Vai trò của vitamin C đối với trẻ nhỏ và cách bảo quản
Vitamin C rất quan trọng với sự phát triển của bé. Vitamin C tham gia vào sự phát triển của mô, làm lành vết thương và bảo vệ cơ thể con người khỏi chứng cảm lạnh thông thường không những thế, đó còn là một chất chống oxy hoá quan trọng, giúp bảo vệ cơ thể khỏi những bệnh như ung thư, bệnh tim mạch và viêm khớp.
Thiếu vitamin C có thể gây ra bệnh về máu với triệu chứng là đau nhức khớp xương, mệt mỏi, chảy máu chân răng hoặc viêm lợi và còi xương, chậm lớn ở bé.
Ngoài ra vitamin C còn giúp bé hấp thu hiệu quả hai nguyên tố vi lượng sắt và canxi từ thực phẩm. Đó là lý do tại sao ta nên cho bé tráng miệng một vài miếng hoa quả trong mỗi bữa ăn.
Lượng vitamin C cần có đối với cơ thể bé
Không giống như các loài động vật có vú khác, con người không thể tự tổng hợp vitamin C. Chúng ta phải thu nạp vitamin C từ thực phẩm hằng ngày, cơ thể không có khả năng dự trữ vitamin C nên sẽ hao hụt hao hụt đi rất nhanh.
Đối với bé dưới 1 tuổi, lượng vitamin C trong sữa mẹ hay sữa công thức đã đủ cung cấp cho nhu cầu cơ thể nhưng khi thức ăn thô dần dần thay thế cho sữa, bé cần được ăn những loại thực phẩm chứa vitamin C trong bữa ăn hằng ngày. Một chế độ ăn điều độ và cân bằng là tất cả những gì bé cần để đạt được lượng vitamin C cần thiết.
Một điểm quan trọng nữa cần phải ghi nhớ là mặc dù cơ thể người không thể dự trữ vitamin C nhưng bạn cũng không thể cùng lúc cho bé ăn quá nhiều thực phẩm chứa vitamin C. Thay vào đó, hãy chia nhỏ lượng thức ăn giàu vitamin C vào các bữa ăn hằng ngày.
Bổ sung vitamin C cho bé thường xuyên đúng hay sai
Không một loại thực phẩm nào có thể vượt qua hoa quả và rau củ tươi về lượng vitamin C tự nhiên. Khi thức ăn thô dần dần thay thế vai trò của sữa, bố mẹ hãy thực hiện một chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng với nhiều rau và hoa quả tươi, để giúp cơ thể bé được cung cấp đủ nhu cầu vitamin C mà không cần phải bổ sung vitamin C tổng hợp.
Các bác sĩ chuyên khoa nhi khuyến cáo chỉ nên bổ sung vitamin cho các bé sinh non, cho những bé đang bị bệnh hoặc những bé kén ăn, thường xuyên từ chối hoa quả và rau củ trong khi sữa mẹ hay sữa công thức không thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng.
Nguồn cung cấp vitamin C
Video đang HOT
Cơ thể bé có thể hấp thụ vitamin C trong hoa quả miếng tốt hơn trong nước ép hoa quả ngoài ra khi ăn hoa quả miếng, bé còn được bổ sung thêm chất xơ, chống táo bón.
Lưu ý: Tất cả hoa quả và rau củ đều chứa vitamin C, một số loại chứa nhiều hơn những loại khác và các sản phẩm được ghi nhãn là “tăng cường bổ sung vitamin C” không thể thay thế hoa quả và rau tươi.
Đảm bảo hàm lượng vitamin C trong thực phẩm
Để bảo toàn được lượng vitamin C nhiều nhất có thể trong thực phẩm cho bé, hãy làm theo những hướng dẫn đơn giản dưới đây:
- Chọn mua hoa quả và rau tươi cho bé. Nếu bạn có thể mua được rau quả trực tiếp từ những người nông dân trồng rau quả là lý tưởng nhất vì những loại rau quả tồn lại sau nhiều ngày bán đã mất một lượng lớn vitamin C. Còn nếu như không thể chắc chắn về độ tươi của rau quả, hãy dành ưu tiên cho các sản phẩm đông lạnh và đóng hộp. Tuy quá trình chế biến đóng hộp và đông lạnh có thể làm hao hụt đi phần nào lượng vitamin, nhưng lượng đó có khi vẫn còn nhiều hơn so với rau quả héo úa.
Hình minh họa
- Chọn quả chín hoặc quả ương để chín tự nhiên rồi mới cho bé ăn. Hoa quả chín thường chứa nhiều vitamin C hơn quả còn xanh hoặc chưa chín hẳn.
- Bảo quản rau quả ở nơi không có ánh sáng và nhiệt độ thấp (tủ lạnh) nhằm tránh hao hụt vitamin C.
- Không nên chế biến kỹ hoa quả và rau củ khi cho bé ăn. Tuy nhiên điều này không áp dụng với tất cả các loại thực phẩm, và cũng không áp dụng với tất cả các bé mà tuỳ thuộc vào độ tuổi, giai đoạn phát triển và tiền sử dị ứng thực phẩm của từng bé.
- Nếu có thể, hãy cho bé sử dụng thực phẩm tươi chế biến trong ngày, bởi vì quá trình cấp và rã đông cũng là một nguyên nhân gây hao hụt vitamin.
- Để nguyên cả phần vỏ khi chế biến rau củ cho bé vì phần lớn chất dinh dưỡng nằm ngay phía dưới lớp vỏ.
- Nấu rau quả trong thời gian ngắn nhất có thể, đủ để vừa chín tới thôi vì nấu kỹ rau quả là cách nhanh nhất để phá huỷ lượng vitamin C.
- Hãy hấp rau quả thay vì luộc chúng, cách này khiến lượng vitamin C ít hao hụt hơn. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nấu bằng lò vi sóng còn bảo toàn vitamin tốt hơn cả cách hấp.
- Nếu phải luộc, hãy tận dụng phần nước luộc có chứa vitamin C hoà tan.
- Tránh nấu rau củ quả trong nồi đồng vì đồng có khả năng phá huỷ cấu trúc vitamin C.
- Bạn đã từng nghe đến mẹo cho bột nở làm bánh (baking soda) vào nồi khi đang luộc rau có thể giữ được màu của rau không? Đừng nên làm vậy khi nấu cho bé nhé, sẽ khiến lượng vitamin ở rau quả bị hao hụt đi đấy.
Theo vietbao
Óc lợn tốt như thế nào đối với trẻ
Óc lợn là món ăn nhiều dinh dưỡng tuy nhiên ăn thế nào để tốt cho sức khỏe và sự phát triển của bé thì không phải bà mẹ nào cũng biết.
Dinh dưỡng từ óc lợn
- Trong 100g óc lợn có: Chất đạm: 9g, chất béo: 9,5g (2/3 là Phôtpholipít), lượng cholesterol: 2500 mg, sắt: 1,6g, ngoài ra còn có đường, canxi, phôt pho, nước.
- So với gan lợn, óc lợn có lượng đạm, đường và canxi thì tương đương, nhưng lượng phốt pho kém hơn, đặc biệt sắt thấp hơn 7 lần, lượng nước cao hơn (80% so với 74%). Nồng độ cholesterol ở óc cao gấp 3 lần so với thận, gấp 5 lần so với gan và hàng chục lần so với thịt nạc. Óc lợn còn có lượng lipid cao hơn 3 lần so với gan lợn.
Óc lợn không phải ăn nhiều là tốt
Nhiều bà mẹ bắt con mỗi ngày ăn 1 bộ óc lợn với hi vọng sẽ giúp con thông minh hơn là không có cơ sở khoa họ bởi óc lợn cũng như tất cả các thực phẩm khác, sau khi qua hệ thống tiêu hóa đều được biến đổi thành những thành phần dinh dưỡng nhỏ nhất để hấp thu. Việc ăn uống còn phụ thuộc vào sự cân bằng về dinh dưỡng, hấp thụ của cơ thể và phù hợp với lứa tuổi. Trẻ thông minh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Di truyền, phương pháp nuôi dưỡng, dạy dỗ chứ không phải ăn óc trẻ sẽ thông minh.
Nhu cầu cholesterol hàng ngày của cơ thể trẻ chỉ cần dưới 300 mg. Nếu ăn 100g óc lợn thì lượng cholesterol đã cao gấp 8 lần nhu cầu hàng ngày hơn nữa nó chứa nhiều cholesterol xấu. Ăn quá nhiều cũng sẽ làm bé bị đầy bụng, thừa cân - béo phì.
Cho trẻ ăn đúng cách
Óc lợn là món ăn tốt cho bé nếu bạn cho ăn đúng cách.
- Bạn nên cho trẻ ăn các món chế biến từ óc lợn để thực phẩm dành cho bé thêm đa dạng, cũng như các chất dinh dưỡng nhưng chỉ nên cho trẻ mỗi tuần ăn từ 1 - 2 lần, mỗi lần từ 30 - 50g/bữa.
- Khi cho bé ăn các món từ óc lợn, bạn bổ sung thêm một chút đạm như thịt, đậu phụ, trứng... cho bữa ăn đó. Đồng thời phải giảm lượng dầu mỡ để bé không bị rối loạn tiêu hóa khi ăn quá nhiều chất béo.
Cách chế biến và các món ăn từ óc lợn
- Khi chế biến, bạn cần làm sạch óc lợn để óc không bị tanh. Nguyên nhân chính của mùi tanh là màng gân máu bao quanh. Chỉ cần bóc bỏ màng này và sử dụng một số loại gia vị mạnh là có thể khử được hầu hết mùi tanh.
- Cách bóc màng gân máu: Đặt bộ óc lợn trong lòng bàn tay, tay kia dùng một chiếc tăm đầu nhọn, lách đầu tăm vào màng máu, cuốn theo một chiều để bóc ra. Cứ làm thế cho đến hết.
- Sau khi bóc màng gân máu, rửa sạch lại óc rồi chế biến. Khi nấu mẹ nên kết hợp với những gia vị mạnh như củ gừng, lá gừng, rau răm để khử hết mùi tanh còn sót lại của óc.
- Bạn có thể chế biến các món óc đa dạng cho bé như: Óc lợn hầm, nấu cháo óc đậu Hà Lan, óc hấp lá ngải, hấp trứng và đậu phụ, hấp lá răm, hấp gừng, nấu súp với cua, óc chiên giòn...
Theo vietbao
Những điều nhân viên khó chịu khi làm việc tại Apple Apple có những sản phẩm ăn khách và nhiều người mong muốn được tham gia vào quá trình phát triển iPhone, iPad, MacBook... Tuy nhiên, ở đó họ sẽ không có được môi trường trẻ trung phóng khoáng như Công ty nghiên cứu Glassdoor, chuyên xếp hạng môi trường làm việc lý tưởng của hàng nghìn công ty Mỹ thông qua nhận xét...