Trẻ khiếm thị giao lưu với thần đồng văn học Nga Mikhail Samarsky
Chiều 27.12, thân đông văn hoc Nga Mikhail Samarsky, tác giả bô sach Cầu vồng trong đêm, đã có buôi giao lưu với cac em học sinh Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu (quân 10, TP.HCM).
Cac em học sinh trường Nguyễn Đình Chiểu cố gắng chạm vào người Mikhail Samarsky trước lúc chia tay – Anh: Hoang Quyên
Buôi giao lưu diên ra trong không khi âm ap va tran đây tinh yêu thương lân sư hâm mô cua cac em nho khiêm thi danh cho tac gia 17 tuôi.
Chia se y tương viêt bô sach Cầu vồng trong đêm, Mikhail Samarsky kê: Sau lần gặp măt môt người bạn khiếm thị ở công viên trơ vê nha vao năm 12 tuôi, anh đa tự bịt mắt minh trong vong ba ngày, ba đêm.
Moi sinh hoat thương ngay cua anh luc đo trơ nên cưc ky kho khăn. Môi khi đi ra ngoai, anh thường dẫn theo chú chó nhỏ dẫn đường va câm môt cây gây trên tay.
“Mọi việc làm của tôi trở nên chậm chạp vì phải mò mẫm từng thứ một, kể cả khi lấy chén, muỗng va ly để ăn uống”, Samarsky nói.
Video đang HOT
Samarsky cho biêt trong ba ngày bịt mắt đó, anh còn làm bể chiêc bình pha lê quý của mẹ anh khi mò mâm đường đi.
Tư những trai nghiêm vất vả khi thử làm người mù, anh quyết định viết Cầu vồng trong đêm, vơi nôi dung xoay quanh cuôc phiêu lưu của môt chú chó nhỏ dẫn đường cho người mù để danh tặng cho người bạn của mình.
Nguyễn Thành Vinh, một học sinh khiếm thị, nhận xét: “Cũng có nhiều tác phẩm viết cho người khiếm thị nhưng người viết thương thê hiên ơ khía cạnh người sáng mắt. Trong khi đó, Samarsky đa hóa thân thanh người mù nên anh hiểu người mù muốn gì, cần gì. Khi đọc, môi ngươi chúng em đều cảm thấy mình trong đo…”.
Buổi giao lưu ngắn ngủi diễn ra chừng môt giờ đồng hồ. Trước lúc chia tay, nhiều em học sinh cố gắng đến gần Samarsky để được môt lân chạm tay vào thần đồng. Đap lai tình cảm yêu mên cua cac em, Samarsky xúc động nắm chăt tay tưng em nhỏ.
Theo VNE
Cảm phục cậu học sinh khiếm thị, mồ côi cha vẫn học giỏi
Đang học lớp 3 tai nạn cướp đi đôi mắt của em, đến lớp 5 bố qua đời vì mắc bệnh ung thư, nhưng Triệu Hà Duy vẫn nỗ lực vươn lên trong học tập.
Men theo con đường nhỏ mấp mô lởm chởm đất đá dưới, chúng tôi tìm đến gia đình em Triệu Hà Duyở xóm người Tày Nà Cúm thị trấn Đông Khê (Thạch An, Cao Bằng).
Bước vào căn nhà gỗ vách đất thủng lỗ chỗ, nắng xiên mờ ảo hắt vào buồng loang lổ, Duy ngồi bên bậc thềm, tựa người vào cái cửa sổ trơ trọi mỗi cái khung, được che tạm bợ bằng tấm nylon tránh gió lùa. Em khe khẽ rút bớt củi lắng tai nghe nồi cơm sôi lục bục. Mọi động tác thành thạo như một người sáng mắt.
Tuy bị khiếm thị nhưng Duy luôn có nghị lực vươn lên và ý thức tự học
Hôm nay, một mình em ở nhà, mẹ đi làm đồng chưa về. Nhà có hai anh em, là con cả, mọi công việc em đều phải đỡ đần. Duy phải thay mẹ trông em, sờ vào môi vào miệng để bón cháo, đút bột cho em không rơi vãi ra một thìa. Những lúc em ngằn ngặt khóc vì khát sữa, Duy cõng em ra tận đám ruộng nơi mẹ đang gặt để bú rồi lại cõng về. Nấu cơm, quét nhà, rửa bát, giặt quần áo... tất tật em đều làm thành thạo.
Đi làm đồng về, chị Nông Thị Hương rót nước mời khách, chị ngoái lại nhìn con đang ngồi học bài, mắt chị rơm rớm nước mắt giãi bày: "Sinh ra cháu là một đứa trẻ lành lặn nhưng đến năm học lớp 3 bị tai nạn nổ kíp mìn, cướp đi đôi mắt của cháu. Năm học lớp 5, bố cháu đột ngột mắc bệnh ung thư qua đời, vất vả khó khăn một mình tôi phải gánh vác việc nhà, lắm lúc tôi muốn cho cháu nghỉ học nhưng nghĩ lại không đành".
Nhà chị Hương còn bốn nhân khẩu, mẹ góa, hai con thơ và bà mẹ chồng thường xuyên đau yếu. Gia cảnh nhà chị chẳng có gì ngoài 3 sào ruộng, 3 con lợn đang chăm và một chiếc xe máy cũ.
Nghị lực chiến thắng bóng tối
Cô Hoàng Thị Hồng Hảo, giáo viên của Duy từ hồi lớp 2 đến lớp 5 ở trường Tiểu học Đông Khê, cho biết: "Nhà nghèo đôi mắt không nhìn thấy gì nhưng Duy luôn nỗ lực vươn lên trong học tập, từ lớp 1 đến lớp 5 em đều là học sinh giỏi, được nhà trường bồi dưỡng".
Cô giáo Hảo tự hào: "Ham học nên những lần ốm, Duy không chịu báo nghỉ mà vẫn đều đặn đến lớp. Cô giáo rất tinh, nhìn vào rỉ mắt của em đùn ra nhiều, vẻ uể oải lúc ngồi bàn là biết em gượng học".
Cô giáo Hảo nhớ lại lúc mình xung phong dạy em mà vẫn hoang mang không hình dung nổi việc truyền đạt kiến thức cho học sinh khuyết tật phải như thế nào. Đi tập huấn ở tỉnh, cô phải tự bịt mắt mình bằng tấm vải đen để trải nghiệm cảm giác của một người khiếm thị. Cô lọc cọc tập cách đi lại bằng gậy dò đường, mò mẫm lên xuống từng bậc cầu thang, rờ rẫm học nhận biết từng mặt chữ nổi Brai...
Những giờ học văn, học sử không quá khó nhưng nan giải nhất là những tiết học hình. Đối với học sinh sáng mắt lắm lúc hình học còn là một cực hình chứ chưa nói đến học sinh khiếm thị như Duy. Cô phải lấy gỗ, lấy tăm xếp lại rồi gắn bằng keo cho học sinh sờ để hình dung thế nào là tam giác, tứ giác, hình vuông, hình tròn. Cắt xốp cho học sinh sờ theo mép để tưởng tượng ra các hình trong không gian...
Nông Văn Luận, bạn ngày ngày dắt Duy đi học, đọc đề trên lớp để cho Duy, nghe Duy giảng giải cho những bài toán khó. Đôi bạn gắn với nhau như hình với bóng, kể cả lúc đi vệ sinh. Duy làm văn rất hay, bài toán nào hóc búa cả lớp ngồi cắn bút là chỉ có mình Duy giải được.
Bài tập làm văn tả về một người thân, Duy viết về cô giáo Hảo với những dòng chữ tri ân như thế này: "Nhiều lúc em cảm giác cô như là mẹ hiền của em. Cô đã cho em nhiều không đếm được kiến thức, dạy cho em lẽ sống ở đời. Cô cho em quần áo để mặc. Cô cho em đi cắt tóc. Gần đây nhất cô đã đưa em lên trên tỉnh tham dự liên hoan học sinh nghèo vượt khó, cô còn đưa em đi nhà bạn em chơi. Cô đưa đi rồi đưa về đến tận nhà".
Chia tay em khi trời đã ngả về chiều, Duy lại nhóm bếp chuẩn bị nấu bữa cơm tối, khói bếp bay lên nhen vào trong gió, em cất cao bài hát "Đất nước mến thương". Những lời ca trong sáng, những thanh âm da diết cất lên từ thanh quản giữa buổi chiều khiến người nghe chợt nghèn nghẹn: "Cha mẹ cho em một hình hài. Thầy cô cho em cả kiến thức. Và theo tháng năm em lớn lên. Ai cũng mong sau em thành người. Nhưng em chỉ thành người khi em sống giữa cuộc đời. Em chỉ thành người khi em sống với quê hương. Dạt dào tình yêu, một đất nước mến thương. Đất nước mến thương cho em thành người..."
Theo TTVN
Lê Thị Trang - Cô gái khiếm thị giàu nghị lực được tuyển thẳng ĐH Lê Thị Trang được tuyển thẳng vào khoa Báo chí truyền thông trường Nhân văn TP.HCM trong kì thi ĐH vừa qua. Họ và tên: Lê Thị Trang Năm sinh: 1995 Được tuyển thẳng vào Đại học năm 2013 Hiện là sinh viên năm I khoa Báo chí truyền thông ĐH KHXH&NV TP.HCM Sở thích: hát, múa, đọc truyện, trò chuyện với bạn...