Vì sao trẻ dưới 3 tuổi không nên xem ti vi?
Tại Pháp, việc cho trẻ em chưa đến 3 tuổi xem ti vi là hành vi phạm pháp. Bởi cho trẻ xem ti vi quá sớm sẽ gây ra một loại các tác hại xấu cho sức khoẻ của bé, đặc biệt là gây tổn thương cho não.
Các nhà tâm lý học của Anh cũng đã đưa ra lời kêu gọi nên khống chế thời gian xem ti vi mỗi ngày của thiếu niên nhi đồng.
Sở dĩ các chuyên gia cho rằng việc xem ti vi có ảnh hưởng xấu đến trẻ là do 4 nguyên nhân dưới đây:
1.Sự phát triển của đại não và hệ thần kinh bị tổn thương
Video đang HOT
Xem ti vi là một hành vi tiếp thu thụ động, sẽ gây cản trở cho việc tiếp xúc với thế giới thật của trẻ, làm hạn chế khả năng tưởng tượng của bé.
Trước 3 tuổi, sự phát triển của đại não cần đạt được 80%, nhưng việc xem ti vi thường xuyên sẽ làm chậm quá trình phát triển của đại não, gây ảnh hưởng xấu cho trẻ.
2. Ngủ không ngon giấc, cơ thể không phát triển
Chất melatonin có liên hệ mật thiết với chất lượng giấc ngủ, và cũng có tác dụng không thể xem thường trong việc điều tiết sự phát triển của thời kỳ thiếu niên. Chúng ta đều biết trẻ em dưới 3 tuổi phát triển chiều cao trong khi ngủ. Nghiên cứu đã chứng minh, xem ti vi trong thời gian dài sẽ gây ức chế quá trình bài tiết melatonin. Nếu liên tục dừng xem tivi trong 1 tuần, nồng độ melatonin trong cơ thể bé có thể tăng lên 30%.
3. Dễ mắc các bệnh tim mạch
Theo 1 nghiên cứu của Úc với 290 trẻ ở độ tuổi 15, những trẻ mỗi ngày xem ti vi hoặc chơi điện tử quá 2 tiếng có nguy cơ bị mắc các bệnh tim mạch rất cao.
4.Tính cách nóng nảy, khó kết bạn
Theo các nhà nghiên cứu, tính cách của những trẻ thường xuyên xem ti vi thường nóng nảy, thần kinh không vững. Việc xem ti vi nhiều cũng không có lợi cho việc giao tiếp xã hội và ứng xử hàng ngày của trẻ.
Các chuyên gia cũng nhắc nhở không nên đặt ti vi trong phòng ngủ, để tránh tạo thói quen xấu nằm xem ti vi cho trẻ. Bữa ăn cũng không nên xem ti vi, để trẻ có thể tập trung ăn cơm. Các bậc phụ huynh tốt nhất nên xem tivi cùng bé, nhắc lại cho trẻ những đặc tính hay đặc điểm tốt được nói đến trong chương trình. Ngoài ra còn có thể khuyến khích trẻ kể lại nội dung câu chuyện đã xem, cùng trẻ phân tích để từ đó bồi dưỡng và phát triển kĩ năng biểu đạt ngôn ngữ, khả năng phán đoán và rèn luyện trí nhớ cho bé.
Phạm Thuý
Theo people
Trẻ quấn tã quá chặt gây tổn thương háng
Quấn tã chặt dễ tổn thương háng
Các chuyên gia cho biết khi quấn tã cho trẻ, phải đảm bảo lớp tã không quá chặt đủ để chân và háng cử động.
Họ cảnh báo rằng quấn tã cho trẻ quá chặt có thể khiến khớp háng phát triển bất thường, gây trật cổ xương đùi khỏi ổ khớp. Theo Hội Chỉnh hình nhi khoa Bắc Mỹ, tình trạng này, được gọi là loạn sản phát triển khớp háng, có thể dẫn tới đi khập khiễng, chân dài chân ngắn, đau và viêm khớp.
Nhà phẫu thuật chỉnh hình, TS Peter Waters, chủ tịch hội, đã nói "Nhiều nền văn hóa và gia tăng số người Mỹ thực hành quấn tã theo truyền thống - quấn chặt hai chân trẻ và duỗi hoàn toàn. Đáng tiếc là thực hành này khiến đứa trẻ có nguy cơ cao bị loạn sản. Thay vào đó, tay và thân trẻ nên được quấn chặt, trong khi chân được quấn lỏng, đảm bảo chân trẻ cong lên và ra ngoài. Chân trẻ nên được tự do cử động, và quan trọng nhất là không bao giờ quấn chân trẻ ở tư thế cong xuống".
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy việc ép khớp háng và khớp gối để duỗi thẳng sau khi sinh làm tăng căng các cơ vùng khoeo và háng, tăng nguy cơ giãn dây chằng, mất ổn định và di lệch xương đùi khỏi khớp háng.
Theo Q. Chi (An ninh thủ đô)
Trẻ nhập viện nhiều vì nghiện đồ công nghệ Rất nhiều trẻ em đang gặp phải những vấn đề tâm lý vì "nghiện" các sản phẩm công nghệ. Những đứa con xa lạ Lúc nào cũng dính liền với những sản phẩm công nghệ, nhiều đứa trẻ từ thông minh lanh lợi bỗng trở nên ù lì, thụ động, xa lạ với chính những người thân trong gia đình mình. Chị Trần...