Trầm cảm vì rối loạn giấc ngủ
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Khi gặp vấn đề về giấc ngủ, nếu không được thăm khám, can thiệp kịp thời có thể gây nguy hiểm cả về sức khỏe thể chất và tinh thần.
BSCKII Phạm Công Huân – Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia cho biết, gần đây viện tiếp nhận bệnh nhân tên T.T.H.T. (42 tuổi), đến khám vì mất ngủ triền miên suốt 3 tháng. Theo chia sẻ của chồng bệnh nhân, trong cuộc sống hàng ngày chị T. sống nội tâm, cầu toàn, dù quan tâm tới người khác nhưng ít chia sẻ. Cuộc sống gia đình hoàn toàn bình thường nhưng khoảng 1 năm trở lại đây, chị có biểu hiện ngủ ít, lúc đầu ngủ 4-5 tiếng/ngày, gần đây chỉ ngủ 1-2 tiếng/ngày, trằn trọc không sâu giấc.
“Dù có thời gian để nghỉ ngơi nhưng tôi nằm mãi không ngủ được. Tình trạng này xảy ra thường xuyên nhưng tôi vẫn sinh hoạt, làm việc được nên không đi khám, chỉ thi thoảng mua trà thảo dược về uống để ngủ ngon hơn nhưng không hiệu quả” – chị T. chia sẻ. Sau khi đi khám ở địa phương rồi dùng thuốc 1 tháng không đỡ, nhiều đêm vẫn thức trắng, chị tới Viện Sức khỏe tâm quốc gia thăm khám.
BS Huân cho biết, kết quả thăm khám cho thấy chị T. mắc hội chứng mất ngủ, với biểu hiện điển hình như khó vào giấc, giấc ngủ không sâu, thức giấc sớm và không ngủ lại được. Bệnh nhân được điều trị bằng thuốc đặc hiệu kết hợp với liệu pháp thư giãn, luyện tập, vệ sinh giấc ngủ, trị liệu tâm lý. Hiện bệnh nhân ổn định, ngủ được tốt hơn, ăn uống tốt hơn.
BSCKII Đoàn Thị Huệ – Phó Trưởng phòng Rối loạn tâm thần người già và y học giấc ngủ (Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia) lý giải, rối loạn giấc ngủ thường xảy ra cùng với các tình trạng bệnh thể chất và sức khỏe tâm thần khác như trầm cảm, lo lắng hoặc rối loạn nhận thức. Rối loạn giấc ngủ thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, tỷ lệ mất ngủ ở phụ nữ mãn kinh cao so với những người ở thời kỳ tiền mãn kinh.
Theo BS Huệ, rối loạn giấc ngủ nếu không được điều trị sẽ gây nhiều hệ lụy với sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần như mệt mỏi, căng thẳng, kém tập trung, suy giảm hiệu quả làm việc, học tập… Do vậy, khi có các biểu hiện của mất ngủ như khó vào giấc, ngủ không sâu, hay tỉnh giấc, thức dậy sớm và không ngủ lại được cần đi khám để điều trị kịp thời.
Đáng lo ngại là tình trạng rối loạn giấc ngủ đồng bệnh lý với rối loạn tâm thần. BS Huệ thông tin, 35% bệnh nhân rối loạn mất ngủ có một rối loạn tâm thần và một nửa trong số đó là rối loạn cảm xúc. Để điều trị rối loạn giấc ngủ, bệnh nhân cần được hướng dẫn về thói quen ngủ lành mạnh, tạo thói quen ngủ đúng quy tắc. Bên cạnh đó, thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh, kết hợp thể dục, tránh sử dụng các chất kích thích…
Để phòng rối loạn giấc ngủ, cần lưu ý vệ sinh giấc ngủ từ không gian phòng ngủ, giường chiếu, chăn gối luôn đảm bảo sạch sẽ, chú ý các tiếng ồn trong thời gian ngủ, luôn giữ tinh thần thư thái để dễ đi vào giấc ngủ hơn, tạo thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ…
Video đang HOT
Tại sao sức khỏe tim mạch lại phụ thuộc vào giấc ngủ ngon?
Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến chức năng nhận thức, làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Không những thế, các nghiên cứu mới cho thấy giấc ngủ không chất lượng cũng có hại cho tim.
Chuyên gia nói rằng giấc ngủ được coi là nền tảng của sức khỏe. (Nguồn: Getty Images)
Chúng ta dành khoảng một phần ba cuộc đời để ngủ. Giấc ngủ là thời gian phục hồi cơ thể và tâm trí của mỗi người.
Theo SCMP, Cavan Chan, một chuyên gia về giấc ngủ và sức khỏe ở Hong Kong, đã cho biết như vậy.
Trong các giai đoạn khác nhau của giấc ngủ, chất thải trao đổi chất được loại bỏ, các tế bào trải qua quá trình sửa chữa và tái tạo, đồng thời ký ức của chúng ta được tổ chức và củng cố.
Cavan Chan nói: "Chính vì tác dụng phục hồi này mà giấc ngủ có thể được coi là nền tảng của sức khỏe."
Khoảng 30% dân số thế giới bị ảnh hưởng bởi các vấn đề về giấc ngủ như khó ngủ, thiếu ngủ hoặc ngủ không ngon giấc.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLoS One cho thấy khoảng 44% bệnh nhân mắc bệnh tim cũng gặp phải chứng rối loạn giấc ngủ.
Hậu quả ngắn hạn và dài hạn của tình trạng thiếu ngủ đã được ghi nhận rõ ràng. Những tác động ngắn hạn bao gồm khó chịu, mệt mỏi, kém tập trung, lo lắng, các vấn đề về trí nhớ, mất thăng bằng, tâm trạng buồn bã và tăng cảm giác thèm ăn những thực phẩm không lành mạnh.
Về lâu dài, thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến chức năng nhận thức, làm suy yếu hệ thống miễn dịch và tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì và tiểu đường.
Không những thế, các nghiên cứu mới cho thấy giấc ngủ không chất lượng cũng có hại cho tim.
Các nghiên cứu mới cho thấy giấc ngủ không chất lượng cũng có hại cho tim. (Nguồn: Sleepopolis)
Vào tháng 6/2023, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã thông báo rằng giấc ngủ lành mạnh là điều cần thiết để có một trái tim khỏe mạnh, cùng với bảy thói quen về lối sống khác: hạn chế tiếp xúc với nicotin; tập thể dục; duy trì cân nặng hợp lý; chế độ ăn uống bổ dưỡng; kiểm soát ổn định mức cholesterol, đường huyết và huyết áp.
Vào tháng 2/2023, Đại học Tim mạch Hoa Kỳ đã trình bày nghiên cứu mới cho thấy những người ngủ 5 tiếng mỗi đêm hoặc ít hơn có nguy cơ bị đau tim cao nhất.
Và một nghiên cứu của Đại học Sydney ở Australia, được công bố vào tháng 3/2023 trên tạp chí BMC Medicine, cho thấy giấc ngủ không chất lượng có liên quan đến sức khỏe tim mạch kém trong nhiều năm.
Nghiên cứu PLoS One được công bố gần đây - đánh giá và phân tích nhiều nghiên cứu về mối liên hệ giữa chứng mất ngủ và sức khỏe tim mạch - đã kết luận rằng những người bị mất ngủ có nguy cơ tử vong, đau tim và mắc các bệnh tim mạch cao hơn.
Tiến sỹ Adrian Cheong, bác sỹ tim mạch người Hong Kong, đã giải thích mối liên hệ này.
Ông nói: "Cơ thể tuân theo nhịp sinh học. Đây là đồng hồ bên trong của chúng ta, ảnh hưởng đến giấc ngủ và kiểm soát các cách khác mà cơ thể chúng ta hoạt động và tự sửa chữa."
"Những kiểu sửa chữa và tái tạo này đều ảnh hưởng đến trái tim của chúng ta. Nếu chúng ta có giấc ngủ không chất lượng, quá ít hoặc thậm chí quá nhiều, nó sẽ phá vỡ quá trình sửa chữa và tái tạo của cơ thể cũng như nội tiết tố của chúng ta. Điều này có thể gây ra tổn thương cho tim và hệ thống mạch máu của chúng ta."
Nhưng để có được giấc ngủ chất lượng từ bảy đến tám giờ theo như khuyến nghị có thể là một thách thức.
Chuyên gia Cavan Chan cho biết căng thẳng là nguyên nhân chính dẫn đến giấc ngủ kém chất lượng. Chúng ta không thể hoặc không muốn giải tỏa bất cứ điều gì đang làm phiền tinh thần hoặc cảm xúc của mình trước khi đi ngủ. Sự căng thẳng khiến chúng ta trằn trọc, thức dậy với cảm giác không mấy sảng khoái.
Chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) là một lý do khác khiến giấc ngủ bị gián đoạn.
Nên đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày. (Nguồn: Getty Images)
Bác sỹ Cheong cho biết OSA có thể khiến người bệnh ngừng thở nhiều lần trong đêm, ảnh hưởng đến huyết áp, gây áp lực lên tim và các cơ quan khác.
Các yếu tố nguy cơ phổ biến liên quan đến OSA bao gồm thừa cân, amidan lớn, đường thở bị thu hẹp và một số vấn đề sức khỏe nhất định như rung tâm nhĩ - nhịp tim không đều.
Những người làm ca, những người thường xuyên di chuyển bao gồm cả phi công và tiếp viên hàng không - những người gặp phải tình trạng jet lag do liên tục ở các múi giờ khác nhau, sẽ khó có được giấc ngủ chất lượng tốt.
Bác sỹ Cheong nói: "Các nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, đột quỵ và đau tim cao hơn ở nhóm trên vì giấc ngủ của họ thường bị gián đoạn."
Để có một giấc ngủ đêm yên tĩnh và không bị gián đoạn, điều quan trọng là phải tuân theo lịch trình: đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày.
Vì sao không nên cho trẻ dưới 12 tuổi uống cà phê? Việc uống một cốc cà phê mỗi ngày có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người lớn, nhưng nó không tốt đối với trẻ con. Trang tin Insider mới đây cho hay dù caffein trong cà phê không khiến trẻ em chậm lớn nhưng chúng có thể gây ra nhiều hệ lụy sức khỏe không mong muốn. "Caffein có thể...