“Bác sĩ chui” vẫn vô tư khám bệnh
Chỉ trong 3 ngày kiểm tra mới đây, Thanh tra Sở Y tế TPHCM đã phát hiện hàng loạt các bác sĩ không bằng cấp tại các phòng khám Trung Quốc. Thậm chí, nhiều bác sĩ khi thấy thanh tra xuất hiện đã vội vàng cởi áo blouse chạy trốn…
Một “ bác sĩ chui” tại phòng khám Trung Quốc trên đường Phan Đăng Lưu (Q.Phú Nhuận). Ảnh: V.T
Thấy thanh tra là “bác sĩ” tháo chạy!
Chiều 21/6, Thanh tra Sở Y tế TPHCM tiếp tục kiểm tra phòng khám Trung Quốc trên địa bàn TPHCM. Tại phòng chẩn trị y học cổ truyền Đồng Phương, số 762 Cách Mạng Tháng Tám, phường 5, quận Tân Bình, đoàn thanh tra phát hiện hàng loạt sai phạm. Đoàn đã yêu cầu cơ sở ngừng ngay các hoạt động không đúng phạm vi hoạt động và chấn chỉnh các thiếu sót.
Trước đó, ngày 20/6, Thanh tra Sở Y tế đã đột xuất kiểm tra Trung tâm Chẩn đoán y khoa Đầm Sen (số 46 đường Hòa Bình, phường 5, Q.11). Vừa thấy đoàn thanh tra, toàn bộ các “bác sĩ” làm việc ở đây đã nhanh chân tháo chạy. Theo BS Trần Thu Hương – Trưởng phòng Y tế quận 11, tại phòng khám này, toàn bộ BS Trung Quốc đều không có bằng cấp vẫn vô tư khám – chữa cho bệnh. Phòng khám này không có BS nước ngoài nào đăng ký hành nghề nhưng họ vẫn lén lút hành nghề và hễ bị phát hiện là… trốn.
Video đang HOT
Thanh tra sở có “chống lưng”?
Theo thống kê của Sở Y tế TPHCM, toàn TPHCM có 3 phòng khám Trung Quốc có 100% vốn do người nước này làm chủ, còn lại 5 phòng khám khác có BS người Trung Quốc hành nghề. Câu hỏi được đặt ra, chỉ có chừng đó phòng khám và nhân lực BS ở các phòng khám này quá ít nhưng ngành y tế vẫn không quản lý nổi, liệu có “sự chống lưng” hay không? BS Lê Minh Hải khẳng định, sau cấp phép, năm nào cũng tiến hành hậu kiểm. Tuy nhiên, khó phát hiện được những sai phạm từ các phòng khám này do họ hoạt động biến tướng tinh vi.
Nhiều người trong đoàn thanh tra nghi ngờ có sự bảo kê của chính người trong thanh tra sở. Chẳng hạn như tại Phòng khám đa khoa Đầm Sen, khi đoàn đến kiểm tra đột xuất thì phòng khám này gần như “vườn không nhà trống” và được dán giấy tạm ngừng hoạt động.
Thậm chí, trong đơn tố cáo gửi cho các cơ quan báo chí của bà Lưu Mỹ Nhung đã có một số thông tin như: Trong thời gian điều trị tại Phòng khám đa khoa Đầm Sen vào tháng 5/2012, bà gặp một ông đi xe SH màu đen, cao khoảng 1,80m đến phòng khám và thông báo có đợt thanh tra nên yêu cầu nhân viên phiên dịch không được mặt áo blouse, không ngồi dưới quầy. Ông này còn bảo phòng khám tìm người thay thế bà BS người Trung Quốc để đối phó với đoàn kiểm tra. “Nghe các nhân viên trò chuyện, tôi biết ông ta là BS Q, hiện đang công tác tại Thanh tra Sở Y tế”.
Qua xác minh, BS Q như trong đơn thư tố cáo được xác định là BS Phạm Hữu Quốc, hiện là thanh tra viên của Sở Y tế. Trả lời với các cơ quan báo chí, ông Quốc cho rằng: “Thời gian đầu khi Phòng khám đa khoa Đầm Sen mới thành lập tôi có hỗ trợ pháp lý, hồ sơ cho phòng khám này. Nhưng gần 2 năm qua tôi không còn liên quan đến phòng khám này nữa. Riêng thời điểm vừa rồi tôi đi việc riêng ở gần phòng khám trên và không vào phòng khám này nên không có chuyện tôi chỉ đạo hay nói gì hết”.
Nếu theo cách trả lời trên, liệu thanh tra viên có còn “vô tư” thanh tra hay không một khi đã thực hiện hỗ trợ pháp lý, hồ sơ cho phòng khám này từ trước đó.
Dư luận đang quan tâm về trách nhiệm của ngành y tế TPHCM trong vụ việc trên.
Theo Võ Tuấn
Lao động
79 tuổi mới biết tim mình nằm bên phải
Đó là ông Huỳnh Văn Ẩn, 79 tuổi, ngụ khu 2, thị trấn Cái Bè, H.Cái Bè, Tiền Giang.
Ông Ẩn kể: "Mấy tháng nay tôi thấy trong người thường bị mệt, nên kêu gia đình đưa tới Bệnh viện đa khoa Tiền Giang (BV Tiền Giang) để khám bệnh. Bác sĩ đặt ống nghe vào ngực tôi hồi lâu rồi ngạc nhiên hỏi hồi đó đến giờ bác có khám tim lần nào chưa? Tôi trả lời là chưa. Thế là ổng rà tới rà lui cả chục lần rồi nói: "Ủa, tim của bác ở đâu mà không có... ở đây?". Cuối cùng ổng kêu tôi nằm nghiêng qua một bên để kiểm tra, rốt cuộc phát hiện tim của tôi nằm bên phải".
Vợ chồng ông Ẩn sống bằng nghề thợ may đã hơn 40 năm. Gia đình ông có 5 con, con lớn năm nay đã 53 tuổi. Ông Ẩn cho biết trước giờ ông vẫn ăn uống, sinh hoạt, lao động bình thường. Xưa nay thỉnh thoảng cũng đi khám bệnh, đặc biệt cách đây 2 năm ông có nằm ở BV Tiền Giang hết nửa tháng vì bị viêm phế quản, nhưng ông chưa từng biết tim mình nằm bên phải, khác mọi người. "Khoảng 3 năm trở lại đây thỉnh thoảng tôi thấy hơi mệt nên nghỉ nghề may. Ăn vô cũng mệt, đi tới đi lui cũng thấy mệt nên mỗi lần ăn chỉ một chén cơm. Sau khi phát hiện tim bên phải, tôi không sợ mà chỉ hơi giật mình. Còn tụi nhỏ ở xóm này thì bảo là tôi có trái tim... Tỷ Can", ông Ẩn hóm hỉnh.
Người phát hiện ông Ẩn có trái tim nằm bên phải là bác sĩ (BS) Nguyễn Văn Quân, Trưởng khoa Nội B BV Tiền Giang. BS Quân cho biết trường hợp của ông Ẩn bị đảo lộn ngũ tạng, ngoài tim nằm bên phải còn kéo theo bao tử và ruột đều nằm chệch về bên phải. "Tôi làm chuyên khoa cũng đã lâu nhưng đây là lần đầu tiên mới gặp trường hợp của ông Ẩn, nên cũng thấy bất ngờ", BS Quân cho biết.
Theo BS Đào Trung Hiếu, Phó giám đốc kiêm Trưởng khối Ngoại Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1, TP.HCM, tim nằm bên phải thường do mỏn tim quay qua bên phải, đảo ngược vị trí toàn bộ các phủ tạng trong đó có tim, bị khối u chèn ép. Trường hợp tim bên phải do mỏn tim quay sang phải và đảo lộn vị trí, tại BV Nhi đồng 1 mỗi năm tiếp nhận 1 - 2 trường hợp. Còn theo BS Nguyễn Hoàng Định, Trưởng khoa Phẫu thuật tim, BV Đại học Y Dược (TP.HCM), thông thường, nếu tim bên phải mà không có bệnh lý đi kèm, không gây ra biến chứng gì thì không cần can thiệp, chỉ can thiệp khi có bệnh lý khác ảnh hưởng sức khỏe bệnh nhân.
Hoàng Phương - Thanh Tùng
Theo Thanhnien
Hà Nội, xét nghiệm ở đâu tốt?. Tại Hà Nội, MEDLATEC, cái tên đã trở nên quen thuộc và đang là một địa chỉ tin cậy đem lại sự hài lòng cho khách hàng khám bệnh, đặc biệt về xét nghiệm. Với chủ trương xã hội hóa y tế, phòng khám, bệnh viện ngoài công lập ra đời ngày càng nhiều, khiến khách hàng dễ dàng lựa chọn cho mình...