TP Hồ Chí Minh bắt đầu tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em
Sáng 27/10, TP Hồ Chí Minh đã tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho khoảng 1.500 học sinh trên địa bàn huyện Củ Chi.
Đây là địa phương đầu tiên được TP chọn thí điểm tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ.
Từ sáng sớm, rất đông phụ huynh và học sinh trên địa bàn huyện Củ Chi phấn khởi đi đến điểm tiêm tại trường tiểu học Thị trấn Củ Chi. Trước khi tiêm vaccine, học sinh được thăm khám sàng lọc rất kỹ như về tình trạng bệnh nền, dị ứng tiêm. Học sinh được bố trí ngồi giãn cách và được phân luồng một chiều. Loại vaccine được tiêm là vaccine Comirnaty (Pfizer).
1.500 học sinh huyện Củ Chi được tiêm vaccine phòng COVID-19.
Em Phương Thùy, học sinh lớp 12 trường THPT Củ Chi cho biết: “Em rất mong được tiêm vaccine trở lại trường đi học. Trước khi tiêm, em hơi hồi hộp, nhưng tiêm xong em thấy cũng bình thường”.
Bà Nguyễn Thị Hằng, Phó Chủ tịch UBND huyện Củ Chi cho biết, trong sáng nay, huyện thí điểm tiêm tại trường tiểu học Thị trấn Củ Chi với số lượng 1.500 trẻ tại các trường THPT trên địa bàn huyện. Tại điểm tiêm có 10 đội tiêm của Bệnh viện đa khoa Khu vực Củ Chi phụ trách.
Học sinh được khám sàng lọc trước khi tiêm.
Video đang HOT
Để đảm bảo an toàn tiêm cho trẻ, huyện cũng đã có phương án đầy đủ như xử lý các vấn đề về y tế, sơ cấp cứu ban đầu, tổ chức các xe cấp cứu để vận chuyển kịp thời; đồng thời chia thời gian, khung giờ đến điểm tiêm để đảm bảo không tập trung đông người và an toàn phòng dịch.
“Sau khi tổ chức tiêm sáng nay, chúng tôi sẽ tổng kết và rút kinh nghiệm. Nếu thuận lợi, ngày hôm sau chúng tôi sẽ tổ chức đồng loạt tiêm tại 6 điểm tiêm trên địa bàn. Số lượng dự kiến là khoảng 51.000 trẻ trong độ tuổi được tiêm vaccine phòng COVID-19″, bà Nguyễn Thị Hằng cho biết.
Khu vực học sinh ngồi đợi sau tiêm được bố trí ngồi giãn cách.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Dương Anh Đức, đối tượng hôm nay tiêm rất đặc biệt. Đây là các em học sinh tương lai của đất nước. Do đó, khi tiêm vaccine cho các em phải hết sức cẩn thận, chăm lo cho các em từ vấn đề về tâm lý, chuẩn bị sức khỏe trước và sau khi tiêm. Các điểm tiêm được dặn dò rất kĩ lưỡng vì TP Hồ Chí Minh là đơn vị đầu tiên được Bộ Y tế cho phép thí điểm đầu tiên trước khi cả nước đồng loạt triển khai tiêm đồng loạt cho trẻ dưới 18 tuổi vào tháng 11 sắp tới. TP Hồ Chí Minh sẽ là nơi để đánh giá tổ chức tiêm như thế nào là tốt cho các cháu với tiêu chí để các em có sự thoải mái, yên tâm, phụ huynh tin tưởng.
Tiêm phòng vaccine Covid-19 cho trẻ em cần thận trọng điều gì?
Theo chuyên gia, lộ trình tiêm phòng cho trẻ em cần được tính toán thật kỹ để không để xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung vaccine cho những đối tượng yếu thế.
Ngày 14/10, Bộ Y tế đã có văn bản về việc tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi.
Theo đó, việc tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em 12 - 17 tuổi sẽ thực hiện theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp (tiêm trước cho lứa tuổi 16-17 tuổi và hạ dần độ tuổi) theo tiến độ cung ứng vaccine và tình hình dịch tại địa phương.
Nhiều địa phương đang xây dựng kế hoạch tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em (Ảnh minh họa).
Bộ Y tế yêu cầu các địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai tiêm mũi một từ tháng 10 nếu đã chuẩn bị đủ điều kiện.
Mới đây, Sở Y tế TPHCM đề xuất Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 thành phố cho phép triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 12-17 tuổi từ ngày 22/10.
Theo số liệu của Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TPHCM, số trẻ 12-17 tuổi thời điểm tháng 6/2021 ở địa phương là khoảng hơn 688.000 người . Số trẻ trong độ tuổi đi học (5-18 tuổi) là 18 triệu trẻ.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố Hà Nội cũng đang tham mưu cho Sở Y tế trình UBND TP Hà Nội về xây dựng kế hoạch tiêm vaccine cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi.
Hiện nay, tại các phường của Thủ đô cũng đang triển khai phát phiếu đăng ký tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 cho nhóm đối tượng trẻ em.
Thận trọng trong kế hoạch tiêm vaccine cho trẻ em
Về vấn đề tiêm chủng vaccine Covid-19 cho trẻ em tại Việt Nam, nhiều chuyên gia dịch tễ nhận định rằng, cần thận trọng trong việc tiêm chủng. Bên cạnh đó, cần xây dựng kế hoạch tiêm chủng chặt chẽ, phù hợp với chiến lược chống dịch tổng thể.
Trao đổi với Dân trí, TS.BS Nguyễn Thu Anh, Giám đốc Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock tại Việt Nam nhấn mạnh quan điểm, khi xây dựng kế hoạch tiêm vaccine cho trẻ em, cần đặc biệt cân nhắc vấn đề nguồn cung vaccine cho các tỉnh có độ bao phủ vaccine thấp và đang đứng trước nguy cơ bùng dịch cao.
Theo các chuyên gia, người cao tuổi vẫn là đối tượng cần được ưu tiên tiêm vaccine hàng đầu (Ảnh minh họa).
Theo chuyên gia này, trong bối cảnh nguồn cung vaccine ở Việt Nam đang hạn chế. Chiến lược vaccine vẫn cần ưu tiên hàng đầu cho nhóm người có nguy cơ diễn tiến nặng và tử vong cao như người cao tuổi, người có bệnh nền .
"Tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, độ bao phủ vaccine vẫn còn thấp, đặc biệt, trong thời gian gần đây dịch có dấu hiệu "nóng" lên ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Chiến lược tổng thể về vaccine hiện tại vẫn cần phải dồn nguồn vaccine để bao phủ sớm nhất có thể cho người cao tuổi, người có bệnh nền để hạn chế tối đa tổn thất về sức khỏe, tính mạng mà dịch bệnh gây ra", TS Thu Anh phân tích.
Theo chuyên gia này, trẻ em là đối tượng có nguy cơ thấp trước dịch Covid-19. Lộ trình tiêm vaccine cho trẻ em cần được tính toán thật kỹ để không để xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung vaccine cho những đối tượng yếu thế trước dịch như đã đề cập. Hiện có nhiều loại vaccine Covid-19 đang được nghiên cứu để tiêm chủng trên đối tượng trẻ em.
Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam: Tiêm vaccine cho trẻ để giảm gánh nặng bệnh tật và nguy cơ xuất hiện biến thể mới Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Tiến sỹ Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam nhằm đánh giá kế hoạch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em, cũng như đưa ra khuyến cáo khi triển khai trong thời gian tới. Tiến sỹ Kidong Park, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)...