NINDS). Chứng mất ngủ có thể kéo dài vài tuần và là dấu hiệu của những vấn đề sức khoẻ khác như: ngưng thở lúc ngủ, chân không yên, lạm dụng thuốc hay rối loạn thần kinh.
Thêm một nguyên nhân nữa giải thích hiện tượng mất ngủ.
Để kiểm tra những người tham gia nghiên cứu có sợ bóng tối hay không, nhóm nghiên cứu đưa họ vào một phòng thí nghiệm bố trí như phòng ngủ và cho đeo tai nghe. Các nhà nghiên cứu cho họ nghe những tiếng động dạng "white nosie" (hỗn hợp nhiều tiếng động đột ngột khác nhau) và quan sát mức họ có chớp mắt thường xuyên không.
Khi phòng ngủ sáng đèn, cả người dễ ngủ và khó ngủ đều phản ứng như nhau trước tiếng động. Tuy nhiên, khi đèn tắt, những người khó ngủ thường hay giật mình và chớp mắt nhiều hơn. Hơn nữa, những người khó ngủ càng về khuya càng trở nên sợ bóng tối hơn, trong khi người dễ ngủ lại cảm thấy dễ chịu hơn.
Carney cho biết: "Mọi người có thể bị giật mình trong bóng tối. Đó là điều bình thường vì con người không phải là loài sống về đêm. Nhưng những người dễ ngủ lại quen với tiếng động và ít bị giật mình".
Một số nhà khoa học tỏ ra hoài nghi kết quả của nghiên cứu này. Theo Jack Edinge, bác sĩ chuyên khoa về giấc ngủ: "Chúng ta không thể kết luận ngay rằng việc điều trị nỗi sợ bóng tối có liên hệ đến chứng mất ngủ. Những người khó ngủ có thể có nhiều thứ khác ngoài việc bị mất ngủ". Tuy nhiên, ông cũng đánh giá nghiên cứu này đã mở ra một cách tiếp cận mới trong việc điều trị chứng mất ngủ.
Theo vietbao
Thử nghiệm thành công vaccin phòng nhiễm ký sinh trùng Các nhà khoa học Brazil cho biết đã thử nghiệm thành công vaccin chống nhiễm sán máng. Đây là bệnh do ký sinh trùng gây ra, tác động tới hơn 200 triệu người trên toàn thế giới. Theo tiến sĩ Tania Araujo-Jorge, Viện Oswaldo Cruz tại Rio de Janeiro "Đây là một thành tựu chưa từng thấy trong y học, với 30 năm...