Phát hiện UAV quân sự Trung Quốc, Nhật triển khai chiến đấu cơ theo dõi
Bộ Quốc phòng Nhật Bản hôm nay 28.8 thông báo đã phát hiện một máy bay không người lái (UAV) quân sự BZK-005 của Trung Quốc bay giữa Đài Loan và đảo Yonaguni ở cực tây của Nhật Bản vào sáng cùng ngày.
Bộ Quốc phòng Nhật cho biết chiếc UAV Trung Quốc nói trên xuất phát từ biển Hoa Đông ở phía bắc Đài Loan và bay tới eo biển Ba Sĩ, nằm giữa Đài Loan và Philippines.
Bộ Quốc phòng Nhật cho hay họ đã điều một máy bay chiến đấu để theo dõi chiếc UAV của Trung Quốc. Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Trung Quốc.
Một chiến đấu cơ của Nhật. Ảnh The Japan Times
Trước đó, Bộ Quốc phòng Nhật cũng đã điều chiến đấu cơ để theo dõi hai chiếc UAV mà họ cho “có thể là của Trung Quốc” bay giữa đảo Yonaguni và Đài Loan trong ngày 25.8.
Cũng trong ngày 25.8, Bộ Quốc phòng Nhật nói rằng đã phát hiện hai máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc bay qua eo biển giữa đảo Okinawa và Miyako, nối biển Hoa Đông và Thái Bình Dương vào sáng cùng ngày.
Okinawa là nơi có một trong những căn cứ quân sự lớn của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương và là trung tâm tăng cường quốc phòng của Nhật và Mỹ nhằm ngăn chặn Trung Quốc tấn công Đài Loan hoặc các đảo gần đó thuộc Nhật, theo Reuters.
Cơ quan Phòng vệ Đài Loan nói rằng bắt đầu từ khoảng 7 giờ sáng 25.8 (theo giờ địa phương), họ đã phát hiện 22 máy bay quân sự Trung Quốc, trong đó có 13 chiếc đã bay vào vùng “phản ứng” của Đài Loan, nhưng cơ quan này không cung cấp thông tin chi tiết, theo Reuters.
Đến sáng 26.8, Cơ quan Phòng vệ Đài Loan nói rằng trong 24 giờ trước đó, họ đã phát hiện 20 máy bay của không quân Trung Quốc bay vào vùng nhận dạng phòng không của hòn đảo, theo Reuters.
Mỹ cảnh báo ‘hành vi quá khích’ của Trung Quốc ở Biển Đông
Trung Quốc với tham vọng chiến cơ thế hệ mới
Từ lâu, Trung Quốc đã được coi là bậc thầy trong kỹ nghệ "nhân bản" công nghệ. giờ đây, quốc gia này đã tiến thêm một bước bằng cách sao chép các chiến thuật không chiến của phương Tây - hay nói đúng hơn là trả tiền cho người phương Tây để họ dạy người Trung Quốc những chiến thuật đó.
Trung Quốc đã tuyển dụng các cựu phi công từ quân đội các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) để huấn luyện các phi công của mình, cho phép lực lượng không quân Trung Quốc không chỉ tận dụng kinh nghiệm của phương Tây và thay thế học thuyết cứng nhắc trước đây mà còn giúp họ hiểu rõ hơn về cách thức chiến đấu của những đối thủ tiềm tàng.
Tháng 2/2023, tờ Der Spiegel của Đức đưa tin các cựu phi công chiến đấu của Đức đã đến Trung Quốc, nơi họ dường như đã làm công việc huấn luyện để đổi lấy mức lương "thường chỉ dành cho các vận động viên chuyên nghiệp hoặc các giám đốc điều hành hàng đầu". Tờ báo này viết: "Các quan chức an ninh Đức tin rằng rất có thể các phi công này đã truyền tải lại chuyên môn quân sự và chiến thuật tác chiến bí mật, thậm chí còn thực hành các kịch bản tấn công riêng biệt".
J-20 là tiêm kích tàng hình đầu tiên của Trung Quốc, là một trong 4 loại chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 đang hoạt động.
Bài báo nói trên được đăng tải chỉ vài tháng sau khi có thông tin rằng có tới 30 cựu phi công quân sự Anh đã được thuê để đến Trung Quốc và được trả mức lương tới 270.000 USD.
Ngay cả các phi công Mỹ dường như cũng là mục tiêu của các công ty "săn đầu người" Trung Quốc. Daniel Duggan, cựu phi công thủy quân lục chiến Mỹ, đã bị cáo buộc vi phạm Đạo luật Kiểm soát xuất khẩu vũ khí vì tham gia đào tạo phi công quân sự Trung Quốc. Duggan, hiện là công dân Australia, khẳng định ông chỉ đào tạo phi công dân sự. Hiện ông này đang phải ngồi tù ở Australia và đối mặt với việc bị dẫn độ sang Mỹ.
Đồng thời, Trung Quốc đang tích cực tìm kiếm công nghệ hàng không của phương Tây, đặc biệt là động cơ phản lực. Ngành hàng không của Trung Quốc đã có những bước tiến ấn tượng và trên thực tế nước này đã phát triển được máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của riêng mình (vay mượn một số phần trong thiết kế của Mỹ). J-20 là tiêm kích tàng hình đầu tiên của Trung Quốc, đồng thời là một trong 4 chiến đấu cơ thế hệ 5 đang hoạt động trên thế giới. J-20 lần đầu bay thử vào năm 2011 và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2017. Ước tính hiện có 50-60 chiếc J-20 đang hoạt động trong không quân Trung Quốc.
Nhưng, "gót chân Achilles" của hàng không Trung Quốc vẫn là động cơ đẩy: Nước này nhập khẩu hoặc sao chép trái phép các động cơ của Nga. Ban đầu, tiêm kích J-20 của Trung Quốc phụ thuộc khá nhiều vào mẫu động cơ AL-31 nhập khẩu từ Nga. Tuy nhiên, năm 2019, Trung Quốc đã thay đổi những động cơ này thành các động cơ nội địa WS-10C. WS-10C thể hiện hiệu suất tốt nhưng không đáp ứng hết khả năng của J-20. Bắc Kinh quyết định thử nghiệm WS-15, điều này không chỉ đáp ứng được kỳ vọng của giới quân sự Trung Quốc mà còn đưa J-20 trở thành máy bay chiến đấu tốt nhất có trong biên chế không quân nước này. Những nỗ lực của Trung Quốc nhằm phát triển động cơ tiên tiến WS-15 đã bắt đầu từ những năm 1990, nhưng chỉ gần đây nó mới đạt được tiến bộ công nghệ. Truyền thông Mỹ chỉ ra rằng động cơ phản lực này đã bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt và sẽ được chuyển giao cho không quân Trung Quốc trong năm 2024, giúp nâng cao đáng kể khả năng siêu cơ động của tiêm kích J-20.
Theo một báo cáo do Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) của Mỹ công bố hồi tháng 3, "ngoài việc cố gắng phát triển động cơ đáp ứng các yêu cầu về tỷ lệ giữa lực đẩy và trọng lượng của máy bay thế hệ 5, các kỹ sư hàng không vũ trụ Trung Quốc đang phải vật lộn để đảm bảo được độ tin cậy có ý nghĩa". Báo cáo còn cho biết: "Hiện tại, động cơ phản lực của Trung Quốc cùng lắm chỉ bằng được 1/4 tuổi thọ của động cơ phương Tây".
Điều trớ trêu là các nước phương Tây đã từng vui vẻ bán công nghệ hàng không cho Trung Quốc. Khi quan hệ với Trung Quốc tan băng vào những năm 1970, Bắc Kinh có thể nhập khẩu nhiều thiết bị phần cứng, chẳng hạn như động cơ phản lực do Anh sản xuất, nhưng sau đó các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Bắc Kinh do các cáo buộc vi phạm nhân quyền năm 1989 đã khiến phần lớn hoạt động thương mại đó bị đình trệ. Để sản xuất động cơ, Trung Quốc vẫn cần nhập khẩu các công cụ, máy móc phức tạp, bao gồm thiết bị sản xuất tại Đức, Nhật Bản, Italy và Hàn Quốc.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng tìm cách khai thác các bí quyết của phương Tây, trong khi các nhà khoa học và kỹ sư của chính Trung Quốc dần dần tích lũy kinh nghiệm. Điều này bao gồm cả việc hợp tác với các trường đại học nước ngoài để tiếp cận kiến thức kỹ thuật.
Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất làm điều này. Các quốc gia luôn vay mượn chuyên môn và công nghệ quân sự từ bạn bè và kẻ thù của họ. Người Ottoman đã thổi bay những bức tường cao của Constantinople và tiêu diệt đế chế Byzantine vào năm 1453 bằng cách sử dụng những khẩu pháo chưa từng có trong lịch sử do một thợ làm súng người Hungary phát triển. Sa hoàng Nga đã sử dụng các chỉ huy nước ngoài, bao gồm cả anh hùng hải quân Mỹ John Paul Jones, người đã trở thành một đô đốc Nga. Sau Chiến tranh thế giới 2, Mỹ và Liên Xô đã đưa các nhà khoa học cũ của Đức Quốc xã đến làm việc trong các chương trình tên lửa đạn đạo và thám hiểm không gian của họ...
Cuối cùng, các nước phương Tây sẽ phải đưa ra lựa chọn, tìm cách ngăn chặn các chuyên gia và công ty Trung Quốc tiếp cận máy móc phần cứng và bí quyết của họ, cũng đồng nghĩa với việc tự tách mình khỏi thị trường Trung Quốc rộng lớn đã từng giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nhiều thập kỷ
Bộ Quốc phòng Nhật, Trung Quốc lần đầu sử dụng đường dây nóng quân sự mới Bộ Quốc phòng Nhật Bản và Trung Quốc hôm nay 16.5 lần đầu tiên sử dụng đường dây nóng quân sự mới giữa hai nước. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasukazu Hamada đã có cuộc điện đàm kéo dài 20 phút với người đồng cấp Trung Quốc Lý Thượng Phúc, theo AFP dẫn thông báo từ Bộ Quốc phòng Nhật. "[Bộ trưởng]...