Trả nhiều tiền được khám bệnh trước
Trong khi nhiều người chờ đợi mỏi mòn vẫn chưa tới lượt đưa con vào khám bệnh tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM) thì những người chọn dịch vụ giá cao được đưa con vào khám ngay.
Bà H. kể 7g ngày 14-6 bà đưa cháu tên Nguyễn Ngọc Vân Anh, 6 tuổi, mắc bệnh trái rạ đến khám tại Bệnh viện Nhi Đồng 2. Bà chọn khám dịch vụ với giá khám 50.000 đồng. Hai bà cháu ngồi chờ 30 phút trước cửa phòng 26, lầu 1 nhưng số thứ tự 27 vẫn đứng y nguyên, trong khi rất nhiều người được vào khám chen ngang.
Đăng ký khám bệnh dịch vụ tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM) Ảnh: Thanh Đạm
Thẻ “VIP” ưu tiên khám, mua thuốc
Video đang HOT
“Cách làm này dễ gây tổn thương cho những bệnh nhân nghèo vì họ biết mình phải chờ lâu chỉ vì… ít tiền!” (Bà H. – người đưa cháu đi khám bệnh với giá dịch vụ bình thường tại Bệnh viện Nhi Đồng 2)
Thấy lạ, bà H. thắc mắc thì những người chờ khám gần đó cho biết muốn khám nhanh phải đóng 150.000 đồng. Bà H. kể hôm đó hai bà cháu ngồi đợi khám đến tận trưa mới xong. Dẫn cháu đi về bà thấy rất buồn và không hiểu tại sao cùng một phòng khám, cùng một bác sĩ nhưng những người đóng nhiều tiền được chen ngang khám trước những người đóng ít tiền đã chờ đợi rất lâu trước đó?
Khoảng 9g ngày 4-7, tôi đưa bé P.T.P.A., 6 tuổi, đến khám bệnh da liễu tại Bệnh viện Nhi Đồng 2. Cô nhân viên ở khu đăng ký khám bệnh bảo nếu chọn mua thẻ khám bệnh đặc biệt với giá 150.000 đồng, bé sẽ được khám liền. Tôi chọn giá khám 150.000 đồng thì sổ khám bệnh của bé P.A. được kẹp một thẻ có in chữ “Thẻ đặc biệt”, tên bệnh nhi được viết tay trên đó và có dấu mộc vuông in chữ buồng khám số 19. Một mảnh giấy trắng khác ghi số thứ tự 12.
Tôi đưa bé P.A. lên phòng 19, lầu 1. Lúc này số thứ tự trước cửa phòng khám là 42, trong phòng có 4-5 bà mẹ đang ngồi bế con đợi đến lượt khám, nhưng tôi có “thẻ đặc biệt” nên cô nhân viên ghi chép sổ khám bệnh hướng dẫn tôi đưa bé P.A. vào khám liền… Tổng cộng thời gian bác sĩ khám và kê toa thuốc độ chừng hơn một phút. Khám xong, tôi hỏi cô nhân viên phòng khám: “Có thẻ đặc biệt thì mua thuốc có nhanh không chị?”- cô này trả lời: “Đương nhiên là nhanh rồi”.
Đúng là thẻ “VIP” có khác, dù quầy thuốc rất đông bệnh nhân nộp sổ chờ đến lượt lấy thuốc nhưng tôi chỉ đợi khoảng ba phút đã được gọi đóng tiền và được lấy thuốc liền ngay đó.
Ngày 5-7, tại quầy tiếp nhận bệnh nhân đăng ký khám bệnh qua tổng đài 1080 Bệnh viện Nhi Đồng 1, khi tôi hỏi khám dịch vụ với giá 70.000 đồng và giá 150.000 đồng khác nhau thế nào thì được cô nhân viên tên L. giải thích: “Đóng 70.000 đồng chỉ được khám nhanh, còn đóng 150.000 đồng sẽ được nhanh trọn gói: khám, xét nghiệm, mua thuốc nhanh”. Tôi hỏi đăng ký khám dịch vụ sẽ được khám ở phòng khám riêng hay chen ngang vào những phòng khám khác? Cô nhân viên này cho biết chuyện đó sẽ được nhân viên cân đối, sắp xếp. Bệnh nhân có thể được xếp vào những phòng khám riêng, cũng có thể được xếp chen ngang ở những phòng khám khác.
Chất lượng khám như nhau
TS.BS Nguyễn Thanh Hùng, phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết Bệnh viện Nhi Đồng 1 có ba loại giá khám dịch vụ là 50.000 đồng, 70.000 đồng và 150.000 đồng. Trong đó, bệnh nhân chọn giá khám 70.000 đồng và 150.000 đồng được khám hẹn giờ. Riêng giá khám 150.000 đồng, bệnh nhi còn được nhân viên đưa đi xét nghiệm, mang kết quả xét nghiệm trả tận tay, có nơi nhận thuốc riêng nên thời gian chờ đợi ngắn hơn. Bệnh viện Nhi Đồng 1 có ba phòng khám tổng quát riêng cho những bệnh nhi này.
Dù vậy, có lúc những bệnh nhi đăng ký loại dịch vụ này vẫn chen ngang những phòng khám khác khi cần khám chuyên khoa. Theo ông Hùng, bệnh viện đa dạng hóa các mô hình khám bệnh để phục vụ những nhu cầu khác nhau của bệnh nhân, nhưng năng lực của bệnh viện có hạn nên không thể sắp xếp những phòng khám chuyên khoa riêng cho những bệnh nhi chọn loại dịch vụ giá cao. “Dù chọn giá khám bệnh nào thì bệnh nhi cũng được bác sĩ khám, chỉ định, xét nghiệm như nhau, chỉ khác nhau ở chỗ khám trước và sau” – ông Hùng nhấn mạnh.
Bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Thủy, trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện Nhi Đồng 2, cho biết trước đây khoa khám bệnh xây để phục vụ nhu cầu khám bệnh cho khoảng 500 lượt bệnh nhân/ngày. Nay phải phục vụ khám từ 4.500 đến trên 5.000 lượt bệnh nhân/ngày nên quá tải khiến bệnh nhân phải chờ đợi lâu.
Bệnh viện đã xây thêm một số phòng khám mới nhưng cũng không đáp ứng đủ do bệnh nhân đến khám ngày càng đông. Trước tình hình đó, bệnh viện đã khảo sát và thấy nhiều thân nhân của bệnh nhi muốn có dịch vụ khám nhanh để không mất giờ làm việc tại cơ quan, không mất ngày buôn bán… Từ đó, bệnh viện triển khai dịch vụ khám nhanh trong ngày nhưng không thể tập trung những phiếu ưu tiên vào một bàn khám được vì không đủ số bàn khám.
Ngoài ra, nếu tập trung bệnh nhân khám giá dịch vụ cao vào một phòng khám thì lại trở thành khám không nhanh. Theo bà Thủy, phiếu khám dịch vụ nhanh được khám xen kẽ với phiếu khám dịch vụ bình thường để bệnh nhi khám thường không phải chờ quá lâu. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện do sự điều phối chưa khéo của điều dưỡng nên có lúc đã để bệnh nhân đợi lâu. “Khoa khám bệnh đã xem xét lại quy trình khám nhanh này để rút kinh nghiệm, chấn chỉnh lại nhằm tránh gây phiền hà cho bệnh nhi” – bà Thủy nói.
Theo vietbao
Bé trai tử vong do sốc thuốc?
Ngày 3.7, TS Nguyễn Thanh Hùng, Phó giám đốc bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM, cho biết hội đồng chuyên môn của bệnh viện đã họp xem xét vụ bé L.N.M.T, bảy tuổi, tử vong sau mổ ruột thừa và kết luận bé tử vong vì sốc nhiễm trùng.
Theo đó, bé T., được Bệnh viện Tân Bình chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 vào ngày 26.6 sau hơn một ngày điều trị với chẩn đoán viêm ruột thừa. Sau khi tiếp nhận, bệnh viện Nhi Đồng 1 đã xét nghiệm và chẩn đoán bé bị viêm phúc mạc ruột thừa. Ca mổ diễn ra cùng ngày, nhưng sau đó sức khoẻ bệnh nhi xấu đi.
Bệnh viện đã thử kháng sinh đồ với kết quả bé nhiễm vi khuẩn E.Coli và vi khuẩn này lại kháng với các loại kháng sinh sử dụng trước đó. Ngày 30.6, bác sĩ điều trị cho bé T. sử dụng kháng sinh phù hợp, nhưng thực tế do bệnh diễn tiến nhanh, bé đã tử vong vào ngày 1.7. TS Hùng khẳng định, trường hợp bé T., tử vong phù hợp với sốc nhiễm trùng, không phải sốc thuốc như gia đình nghi ngờ. Với những góp ý từ gia đình về cung cách phục vụ, bệnh viện sẽ xem xét, xử lý những cá nhân có liên quan.
Theo vietbao
Cách sơ cứu khi bị ngạt nước Những ngày trẻ được thỏa thích vui chơi lại là những ngày mà các bệnh viện nhi thường tiếp nhận nhiều ca tai nạn ở trẻ như ngạt nước ở hồ bơi, ong đốt, rắn cắn... Chỉ trong hơn một tuần lễ, Khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM đã tiếp nhận hai trẻ em bị hôn mê sâu do ngạt...