TP.HCM rà soát các điều kiện thực hiện hiệu quả chương trình GDPT 2018
Để chuẩn bị cho việc tiếp tục thực hiện chương trình GDPT 2018 trong năm học 2021-2022, các trường học trên địa bàn TP.HCM đã tích cực rà soát về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và đội ngũ giáo viên.
Học sinh Trường Tiểu học Phong Phú 2, huyện Bình Chánh trong giờ học. Ảnh minh hoạ
Theo bà Phạm Thuý Hà, Phó trưởng Phòng GD-ĐT Quận 4, để chuẩn bị cho năm học 2021-2022 cũng như tiếp tục triển khai chương trình GDPT mới, Quận 4 đã yêu cầu các trường rà soát để nắm tình hình về trang thiết bị dạy học phù hợp đáp ứng cho dạy học theo chương trình mới.
Về cơ sở vật chất trường lớp, cũng như năm học 2020-2021, Quận 4 đảm bảo cho 100% học sinh tiểu học và THCS học 2 buổi/ngày. Về SGK lớp 2 và lớp 6, hiện nay các trường đã công khai thông tin sau khi UBND TP.HCM công bố kết quả lựa chọn SGK lớp 2, lớp 6 cho năm học 2021-2022.
Học sinh tiểu học tại Quận 4 tham gia ngày hội tiếng Anh do Phòng GD-ĐT Quận tổ chức. Ảnh minh hoạ
Tương tự, Quận 6 cũng đảm bảo 100% học sinh bậc tiểu học học 2 buổi/ngày. Ở khối THCS có 100% học sinh các khối lớp 6 và 7 học 2 buổi/ngày, khối 8 và 9 đạt khoảng 90%.
Dự kiến, năm học 2021-2022, số học sinh đang học lớp 1 sẽ lên lớp 2 khoảng 4.200 em, học sinh lớp 5 lên lớp 6 khoảng 4.000 em. Quận 6 chủ động đảm bảo cơ sở vật chất, bổ sung phòng học kịp thời. Cùng với đáp ứng về số phòng học, quận cũng tiến hành rà soát để bổ sung các trang thiết bị cần thiết.
Khác với Quận 6 và Quận 4, do áp lực về dân số cơ học tăng nhanh, kéo theo học sinh hằng năm tăng, Quận 12 gặp không ít khó khăn về cơ sở vật chất khi triển khai thực hiện chương trình GDPT 2018.
Năm học 2020-2021, Quận 12 có khoảng 11.800 học sinh lớp 1, trong đó chỉ có gần 39% học sinh được học 2 buổi/ngày. Các khối lớp còn lại của cấp tiểu học, tỷ lệ học 2 buổi/ngày thấp hơn so với lớp 1. Năm học này, trên địa bàn Quận 12 không có trường tiểu học nào mới đưa vào sử dụng. Chính vì vậy, Quận phải cân nhắc kĩ để ưu tiên phòng học cho học sinh học chương trình mới.
Với học sinh khối 6, năm học 2021-2022, địa bàn có 6.600 học sinh đang học lớp 5 lên lớp 6 nhưng chỉ có thêm một trường THCS Tân Thới Nhất được đưa vào sử dụng. Quận sẽ ưu tiên phòng học cho khối lớp 6 đạt 25% học sinh học 2 buổi/ngày khi thực hiện chương trình mới.
Năm học 2020-2021 Trường Tiểu học Lê Văn Thọ Quận 12 có 19 lớp 1, học sinh học trên 5 buổi/tuần. Ảnh minh hoạ
Tại huyện Bình Chánh, dự kiến năm học mới cấp tiểu học sẽ đưa vào sử dụng thêm một trường Tiểu học mới. Tuy nhiên, địa bàn huyện Bình Chánh vẫn thiếu cục bộ về trường lớp ở xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B nên học sinh lớp 1 tại hai xã này chưa được dạy học 2 buổi/ngày. Phương án đưa ra là dạy học trên 5 buổi/tuần.
Video đang HOT
Riêng THCS dự kiến tuyển sinh khoảng 6.801 học sinh lớp 6, trong đó có hơn 67% học sinh được học 2 buổi/ngày. Địa bàn huyện có 4 trường THCS không thể tổ chức cho học sinh lớp 6 học 2 buổi/ngày.
Tại Quận Tân Phú, từ năm học 2020-2021, theo lộ trình mỗi năm, quận sẽ thí điểm một trường với 100% HS học hai buổi/ngày, ngoài các trường đã có điều kiện thực hiện. Ở những nơi chưa có điều kiện dạy học 2 buổi/ngày sẽ thực hiện dạy học trên 5 buổi/tuần để đảm bảo chương trình.
Phương án này cũng được nhiều quận, huyện gặp khó khăn về nâng cao tỷ lệ học 2 buổi/ngày triển khai. Cụ thể, các trường tận dụng tối đa cơ sở vật chất, tổ chức dạy học ngày thứ Bảy, tăng cường liên kết với nhà thiếu nhi, trung tâm văn hóa, trung tâm thể dục thể thao để giảm áp lực về phòng ốc.
Học sinh tại Quận Tân Phú tham gia ngày hội STEM. Ảnh minh hoạ
Nhằm tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện Chương trình GDPT 2018, Sở GD&ĐT kiến nghị UBND TP chỉ đạo thành phố Thủ Đức và các quận, huyện phải thực hiện chỉ tiêu 300 phòng học/1 vạn dân trong độ tuổi đi học với lộ trình và các giải pháp cụ thể.
Đồng thời cần thực hiện quy hoạch mạng lưới trường lớp song song với quy hoạch dân cư, phát triển kinh tế – xã hội. Đây là giải pháp nền tảng để 100% học sinh theo Chương trình GDPT 2018 được học 2 buổi/ngày và giải quyết tình trạng thiếu lớp, trường vẫn diễn ra cục bộ tại một số địa phương.
Ngày 7/4, UBND TP.HCM đã có quyết định phê duyệt danh mục SGK lớp 2, lớp 6 và điều chỉnh, bổ sung danh mục SGK lớp 1 sử dụng trong cơ sở GD phổ thông từ năm học 2021 – 2022 trên địa bàn TP.
Theo danh mục SGK lớp 2 được phê duyệt sử dụng trong các cơ sở GD phổ thông trên địa bàn TP từ năm học 2021-2022, các môn Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Âm nhạc, Mỹ thuật, Giáo dục thể chất đều là các đầu sách do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành.
Riêng môn tiếng Anh lớp 2 có 3 đầu sách được phê duyệt gồm Family and Friends – National Edition (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam), i-Learn Smart Start (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP.HCM) và Phonics-Smart (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM).
Đối với khối lớp 6, có 10 môn được phê duyệt 1 đầu sách gồm Toán, Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên, Tin học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật âm nhạc, Nghệ thuật Mỹ thuật, Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp, Công nghệ.
Môn tiếng Anh khối lớp 6 có 3 đầu sách được phê duyệt gồm Friends Plus (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam), i-Learn Smart World (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TPHCM) và Right-on (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TPHCM).
Môn Giáo dục công dân có 2 đầu sách được phê duyệt đều của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
CTGDPT 2018 làm thay đổi diện mạo giáo dục vùng cao Bắc Hà
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (chương trình GDPT) đã được triển khai trên toàn quốc. Và chỉ sau một học kỳ, có thể nhận thấy những tín hiệu tích cực từ giáo dục vùng cao Bắc Hà (Lào Cai).
GV chủ động và triển khai hiệu quả CTGDPT mới.
Đ ồng bộ , sáng tạo nhiều giải pháp
Năm học 2020-2021, huyện Bắc Hà có tổng số 18 trường tiểu học và 7 trường PTDT Bán trú TH &THCS với 363 lớp, 8152 HS, trong đó lớp 1 có 99 lớp với 1.747 HS.
Với đặc thù của một huyện vùng cao còn nhiều khó khăn, địa bàn rộng... để chuẩn bị tốt các điều kiện triển khai thực hiện CTGDPT mới đối với lớp 1, ngành GD&ĐT đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, sáng tạo để vừa bảo đảm theo yêu cầu chung, vừa phù hợp với thực tiễn địa phương.
Ông Bùi Văn Tiến - Trưởng phòng GD&ĐT Bắc Hà cho biết: Chúng tôi đã sớm chủ động tham mưu UBND huyện ban hành các văn bản tuyên truyền, kế hoạch chuẩn bị các điều kiện, kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình, đồng thời rà soát quy mô mạng lưới trường lớp.
Hiện Bắc Hà đã đưa 215 HS lớp 1,2 tại điểm trường khó khăn về học tại trường chính để các em có điều kiện học tập tốt hơn. Đến thời điểm kết thúc học kỳ 1 năm học 2020 - 2021, Bắc Hà đã giảm được 18 lớp tại 12 điểm trường lẻ.
Các trường học tại huyện Bắc Hà đều được đầu tư, sửa chữa để đáp ứng yêu cầu CTGDPT mới.
Mặt khác, nguồn lực đầu tư đã tăng lên đáng kể, cùng với sự phối hợp lồng ghép đồng bộ các chương trình, chính sách khác nhau, đến nay hệ thống trường lớp tại Bắc Hà được củng cố, mở rộng, xóa bỏ phòng học tạm; nâng tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 85%. Trang thiết bị dạy học cũng đã được Sở GD&ĐT quan tâm bổ sung cho các trường học, tạo điều kiện quan trọng cho việc triển khai CTGDPT mới có hiệu quả tại địa phương.
Mặt khác, xác định lực lượng GV có yếu tố quyết định sự thành công chương trình mới ngành GD&ĐT Bắc Hà đã tập huấn xong sử dụng SGK các môn học cho 100% CBQL, GV trên địa bàn huyện. Tham mưu cho UBND huyện bố trí, sắp xếp GV bảo đảm số lượng, cơ cấu và chất lượng để triển khai chương trình.
Thực tế triển khai CTGDPT mới đối với lớp 1 thời gian qua tại Bắc Hà cho thấy: Đội ngũ GV khối lớp 1 đã tích cực sinh hoạt chuyên môn để xây dựng kế hoạch môn học, điều chỉnh nội dung, chương trình phù hợp với điều kiện thực tế của lớp nhằm triển khai các tiết học đạt hiệu quả.
HS tiếp cận nhanh với CTGDPT 2018.
Các thầy cô đã xác định CTGDPT mới chú trọng năng lực, phát huy quyền làm chủ, sáng tạo của HS vì vậy chịu khó học hỏi và nghiên cứu tài liệu, CT và SGK, tham khảo các tiết dạy minh họa, nắm kỹ những yêu cầu cần đạt của chương trình, các thầy cô được giao quyền tự chủ về chương trình.
Đặc biệt, GV đã tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc áp dụng CNTT vào giảng dạy. Đã khai thác tối đa hiệu quả của SGK và kho học liệu điện tử. Ứng dụng CNTT vào giảng dạy đã trở thành phong trào thi đua sôi nổi của GV ở tất cả các khối lớp của trường góp phần vào việc triển khai có hiệu quả CTGDPT mới ở Bắc Hà.
Ngoài ra, Phòng GD&ĐT đã thành lập tổ cốt cán cấp huyện đến từng lớp, từng điểm trường tham gia tư vấn, hỗ trợ về phương pháp, kỹ thuật dạy học cho 100% GV dạy lớp 1 trên địa bàn huyện. Qua đó, giúp GV tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về phương pháp, kĩ thuật dạy học, nắm bắt phương pháp giáo dục phù hợp để thực hiện dạy học hiệu quả...
Đến nay, tại Bắc Hà, tất cả các trường đều bảo đảm tỷ lệ 1 lớp/1 phòng học, trong đó các trường ưu tiên bố trí phòng học kiên cố cho lớp 1. Bên cạnh đó, 100% các trường được trang cấp đầy đủ thiết bị đồ dùng dạy học tối thiểu theo Thông tư 05/2019/TT-BGDĐT. 85% số trường đã được lắp đặt camera, nhiều trường bổ sung đường truyền Internet và tivi màn hình lớn có kết nối mạng Internet để phục vụ hoạt động dạy và học theo chương trình mới.
Dạy học gắn liền thực tiễn giúp HS phát huy được phẩm chất, năng lực
Xét thấy tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, nhất là khai thác kho học liệu điện tử đối với lớp 1, Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các nhà trường tập huấn công nghệ thông tin cho tất cả giáo viên, ưu tiên lắp đặt máy chiếu, ti vi kết nối mạng Intenet cho lớp 1.
"Trái ngọt" từ CTGDPT mới
Đến thời điểm hiện tại việc triển khai thực hiện CTGDPT các lớp 1 trên địa bàn huyện Bắc Hà đã đạt kết quả khả quan, tạo tiền đề tiếp tục triển khai đối với lớp 2 vào năm học tiếp theo.
Cô Nguyễn Hải Yến - GV dạy lớp 1 Trường PTDTBT Tiểu học Thải Giàng Phố chia sẻ: CTGDPT mới đã giúp HS lớp 1 tự tin tham gia mọi hoạt động, tương tác tốt với GV trong giờ học với tâm lý thoải mái, sôi nổi. Từ đó, HS dễ dàng ghi nhớ những âm vần, biết cách ghép chúng lại với nhau khi kết thúc tiết dạy.
Sau 1 học kỳ triển khai CTGDPT mới ngành GD&ĐT Bắc Hà đã ghi nhận những chuyển biến mạnh mẽ.
Triển khai CTGDPT mới hiệu quả cũng được huyện Bắc Hà biến thành cơ hội để thay đổi diện mạo những ngôi trường. Nhiều trường học tích cực đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng khung cảnh trường lớp khang trang, sạch đẹp thu hút HS tới trường để các em thấy "mỗi ngày đến trường là một ngày vui"...
Tuy nhiên, ông Bùi Văn Tiến - Trưởng phòng GD&ĐT Bắc Hà cũng nhận định còn một số khó khăn nhất định cần tiếp tục "tháo gỡ".
Hiện toàn huyện Bắc Hà còn 93/1747 HS lớp 1 đọc viết, tính toán còn chậm, chiếm 5,3%. Một số GV chưa tích cực đổi mới phương pháp; chưa quan tâm đến rèn nền nếp, kỹ năng cho HS nhất là kỹ năng viết. Còn GV chưa bám sát các yêu cầu cần đạt của môn học để hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho HS; chưa chú ý đến đánh giá thường xuyên HS theo Thông tư 27 của BGD&ĐT.
Ngành giáo dục Bắc Hà xác định các nhà trường phải tiếp tục triển khai có hiệu quả hơn nữa CTGDPT mới đối với lớp 1. Trong đó, cần có giải pháp cụ thể nâng cao chất lượng HS; tiếp tục bồi dưỡng GV dạy học lớp 1...
Có thể thấy, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức đối với địa phương và ngành giáo dục thì những kết quả đạt được trong triển khai thực hiện CTGDPT mới tại Bắc Hà là sự nỗ lực đáng ghi nhận của cả hệ thống chính trị đặc biệt là ngành giáo dục, CBQL, GV, HS các trường...
Triển khai chương trình Giáo dục Phổ thông mới: Chủ động tháo gỡ khó khăn Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được xem như điều kiện quan trọng để triển khai CT, SGK mới. Năm học 2021-2022 triển khai CTGDPT mới lớp 2, lớp 6 còn khó khăn song các địa phương đã chủ động tháo gỡ. Ảnh minh họa Thách thức từ thực tế Tuyên Quang là một trong những địa phương có tỉ...