Tranh cãi gay gắt khi bị gọi là ‘giáo viên truyền thống’ vì không dạy theo Montessori
Tự cho rằng những giáo viên dạy trẻ mầm non theo phương pháp Montessori là hiện đại, còn giáo viên dạy theo chương trình của hiện nay là ‘giáo viên truyền thống’ của một video quảng cáo khiến cộng đồng giáo viên mầm non dậy sóng.
Hiện các trường tuyển dụng những giáo viên mầm non được đào tạo chính quy từ các trường cao đẳng, đại học – ẢNH MINH HỌA: NGUYỄN LOAN
Giáo viên không dạy theo phương pháp nước ngoài được xem là… truyền thống?
Cụ thể, trên cộng đồng hội các hiệu trưởng, nhà quản lý trường mầm non mới đây xuất hiện một video được cho là “bóc phốt” về việc một “viện” (trung tâm) chuyên đào tạo và cấp chứng nhận đạt chuẩn giáo viên Montessori cho người học.
Điều đáng nói, xuất hiện trong video quảng cáo của trung tâm này là một học viên của trung tâm nói trong nước mắt: “Em là giáo viên truyền thống. Sau đợt dịch (dịch Covid-19) trì trường em không đủ điều kiện để tiếp tục nên là trường em giải thể. Sau khi nghỉ ở nhà 2 tháng thì em cũng lên trường xin việc thì họ bảo giáo viên truyền thống họ không nhận. Em có xin các trường khác thì họ đều dạy theo phương pháp Montessori, mấy trường đều bảo là giáo viên truyền thống lương rất thấp nên em quyết định tìm hiểu về phương pháp Montessori”.
Video đang HOT
Đoạn chia sẻ này sau đó khiến nhiều giáo viên mầm non được xem là “giáo viên truyền thống” bức xúc, tranh cãi gay gắt. Nhiều người đặt câu hỏi “ở đâu ra khái niệm giáo viên truyền thống?”, chưa kể người trong video này còn nhận định những giáo viên truyền thống thì thường lương rất thấp.
Rất bức xúc với cách quảng cáo khóa học đào tạo chứng chỉ về phương pháp Montessori, bà Phạm Thị Vân, chủ trường Nhóm trẻ lớp mẫu giáo độc lập An Dương (Thanh Xuân, Hà Nội) cho rằng khái niệm “giáo viên truyền thống” không biết xuất phát từ đâu nhưng thời gian gần đây được các trung tâm, những người tự nhận là chuyên gia giáo dục mầm non nói rất nhiều. Trong đó, phần lớn những người này cho rằng giáo viên dạy theo chương trình của Việt Nam hiện nay là những giáo viên mầm non truyền thống, còn giáo viên dạy theo các phương pháp nước ngoài mới là giáo viên tiên tiến.
“Với trẻ mầm non theo tôi cái quan trọng nhất vẫn là việc được ăn, được chơi và ngủ nghỉ khoa học. Tuổi các em đang là tuổi ăn tuổi chơi, học chủ yếu qua chơi nên việc được chăm sóc bởi những giáo viên tận tình, có tâm và chuyên môn sư phạm của mầm non là được. Tôi không phủ nhận các phương pháp giáo dục tiên tiến của nước ngoài, nhưng việc xem thường những giáo viên dạy theo chương trình của Việt Nam là không thể chấp nhận được. Việc lựa chọn phương pháp giáo dục nào thì cần quan tâm đến yếu tố lấy trẻ làm trung tâm và sử dụng phương pháp giáo dục phù hợp mới đem lại động lực học tập và truyền cảm hứng cho học sinh”, bà Vân nói.
Chia sẻ của bà Vân trên nhóm dành cho hiệu trưởng, các nhà quản lý mầm non gây ra tranh cãi lớn, trong đó rất nhiều ý kiến ủng hộ việc lên tiếng của bà Vân về vấn đề này. Nhiều người cũng bức xúc cho rằng nhiều trung tâm đào tạo các chứng chỉ đang lợi dụng, đưa ra khái niệm này nhằm quảng cáo, thu hút người học tham gia các chương trình đào tạo của họ.
Chưa từng biết đến khái niệm giáo viên truyền thống hay tiên tiến khi tuyển dụng
“Từ bao giờ giáo viên mầm non trở nên “tội nghiệp” đến như vậy? Như thế nào được gọi là “giáo viên mầm non truyền thống”? Và “giáo viên mầm non hiện đại hay giáo viên Montessori”? Bạn có thể kinh doanh bất cứ điều gì bạn muốn, nhưng không đồng nghĩa với việc bạn kiếm tiền trên việc chà đạp công việc hay hạ thấp ngành nghề của chính mình chỉ để tôn vinh một phương pháp mà bạn cho là tuyệt vời”, bà Thu Hoa, cố vấn tại một hệ thống trường mầm non ở TP.HCM, chia sẻ .
Theo bà Thu Hoa thì hiện nay ngành giáo dục mầm non nói riêng không hề có phân loại hay phân biệt giáo viên dạy phương pháp nào thì được trả lương cao hơn hay không nhận giáo viên mầm non không biết về phương pháp giáo dục nước ngoài.
Là một nhà quản lý, hiệu trưởng trường mầm non, bà Thu Hoa cho biết khi tuyển dụng bà đề cao những giáo viên được đào tạo bài bản về chuyên ngành mầm non, bởi khi được đào tạo chính quy giáo viên sẽ phần nào hiểu bản chất và ý nghĩa của nghề. Nói đúng hơn, với nghề giáo viên mầm non thì phải “hiểu nghề, yêu trẻ” mới dạy giỏi được chứ không phải đắp lên người cái chứng chỉ “gì đó” thì được gọi là giáo viên tài năng.
“Là một người làm công tác tuyển dụng nhân sự lâu năm cho trường mầm non, tôi chưa bao giờ hỏi: Em có chứng chỉ về phương pháp nọ, phương pháp kia mà chỉ hỏi những câu như: Vì sao em lựa chọn ngành này? Em hiểu gì về công việc mà em đang làm?… Tôi mong muốn tìm được những cô giáo có tấm lòng chứ không phải có tấm bằng hay chứng chỉ gì đó… Giáo dục là một nghề đáng được trân trọng nhưng kinh doanh bằng việc chà đạp lên giá trị đó để nâng cái phương pháp của mình lên thì thật đáng trách”, bà Hoa chia sẻ.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Minh Uyên, sáng lập hệ thống Trường mầm non Việt Đức ở TP.HCM, cũng cho rằng việc đưa ra khái niệm giáo viên mầm non “truyền thống” là phiến diện. “Các bạn yêu và dạy trẻ theo các phương pháp nước ngoài cũng nên thành lập một hiệp hội hoặc đề xuất Bộ GD-ĐT công nhận, xây dựng 1 chương trình giáo dục mầm non chuẩn theo các phương pháp, cứ chính danh và rõ ràng mọi chuyện thì được lợi nhất là trẻ con. Còn việc quảng bá và đưa ra những khái niệm không phù hợp là thiếu trách nhiệm”, bà Uyên nói.
Năm 2026: Dừng đào tạo CĐ các ngành sư phạm, trừ giáo viên mầm non
Việc đào tạo nâng chuẩn trình độ giáo viên tiểu học, trung học cơ sở do các trường ĐH sư phạm đảm nhiệm.
Ảnh minh họa/INT
Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị:
Thực hiện Luật Giáo dục 2019, các trường cao đẳng (CĐ) sư phạm chỉ đào tạo được giáo viên mầm non. Hiện số lượng trường CĐ sư phạm trên cả nước vẫn còn khá nhiều, nếu không tuyển sinh được gây lãng phí cơ sở vật chất, nhân sự. Đề nghị Bộ GD&ĐT có lộ trình và hướng đi cụ thể trong thời gian tới.
Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết: Hiện có 25 trường CĐ sư phạm đào tạo giáo viên mầm non. Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ GD&ĐT đã huy động nguồn lực và tập trung hoàn thiện Đề án "Sắp xếp, tổ chức lại các trường sư phạm và hình thành một số trường sư phạm trọng điểm giai đoạn 2019 - 2025" và trình Chính phủ vào tháng 7/2020.
Nội dung của Đề án đã đề xuất những giải pháp căn cơ liên quan đến việc sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở đào tạo giáo viên. Cụ thể, trên cơ sở các chuẩn chất lượng, bên cạnh việc tập trung đầu tư để hình thành lộ trình dừng tổ chức đào tạo trình độ CĐ các ngành đào tạo giáo viên trừ ngành sư phạm mầm non từ năm 2026, trường ĐH sư phạm, một số cơ sở đào tạo sư phạm khác (trong đó có các trường CĐ sư phạm) sẽ được tổ chức lại thành khoa sư phạm, trường sư phạm, phân hiệu của ĐH hoặc của trường ĐH chủ yếu thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên hoặc chuyển đổi thành cơ sở giáo dục khác tại địa phương. Kế hoạch thực hiện dự kiến bắt đầu từ năm 2021 - 2025 để phù hợp với lộ trình dừng tổ chức đào tạo trình độ CĐ các ngành đào tạo giáo viên trừ ngành sư phạm mầm non từ năm 2026 nhằm thực hiện nâng chuẩn giáo viên theo Luật Giáo dục năm 2019.
Trước đây, các trường CĐ sư phạm thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục cho các cấp học mầm non, phổ thông. Tuy nhiên, sau khi Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực thi hành, quy định trình độ chuẩn của nhà giáo dạy tiểu học và trung học cơ sở được nâng lên, các trường CĐ sư phạm không còn đào tạo giáo viên tiểu học và trung học cơ sở mà chỉ đào tạo duy nhất ngành sư phạm mầm non.
Việc đào tạo nâng chuẩn trình độ giáo viên tiểu học, trung học cơ sở do các trường ĐH sư phạm đảm nhiệm. Vì vậy, từ năm học 2020 - 2021, Bộ GD&ĐT đề nghị các địa phương xem xét, tính toán để giao cho trường CĐ sư phạm phối hợp với trường ĐH sư phạm bồi dưỡng giáo viên hằng năm, trong đó có bồi dưỡng giáo viên thực hiện Chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới (ngoài nhiệm vụ đào tạo giáo viên mầm non).
Tiếp thu kiến nghị của cử tri, Bộ GD&ĐT sẽ hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục ĐH và đào tạo sư phạm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2021. Trong đó, thực hiện các giải pháp chuyển đổi để tận dụng được đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất của trường sư phạm trong đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên các cấp theo nhu cầu của địa phương.
Đại sứ Phần Lan: 'Thành công của giáo dục Phần Lan nhờ tôn trọng vị trí giáo viên' Đó là chia sẻ của ông Kari Kahiluoto - Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam tại diễn đàn "Giáo dục Phần Lan: Cánh cửa mở ra thế giới" được tổ chức ngày 21/3 tại Hà Nội. Nội dung chia sẻ từ các chuyên gia và đại diện các tổ chức giáo dục trong chương trình mang đến một bức tranh toàn cảnh...