Trẻ 2-3 tuổi cong vẹo cột sống vì xem điện thoại thường xuyên
Nghiên cứu cho thấy có 30% học sinh mắc phải các bệnh lý liên quan cột sống, dị tật bàn chân, đặc biệt có trẻ chỉ mới 2-3 tuổi.
Thông tin trên được BS Trịnh Quang Anh, nguyên Trưởng Đơn vị Hiệu chỉnh cơ xương khớp – Bệnh viện 1A (TP HCM), cho hay sau các buổi tầm soát miễn phí về dị dạng hình thể cho trẻ mầm non.
Để phát hiện sớm các bệnh lý liên quan cột sống ở trẻ, phụ huynh cần cho trẻ đi tầm soát những bệnh lý cong vẹo cột sống, bàn chân bẹt từ khi còn nhỏ
Theo BS Quang Anh, hiện nay, những bệnh lý về cong vẹo cột sống, dị tật bàn chân ở lứa tuổi học sinh tăng rất cao. Theo nghiên cứu, tỉ lệ học sinh mắc phải các bệnh lý liên quan cột sống như cong vẹo, gù cột sống, dị tật bàn chân chiếm đến 30%. Nguyên nhân là trẻ dùng điện thoại nhiều trong thời gian dài. Đáng chú ý, có những trẻ chỉ mới 2-3 tuổi đã được cha mẹ cho dùng điện thoại thường xuyên.
Video đang HOT
Dị tật cột sống sẽ thay đổi số phận của một con người, do đó cần tầm soát càng sớm càng tốt cho trẻ
Điều này khiến dáng ngồi, đứng của trẻ bị gù, dẫn đến đau cổ vai gáy và cong vẹo cột sống. Trẻ từ 8-12 tuổi, nếu được phát hiện sớm, bệnh có thể điều trị và có khả năng phục hồi. Sau độ tuổi này, xương khớp của trẻ phát triển nhanh và gần như hoàn thiện, rất khó điều trị khỏi. “Nếu trẻ bị cong vẹo cột sống, đốt sống một bên sẽ không lớn được, bên còn lại không chịu lực nén vẫn lớn lên, hình thành đốt sống biến dạng bên cao bên thấp. Nhiều đốt sống biến dạng sẽ hình thành một cột sống cong vẹo. Trong trường hợp này gần như không thể sửa chữa được, trẻ sẽ phải sống chung với dị tật cả đời” – BS Quang Anh cảnh báo.
BS Quang Anh lưu ý, để phát hiện sớm, phụ huynh cần cho trẻ đi tầm soát những bệnh lý cong vẹo cột sống, bàn chân bẹt từ khi còn nhỏ. Bởi nhiều bệnh nhân ở độ tuổi 18, 19 đến khám và nói rằng có ý định tự tử, trầm cảm vì bị dị tật về cột sống. Những dị tật này không ảnh hưởng đến tình mạng nhưng ảnh hướng rất lớn đến sức khỏe tinh thần của bệnh nhân.
Bên cạnh đó, trẻ bị bàn chân bẹt, chân khoèo, chân cao – thấp là hai bên chân sẽ không đều nhau sẽ làm chân ngắn chân dài cơ học. Điều này dẫn đến khung chậu bị nghiêng, khi đó cột sống của trẻ sẽ nghiêng. Lúc này, cơ thể sẽ tự điều chỉnh lại cho thẳng, dẫn đến bị vẹo cột sống hình chữ S. Vì vậy, để chữa dị dạng hình thể tổng quát, trẻ em cần được tầm soát cột sống và bàn chân.
Giải thích thêm, BS Quang Anh cho biết cơ thể chúng ta là đa khớp nối chồng lên nhau, một dị tật ở dưới thấp sẽ gây hiệu ứng domino, kéo lệch vẹo cả cơ thể. Cong vẹo cột sống hiện nay ở học sinh đa phần là do cơ năng, các sợi cơ giữ đốt sống sẽ có trách nhiệm giữ cột sống thăng bằng, cơ thể có xu hướng đổ về bên kéo căng hơn. Đến nay, các nhà khoa học chưa tìm được lý do vì sao cơ bên này co mạnh hơn cơ bên kia.
Hậu quả của cong vẹo cột sống rất nặng nề. Thứ nhất, trẻ bị dị dạng về hình thể, để lại di chứng về tinh thần như trầm cảm, tự ti, không dám bước ra xã hội, thu mình một góc. Thứ hai là di chứng về chức năng, trẻ bị hạn chế vận động. Thời gian lâu dần, trẻ bị hạn chế về hô hấp, không thể thở được, ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan khác như tim mạch, tiêu hóa. Diễn tiến theo của bệnh là trẻ bị thoát vị, trượt đốt sống dẫn đến liệt.
“Dị tật cột sống sẽ thay đổi số phận của một con người, do đó cần tầm soát càng sớm càng tốt cho trẻ” – BS Quang Anh khuyến cáo.
Tiếp nhận kỹ thuật phẫu thuật điều trị bệnh lý bẩm sinh cơ xương khớp phức tạp ở trẻ
Trong 2 ngày (19 và 20-10), Đoàn chuyên gia chỉnh hình Nhi do bác sĩ chuyên khoa II Phan Văn Tiếp - Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (TP.
Hồ Chí Minh) phối hợp với Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa khám và phẫu thuật điều trị các bệnh lý bẩm sinh cơ xương khớp, gãy xương người lớn, trẻ em.
Bác sĩ 2 đơn vị thực hiện ca phẫu thuật điều trị dị tật bẩm sinh nhi trong đợt chuyển giao
Đợt này, có 24 bệnh nhi mắc các bệnh bại não, bàn chân khoèo, chân bẹt, co rút gân gót, gãy xương nặng... được khám và tư vấn điều trị. Qua khám, có 6 bệnh nhân mắc bệnh lý gãy xương và dị tật bẩm sinh cơ xương khớp nặng và phức tạp được chỉ định phẫu thuật điều trị. Trước đó 2 tuần, 2 đơn vị đã thực hiện khám cho 26 bệnh nhân nhi mắc các bệnh lý trên, có 9 bệnh nhân bị nặng được chỉ định phẫu thuật. Sau phẫu thuật, tất cả các ca đều có dấu hiệu phục hồi tốt, được chỉ định tiếp tục tập vật lý trị liệu để đạt kết quả tốt nhất.
Bác sĩ Phan Văn Tiếp khám cho bệnh nhi
Đây là hoạt động vừa chuyển giao kỹ thuật, vừa tạo điều kiện để cho người dân ở tỉnh Khánh Hòa và một số tỉnh lân cận có cơ hội được tiếp cận với các chuyên gia và được điều trị bằng kỹ thuật tuyến trên, chuyên sâu ngay tại tỉnh nhà mà không phải đi xa.
Hoạt động trên được 2 đơn vị phối hợp thực hiện thường xuyên, hàng năm với nhiều đợt, khi lượng bệnh nhi mắc các bệnh lý trên tại tỉnh Khánh Hòa có nhu cầu khám và điều trị tăng cao. Chương trình nhằm từng bước chuyển giao kỹ thuật, phẫu thuật điều trị chuyên sâu về lĩnh vực ngoại chấn thương chỉnh hình nhi tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, vừa là bước đệm chuẩn bị cho tiến trình trở thành bệnh viện tuyến cuối khu vực duyên hải Nam Trung Bộ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa.
5 lý do gây thoát vị đĩa đệm ai cũng nên biết Thoát vị đĩa đệm là bệnh liên quan đến cột sống và xương khớp thường gặp. Việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ giúp nâng cao khả năng phục hồi, ổn định cuộc sống. Đáng lưu ý thoát vị đĩa đệm ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa, phổ biến nhất là từ 30 - 60 tuổi. Thoát...