Tổng thống Hàn Quốc ăn hải sản trấn an người dân việc Nhật xả nước từ Fukushima
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã ăn trưa với hải sản trong ngày 28.8 giữa lúc người dân lo ngại về độ an toàn sau khi Nhật Bản xả nước nhiễm xạ đã qua xử lý từ nhà máy Fukushima ra biển.
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ngày 28.8 thông báo Tổng thống Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Han Duck-soo đã có cuộc họp định kỳ hằng tuần trong ngày, sau đó ăn trưa với thực đơn gồm món hải sản. Văn phòng cũng thông báo căn tin sẽ phục vụ các món hải sản mỗi ngày trong tuần này, gồm món sashimi ( hải sản tươi sống cắt lát), cá thu nướng…
Căn tin Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc phục vụ hải sản ngày 28.8. Ảnh Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc
“Lượng người ăn tại căn tin hôm nay đông gấp 1,5 lần so với bình thường, gồm nhiều nhân viên đã hủy hẹn ăn trưa ở nơi khác”, Yonhap dẫn thông báo cho biết. Các thư ký của Tổng thống Yoon Suk Yeol cũng ăn trưa tại căn tin của văn phòng và món sashimi hết sớm do nhiều người ăn.
“Văn phòng Tổng thống quyết định phục vụ các sản phẩm hải sản Hàn Quốc trong thực đơn ăn trưa tại căn tin mỗi ngày trong một tuần từ ngày 28.8, hy vọng người dân tiêu thụ các sản phẩm hải sản an toàn của chúng ta mà không lo ngại”, theo thông báo.
Nhà hàng Nhật Bản gặp khó ở Trung Quốc vì nhà máy điẹn hạt nhân thải nước nhiễm xạ
Hải sản an toàn đã trở thành chủ đề nóng tại Hàn Quốc và một số nước trong khu vực sau khi Nhật Bản bắt đầu xả nước nhiễm xạ đã được xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra Thái Bình Dương hồi tuần trước. Chính quyền Hàn Quốc nói việc xả nước thải không gây nguy cơ sức khỏe nếu được thực hiện một cách an toàn về khoa học.
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho biết lượng người ăn trưa tại căn tin trong ngày 28.8 tăng 1,5 lần so với bình thường
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc
Hôm cuối tuần, Bộ Môi trường Nhật Bản thông báo không phát hiện phóng xạ trong nước biển quanh khu vực nhà máy vài ngày sau khi xả thải. Cơ quan Thủy sản nước này cũng thông báo mẫu kiểm nghiệm cá bắt được quanh khu vực xả thải không chứa hàm lượng phóng xạ có thể phát hiện được.
Mặc dù vậy, Thủ tướng Han Duck-soo của Hàn Quốc tuần trước nói lệnh cấm nhập khẩu hải sản và các thực phẩm từ Fukushima sẽ được duy trì cho đến khi sự lo ngại của người dân giảm xuống.
Trong một diễn biến liên quan, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Masataka Okano ngày 28.8 cho biết đã triệu tập đại sứ Trung Quốc Ngô Giang Hạo để bày tỏ lo ngại về hành vi quấy nhiễu của công dân Trung Quốc đối với các công dân và tổ chức Nhật Bản tại nước này.
Theo hãng thông tấn Kyodo News, thái độ phản đối của người Trung Quốc đối với Nhật Bản đã tăng lên từ khi Tokyo bắt đầu xả nước từ nhà máy Fukushima ra biển. Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết nước này đã nhận nhiều cuộc điện thoại quấy nhiễu từ Trung Quốc về việc xả nước. Các cơ sở của Nhật tại Trung Quốc cũng nhận được những cuộc gọi tương tự.
Đại sứ Ngô của Trung Quốc cùng ngày cũng nói đã giao thiệp nghiêm khắc với Nhật Bản sau khi các cơ quan đại diện ngoại giao của Trung Quốc tại Nhật cũng nhận nhiều cuộc gọi quấy nhiễu, theo Reuters.
Hàn Quốc, Mỹ lên kế hoạch họp tham vấn chiến lược vào tháng 9
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Hàn Quốc và Mỹ đang thảo luận về kế hoạch tổ chức cuộc họp cấp thứ trưởng ngoại giao và quốc phòng theo cơ chế đối thoại song phương Nhóm tham vấn và Chiến lược răn đe mở rộng" (EDSCG) tại Seoul vào tháng 9 tới.
Cờ Hàn Quốc và Mỹ tung bay cạnh nhau tại Yongin, Hàn Quốc. Ảnh (tư liệu): Reuters
Đây là cuộc họp EDSCG lần thứ 4 và là cuộc họp đầu tiên được tổ chức tại Seoul. Phía Hàn Quốc đề xuất tổ chức cuộc họp trong tháng này nhưng Mỹ muốn dời sang tháng 9 do có sự thay đổi về vị trí Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách chính sách. Cuộc họp là một kênh tham vấn răn đe mở rộng, tiếp sau "Tuyên bố Washington" được công bố trong hội nghị thượng đỉnh Hàn - Mỹ hồi tháng 4 và cuộc họp đầu tiên của Nhóm tư vấn hạt nhân (NCG) được tổ chức tháng 7 vừa qua. Tổng thống Hàn Quốc và Tổng thống Mỹ cũng sẽ thảo luận về năng lực răn đe mở rộng tại cuộc hội đàm song phương, dự kiến diễn ra bên lề hội nghị thượng đỉnh giữa Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản vào ngày 18/8 tới.
EDSCG là nhóm tham vấn cấp cao, thảo luận về chính sách và chiến lược mà qua đó Mỹ sẽ cung cấp cho Hàn Quốc khả năng răn đe mở rộng thông qua các lực lượng hạt nhân và thông thường, khi xuất hiện các mối đe dọa và khiêu khích trong khu vực. Sau khi được đưa ra dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Park Geun Hye vào tháng 10/2016, cuộc họp EDSCG lần thứ 2 được tổ chức vào tháng 1/2018 dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Moon Jae In. Cuộc họp thứ 3 diễn ra vào năm 2022 dưới thời chính quyền Tổng thống Yoon Suk Yeol đương nhiệm. Ngay sau cuộc họp này, Hàn Quốc và Mỹ lần đầu tiên công bố một tuyên bố chung, với nội dung nhất trí "phản ứng ngay lập tức, áp đảo và quyết đoán đối với bất kỳ cuộc tấn công hạt nhân nào của Triều Tiên", Mỹ tái khẳng định cung cấp khả năng răn đe mở rộng trong trường hợp Triều Tiên sử dụng vũ khí hạt nhân chiến lược đối với Hàn Quốc.
Hàn Quốc và Mỹ sẽ vận hành các cơ quan tham vấn song phương của EDSCG và NCG, chuyên trách về răn đe mở rộng, để quan chức 2 bên chủ động thảo luận về các kế hoạch và cách thức cùng triển khai, tập trung vào hoạt động hạt nhân.
Hàn Quốc, NATO lập quan hệ đối tác hợp tác mới trong 11 lĩnh vực IPCP vạch ra hoạt động hợp tác trong 7 lĩnh vực, gồm kết nối chính trị-quân sự, phòng thủ mạng, không phổ biến vũ khí hạt nhân và chống khủng bố, trong khi ITPP tăng số lượng lĩnh vực hợp tác lên 11. Tổng thống Yoon Suk Yeol và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. (Nguồn: koreajoongang daily) Theo Yonhap, Phủ Tổng thống...