Trầm cảm sau sinh, BS ám ảnh câu chuyện 2 mẹ con quấn dây điện tự tử
Những trường hợp trầm cảm sau sinh thường có suy nghĩ không muốn bố mẹ, con cái khổ nên thường tự tử cùng hoặc sát hại người thân trước khi tự sát.
Nghi án chị Trần Phương T. (25 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) bồng con gái 7 tháng tuổi nhảy sông Hồng tự tử khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng, đau xót. Gia đình kể, sau khi sinh con được 4 tháng, chị T. có nhiều dấu hiệu trầm cảm, thay đổi tính cách và không nói chuyện với mọi người.
Đây chỉ là một trong số nhiều vụ việc đau lòng do trầm cảm . Cách đây hơn 1 năm, cũng tại Hà Nội xảy ra vụ người mẹ trẻ sát hại con trai 33 ngày tuổi, sau đó tạo hiện trường giả.
Đến nay, Việt Nam chưa có những nghiên cứu phổ rộng về tỉ lệ trầm cảm sau sinh . Tuy nhiên theo thống kê năm 2013 của BV Từ Dũ, TP.HCM, tỉ lệ phụ nữ trầm cảm sau sinh chiếm 5,1%, loạn thần sau sinh chiếm 0,5% số phụ nữ sinh đẻ.
Trầm cảm sau sinh diễn tiến nhanh
PGS. TS Tô Thanh Phương, PGĐ BV Tâm thần Trung ương 1 cho biết, trầm cảm có 3 mức độ: Nhẹ, vừa và nặng.
Trong đó trầm cam năng phân làm 2 loại: Không loan thân (vơi biêu hiên buồn thảm, ủ rũ, bi quan, chán nản) và loan thân (hoang tương, ao giac, ao thanh xui khiên như: tư tư, giêt ngươi, không ăn, bo nha và nhay lâu la nguy hiêm nhât).
Khác với các dạng trầm cảm thông thường, trầm cảm sau sinh thường cấp tính, bệnh nhân đang từ nhẹ chuyển sang nặng nhanh.
Mỗi năm, BV Tâm thần Trung ương 1 điều trị cho 20-30 trường hợp trầm cảm sau sinh và tại Viện sức khoẻ tâm thần, BV Bạch Mai, cũng chừng đó bệnh nhân được nhập viện điều trị mỗi năm.
Bệnh nhân V. liên tục đòi hút sữa khi điều trị tại bệnh viện. Ảnh: T.Hạnh
Đơn cử như trường hợp bệnh nhân Nguyễn Thị V. (25 tuổi, Nam Định), thường xuyên mất ngủ sau khi sinh con 12 ngày, cứ chợp mắt được 30 phút – 1 tiếng lại dậy hút sữa. Đặc biệt, khi biết con bị viêm gan B, chị càng thêm lo lắng nên tình trạng mất ngủ ngày càng tăng.
Dù được gia đình chồng yêu thương, quan tâm hết mực nhưng càng ngày chị V. càng có nhiều biểu hiện bất thường, nói năng lảm nhảm, đi lại thất thần. Ngay cả khi vào BV Bạch Mai điều trị, chị V. cũng mang theo bình sữa, đòi hút liên tục. Bác sĩ chẩn đoán chị mắc chứng loạn thần cấp sau sinh, chỉ định chế độ điều trị đặc biệt.
Trường hợp khác là bệnh nhân Lê Thị H. (Thanh Hoá). Chị H. có tiền sử trầm cảm sau sinh từ khi sinh bé đầu lòng, đã chữa khỏi nhưng đến khi sinh tiếp bé thứ 2 lại tái phát.
Chồng chị H. chia sẻ, sau sinh con, vợ anh bỗng nhiên ít nói bất thường, gọi không thưa, đi vào đi ra một cách bất thường, không có chủ định… Do ở chung với bố mẹ đẻ nên chị H. được phát hiện bệnh kịp thời.
Video đang HOT
TS Dương Minh Tâm, Trưởng phòng điều trị rối loạn liên quan stress, Viện Sức khoẻ tâm thần, BV Bạch Mai cho biết, đây là những trường hợp may mắn được điều trị sớm, tuy nhiên có không ít trường hợp diễn tiễn nặng nhưng người nhà không ai biết, để lại hậu quả hết sức nặng nề.
TS Tâm dẫn chứng, cách đây vài năm, Viện từng điều trị cho một bà mẹ tại Hà Nội bị trầm cảm sau sinh rất nặng, thường xuyên có ý định tự tử cùng con. Khi không ai để ý, người mẹ lấy dây điện quấn quanh người 2 mẹ con rồi cắm điện tự tử.
Gia đình phát hiện ngay sau đó nhưng con 3 tháng đã tử vong, mẹ được chuyển vào bệnh viện cấp cứu, sống sót, sau đó điều trị trầm cảm tại Viện Sức khoẻ tâm thần nhiều tháng ròng.
Trầm cảm nặng thường tự sát thành công
TS Tâm cho biết, biểu hiện lâm sàng chủ yếu của trầm cảm sau sinh là tình trạng buồn chán, bi quan, giảm hứng thú trong chăm sóc mình, chăm sóc con, nghĩ mình không chăm được con, không thích chia sẻ.
Bệnh nhân trầm cảm không làm gì cũng mệt, mệt khác do mệt khi làm việc hay mệt do ốm đau. Kèm theo đó là bệnh nhân giảm tập trung, trí nhớ thay đổi, ngủ ít hoặc ngủ nhiều. Đặc biệt bệnh nhân giảm mọi nhu cầu ăn, chơi, tình dục, không thiết nói chuyện…
TS Dương Minh Tâm. Ảnh: T.Hạnh
Nặng hơn, bệnh nhân dễ dẫn đến bực tức, cáu giận, thay đổi lối nghĩ, cách nghĩ, thường nhận lỗi về mình, loạn thần…
Nhiều người cũng cảm thấy mình yếu hơn, biểu hiện ra một số triệu chứng cơ thể như khó thở, đau tim, run chân tay, vã mồ hôi, đau dạ dày nên nhiều trường hợp đi khám chuyên khoa bệnh lý nhưng không tìm ra bệnh. Các triệu chứng sẽ diễn tiến nặng dần lên.
Do mọi thứ là cảm nhận nên trí tuệ của bệnh nhân trầm cảm hoàn toàn tỉnh táo, mọi chuyện đều nhận thức được. Người bệnh cố gắng thoát nỗi buồn, ức chế, trì trệ của mình nhưng không làm được nên xuất hiện ý tưởng chán sống, muốn tự sát. Theo nghiên cứu chưa đầy đủ, 80% bệnh nhân trầm cảm muốn tự sát.
“Ý tưởng này thường rất sâu sắc, được cân nhắc rất kỹ, đấu tranh tư tưởng rất dài. Chờ khi nào không vượt qua được mới thực hiện tự sát. Vì nghiên cứu rất kỹ phương thức tự sát, do đó người trầm cảm thường tự sát thành công”, TS Tâm chia sẻ.
Hầu hết những bà mẹ bị trầm cảm sau sinh không muốn người thân như bố mẹ, chồng, con khổ, muốn người thân đi cùng nên thường tự tử cùng con hoặc sát hại người thân trước rồi mới tự sát.
Theo TS Tâm, trầm cảm sau sinh có nhiều nguyên nhân như áp lực khi mang thai, sinh đẻ, lo lắng hình thể sau sinh, biến đổi về mặt sinh học, mối tương tác với người xung quanh, stress…
Hiện nay, việc điều trị cho bệnh nhân mắc trầm cảm không quá khó khăn, khả năng tiến triển nhanh, giúp họ trở lại cuộc sống bình thường.
Điều trị trầm cảm phải kết hợp thuốc và tâm lý, trương hơp năng co thê phai dung sôc điên, kich từ.
Thúy Hạnh
Theo Dân trí
Hàng triệu người đang mắc trầm cảm và rất có thế đây chính là nguyên nhân
Các chuyên gia mới tìm ra một điểm chung giữa những người trầm cảm. Rất có thể chúng ta sắp có một đột phá trong y học.
Trầm cảm là một trong những chứng bệnh rất nghiêm trọng mà con người trong xã hội hiện đại đang phải đối mặt. Nó có thể khiến con người ta chìm đắm trong u uất, luôn ngập tràn suy nghĩ tiêu cực, và về lâu về dài là nguy cơ tự tử tăng cao.
Tại sao con người bị trầm cảm? Có rất nhiều nguyên nhân, và đa phần là vì áp lực trong cuộc sống. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra được điểm chung giữa những người trầm cảm, và đó có thể là một bước ngoặt lớn đối với nền y học thế giới.
Trầm cảm nguy hiểm thế nào chắc ai cũng hiểu
Theo đó thì ở những người bị trầm cảm, nồng độ phân tử mang tên acetyl-L-carnitine trong máu là rất thấp. Trong đó, các trường hợp trầm cảm nặng là có nồng độ thấp nhất.
Acetyl-L-carnitine vốn là một chất do cơ thể sản sinh ra một cách tự nhiên, chịu trách nhiệm phân giải phân tử chất béo và tạo ra năng lượng. Nhưng với nghiên cứu này, acetyl-L-carnitine dường như còn có liên hệ với chứng trầm cảm nữa.
Trên thực tế thì những năm gần đây, có rất nhiều bằng chứng đã cho thấy mối liên hệ này. Năm 1991, các nhà khoa học đã xác nhận rằng việc bổ sung acetyl-L-carnitine sẽ mang lại tiềm năng điều trị trầm cảm - đặc biệt là với người già.
Hay nghiên cứu năm 2016 từ ĐH Rockefeller trên chuột cũng xác nhận khả năng chống trầm cảm của acetyl-L-carnitine. Và thậm chí, tác dụng của nó chỉ mất vài ngày, thay vì hàng tuần như các loại thuốc trầm cảm phổ biến ngày nay.
Bộ não của người trầm cảm (trái) và không trầm cảm (phải)
Và chính Carla Nasca - tác giả của nghiên cứu ấy - cùng các đồng nghiệp đã tiếp tục thực hiện các thử nghiệm xa hơn trên con người.
"Là bác sĩ tâm lý học, tôi đã từng điều trị cho rất nhiều bệnh nhân trầm cảm" - trích lời Natalie Rasgon từ ĐH Stanford, một trong những chuyên gia thực hiện nghiên cứu.
"Trầm cảm là nguyên nhân làm giảm hiệu quả làm việc, và là tác nhân hàng đầu dẫn đến quyết định tự tử. Quan trọng hơn, các phương pháp điều trị trầm cảm hiện tại chỉ đạt hiệu quả 50%, lại đem đến những tác dụng phụ đáng sợ trong dài hạn."
Để chứng minh, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm trên 71 bệnh nhân trầm cảm với độ tuổi từ 20 - 70. Các bệnh nhân sẽ phải trả lời khảo sát, trải qua một số xét nghiệm và thử máu. Trong số 71 người, có 43 trường hợp trầm cảm nặng ở thời điểm thực hiện nghiên cứu.
Kết quả là khi so sánh, các chuyên gia nhận thấy nồng độ acetyl-L-carnitine trong máu của họ là rất thấp. Trong đó, những người trầm cảm nặng nhất cũng có nồng độ thấp nhất.
Những người trầm cảm nặng nhất, cũng có nồng độ acetyl-L-carnitine thấp nhất
Đáng chú ý, đây là những người hoặc đã kháng lại các loại thuốc trị trầm cảm thông thường, hoặc trầm cảm vì biến cố trong quá khứ như bạo hành, bạo lực, nghèo đói... Nhóm này chiếm 25% - 30% tổng số các ca trầm cảm, và cũng là những người cần được giúp đỡ nhất.
Theo Rasgon và Nasca, acetyl-L-carnitine thực sự có thể là cứu cánh. Tuy nhiên, vẫn cần thêm nhiều bước nữa trước khi việc bổ sung chất này có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị chính thức. Đơn giản là bởi hiệu quả của nó mới được chứng minh trên chuột thôi.
Hơn nữa, các chuyên gia cũng không biết lý do vì sao có mối liên hệ này. Nghiên cứu trên chuột cho thấy acetyl-L-carnitine có thể tác động vào não bộ, ngăn chặn các xung thần kinh trở nên quá kích thích. Nhưng như đã nêu, kết luận này cần được chứng minh thêm.
Dù vậy, đây vẫn được xem là bước đột phá. "Chúng tôi đã tìm ra một phương thuốc mới có tiềm năng điều trị trầm cảm" - Rasgon cho biết.
"Chúng tôi cũng chưa thử xem liệu bổ sung acetyl-L-carnitine có thực sự giúp bệnh nhân thoát khỏi trầm cảm không. Liều lượng thế nào, tần suất ra sao, và thời gian có hiệu lực? Có rất nhiều câu hỏi cần được trả lời."
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học PNAS.
Tham khảo: Science Alert
Theo Helino
5 người trong đêm tự tử bằng chất độc, tỉnh táo đến lúc chết Chỉ trong 1 đêm, 5 bệnh nhân ngộ độc được chuyển vào BV Bạch Mai cấp cứu do tự tử bằng loại chất kịch độc. ThS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai cho biết, hầu như ngày nào trung tâm cũng tiếp nhận ít nhất 1 ca ngộ độc thuốc diệt cỏ cháy paraquat. Tuy nhiên những...