Trị quai bị, nổi mề đay cực hiệu quả nhờ… đậu đỏ
Đậu đỏ có nhiều công dụng mà ít người biết đến. Từ sản phụ thiếu sữa, người tiểu khó, đi tiểu ra máu, đến người bị nổi mề đay khi trời lạnh… đều có thể cải thiện nhờ đậu đỏ.
Đậu đỏ vị ngọt chua, tính bình, không độc có công dụng giải độc, hòa huyết bài nùng, lợi thủy trừ thấp, điều kinh thông nhũ, trị chứng tả, đái tháo nôn mửa, vàng da…
Trị chứng phù thũng, đi tiểu khó: Dùng 0,5 kg đậu đỏ, một con cá chép (0,5 kg). Đậu đỏ vo kỹ, cá chép làm sạch, đổ hai lít nước vào nồi, nấu đến lúc đậu đỏ mềm, cho cá chép vào nấu thành canh, chia ăn trong ngày. Có thể ăn ngày một lần hoặc cách ngày.
Trị chứng tiểu ra máu: Dùng 30 gr đậu đỏ, 25 gr quả qua lâu. Quả qua lâu đốt thành than, tán bột mịn cùng đậu đỏ. Mỗi lần dùng 2 gr uống với rượu. Dùng liền 7 ngày.
Trị chứng phụ nữ sau sinh thiếu sữa, đi tiểu ít: Lấy 250 gr đậu đỏ vo sạch, cho vào nồi đất, đổ 500 ml nấu trong 20 phút, uống nước, bỏ đậu. Dùng liền 3 – 5 ngày sẽ có kết quả tốt.
Trị chứng nổi mề đay do dị ứng gió, trời lạnh: Khi bị chứng mề đay ngứa ngáy thì lấy đậu đỏ và hoa kinh giới lượng bằng nhau sao khô, tán nhỏ thành bột, hòa với lòng trắng trứng gà, bôi lên chỗ mề đay sẽ khỏi.
Video đang HOT
Trị chứng quai bị: Khi mắc chứng quai bị đau nhức, lấy ngay một vốc đậu đỏ tán mịn, trộn đều với lòng trắng trứng gà, thoa đều và dày lên chỗ sưng đau vài lần sẽ đỡ.
Trị chứng viêm gan vàng da, viêm tuyến tụy: 120 gr đậu đỏ, 6 gr vỏ quýt, một con cá chép. Cá chép làm sạch, cho vào nồi với đậu đỏ, vở quýt nấu nhừ ăn nóng.
Theo Báo Đất Việt
Rau má: Thuốc quý ngày oi nóng
Rau má mọc hoang khắp nơi, nay được nhiều nước trồng để làm thuốc.
Rau má có tên khoa học là Centella asiatica (L) Urb, tránh nhầm với nhiều loại khác cũng có tên rau má, có loại độc. Người ta ngày càng phát hiện thêm nhiều công dụng quý giá của rau má.
Theo Đông y, rau má vị đắng tính hàn. Vào 3 kinh can, tỳ và thận. Công dụng: thanh nhiệt, lợi thấp, tiêu thũng, giải độc, lợi sữa. Dùng chữa rất hiệu quả các bệnh về mùa hè, tiết tả, lỵ, vàng da do thấp nhiệt, tiểu khó, tiểu ra máu, đại tiện ra máu, ho ra máu, nôn ra máu, viêm họng, mắt đỏ, dị ứng mẩn ngứa, nhọt độc, lở loét, bỏng... Sau đây là một số kinh nghiệm dùng rau má làm thuốc:
Cảm nắng do ở ngoài nắng lâu, bị nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn: Lấy 1 nắm rau má tươi rửa sạch, giã nhuyễn lấy nước cốt pha loãng, thêm hạt muối uống. Hoặc nước cốt rau má hoà nước bột sắn, đường phèn để uống. Bã đắp lên trán và thái dương lấy khăn buộc lại.
Rau má có thể trị cảm nắng (Ảnh: Internet)
Giải nhiệt chữa rôm sẩy, mẩn ngứa, mụn nhọt...: Rau má tươi 30-100g giã (hoặc xay) lấy nước uống hàng ngày (nếu cẩn thận chần qua nước sôi). Có thể phối hợp rau sam, kinh giới.
Bệnh sởi: Rau má 30 - 60g sắc uống. Có thể phối hợp rau rệu...
Tiêu chảy mùa hè (do trúng thử): Rau má 30g sắc với nước gạo uống.
Sốt xuất huyết: Rau má tươi 30 - 100g sắc uống có thể thêm cỏ mực.
Tiểu ra máu: Rau má và ích mẫu thảo mỗi thứ 1 nắm giã nát lấy nước uống.
Táo bón: Rau má 30g giã nát đắp uống nước, bã đắp lên rốn.
Vàng da do thấp nhiệt: Rau má 30 - 40g, đường phèn 30g. Sắc uống. Có thể thêm ít nhân trần...
Áp-xe vú (giai đoạn đầu): Rau má và vỏ quả cau sắc uống. Nếu uống được rượu pha thêm một chút hiệu quả càng cao.
Hành kinh đau bụng đau lưng: Rau má khô tán bột ngày uống 2 thìa con (thìa cà phê 15g).
Trẻ biếng ăn, còi cọc, đi ngoài phân sống: Rễ rau má 1 nắm to rửa sạch để cho thật ráo nước, sao khô, tán bột cho vào cháo hoặc nấu chung với bột gạo thành cháo. Có thể phối hợp bột củ mài.
Giải độc: (thuốc, thức ăn...). Để phòng biến cố chỉ nên sơ cứu rồi đưa đi bệnh viện sớm. Rau má giã lấy nước uống. Có thể cho thêm đường phèn.
Lưu ý: tránh lạm dụng rau má khi cơ thể ở trạng thái hư hàn, đang bị đau bụng đi ngoài do hàn.
Theo Sức Khỏe và Đời Sống
Sầu riêng giúp chữa bệnh "sầu chung" đôi lứa Cây sầu riêng còn được mệnh danh là "Hoàng hậu của loài quả". Các bộ phận cây sầu riêng được dùng làm thức ăn và thuốc chữa bệnh, trong đó là bệnh di tinh, liệt dương. Cây sầu riêng còn được mệnh danh là "Hoàng hậu của loài quả". Các bộ phận cây sầu riêng được dùng làm thức ăn và thuốc chữa...