Nước thải nhà máy Fukushima được xả ra biển, Trung Quốc cấm toàn bộ hải sản Nhật Bản

Theo dõi VGT trên

Công ty điều hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi TEPCO cho biết đã bắt đầu đợt xả nước thải phóng xạ đã qua xử lý đầu tiên ra Thái Bình Dương hôm 24/8.

Nước thải nhà máy Fukushima được xả ra biển, Trung Quốc cấm toàn bộ hải sản Nhật Bản - Hình 1

Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi với các bồn chứa nước thải phóng xạ. (Ảnh: AP)

Đây được coi là một động thái gây tranh cãi dẫn đến việc Trung Quốc cấm hải sản Nhật Bản.

Video quay trực tiếp từ phòng điều khiển tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi cho thấy, một nhân viên bật máy bơm nước thải phóng xạ đã qua xử lý ra biển chỉ bằng một cú nhấp chuột, đ.ánh dấu sự khởi đầu của kế hoạch gây tranh cãi dự kiến ​​sẽ kéo dài hàng thập kỷ.

TEPCO sau đó xác nhận rằng máy bơm nước thải ra biển đã được kích hoạt lúc 13h03 ngày 24/8 (giờ địa phương, tức 16h03 theo giờ GMT). Giám đốc điều hành TEPCO Junichi Matsumoto thông tin, việc xả nước thải hôm 24/8 đã được lên kế hoạch bắt đầu với quy mô nhỏ để đảm bảo an toàn.

Nước thải nhà máy Fukushima được xả ra biển, Trung Quốc cấm toàn bộ hải sản Nhật Bản - Hình 2

Nước thải phóng xạ được lưu trữ trong khoảng 1.000 bể chứa. (Ảnh: AP)

Theo đó, TEPCO sẽ thải tổng cộng 7.800 tấn nước ra biển trong 17 ngày tới, liên tục 24h/ngày kể từ ngày 24/8. Nhân viên TEPCO lấy mẫu nước và cá sau đó để phân tích, dự kiến công bố kết quả “sớm nhất vào ngày 25/8″.

TEPCO cho biết, một máy bơm xả nước thải bổ sung đã được kích hoạt 20 phút sau lần bơm đầu tiên. Theo lãnh đạo nhà máy Fukushima, cho đến nay, mọi việc đang diễn ra suôn sẻ.

Ngư dân Nhật Bản đã phản đối kế hoạch xả nước thải phóng xạ trên vì lo ngại việc này sẽ gây tổn hại thêm danh tiếng hải sản của họ. Các nhóm ở Trung Quốc và Hàn Quốc cũng đưa ra quan ngại, biến nó trở thành một vấn đề chính trị và ngoại giao.

Nước thải nhà máy Fukushima được xả ra biển, Trung Quốc cấm toàn bộ hải sản Nhật Bản - Hình 3

Các nhà hoạt động môi trường phản đối Nhật Bản xả nước thải phóng xạ đã qua xử lý ra Thái Bình Dương ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 24/8. (Ảnh: AP)

Video đang HOT

Để đáp trả việc Nhật Bản xả nước thải phóng xạ ra biển, Trung Quốc đã cấm hải sản nhập khẩu từ Nhật Bản, theo tuyên bố của cơ quan hải quan Trung Quốc hôm 24/8. Theo thông báo, lệnh cấm hải sản Nhật Bản có hiệu lực ngay lập tức và sẽ ảnh hưởng đến tất cả các sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ Nhật Bản, bao gồm cả hải sản.

Các nhà chức trách Trung Quốc cho biết, họ sẽ “linh hoạt điều chỉnh các biện pháp quản lý liên quan một cách phù hợp để ngăn chặn nguy cơ nước thải nhiễm phóng xạ (ảnh hưởng) đối với sức khỏe và an toàn thực phẩm của đất nước chúng ta”.

Tuy nhiên, Chính phủ Nhật Bản và TEPCO khẳng định, nước thải phóng xạ phải được xả ra biển để nhà máy Fukushima tiếp tục ngừng hoạt động và ngăn ngừa tình trạng rò rỉ ngẫu nhiên. Họ cho rằng việc xử lý và pha loãng sẽ làm cho nước thải an toàn hơn tiêu chuẩn quốc tế và tác động môi trường của nó sẽ là không đáng kể.

Tony Hooker, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Giáo dục, Đổi mới Bức xạ tại Đại học Adelaide, khẳng định, nước thải ra từ nhà máy Fukushima là an toàn: “Nó chắc chắn thấp hơn nhiều so với hướng dẫn về nước uống của Tổ chức Y tế Thế giới. Nó an toàn”.

Nước thải nhà máy Fukushima được xả ra biển, Trung Quốc cấm toàn bộ hải sản Nhật Bản - Hình 4

Việc xả nước thải sẽ được bắt đầu với quy mô nhỏ để đảm bảo an toàn. (Ảnh: AP)

Tuy nhiên, một số nhà khoa học cho rằng tác động lâu dài của chất phóng xạ nồng độ thấp còn sót lại trong nước cần được chú ý.

Trong một tuyên bố hôm 24/8, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Mariano Grossi xác nhận: “Các chuyên gia của IAEA đã có mặt tại hiện trường với vai trò là quan sát viên của cộng đồng quốc tế và đảm bảo rằng việc xả nước thải được thực hiện theo kế hoạch phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn của IAEA”.

IAEA cho biết, cơ quan này sẽ ra mắt một trang web để cung cấp dữ liệu trực tiếp về vụ xả thải và lặp lại cam kết rằng IAEA sẽ có mặt tại chỗ trong suốt thời gian xả nước thải.

Việc xả nước thải phóng xạ đã qua xử lý bắt đầu diễn ra hơn 12 năm sau vụ nổ hạt nhân vào tháng 3/2011 do trận động đất và sóng thần lớn gây ra. Nước thải phóng xạ được thu gom và tái chế một phần dưới dạng nước làm mát sau khi xử lý, phần còn lại được lưu trữ trong khoảng 1.000 bể chứa, hiện đã lấp đầy 98% công suất 1,37 triệu tấn. Những bể chứa nước này chiếm phần lớn diện tích khu phức hợp nhà máy Fukushima và phải được giải phóng để xây dựng cơ sở vật chất mới cần thiết cho quá trình ngừng hoạt động của nhà máy.

Toàn cảnh việc xả nước thải từ nhà máy Fukushima ra biển khiến láng giềng Nhật Bản bất an

Kế hoạch của Nhật Bản xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển đã làm dấy lên lo lắng ở cả trong và ngoài nước.

Toàn cảnh việc xả nước thải từ nhà máy Fukushima ra biển khiến láng giềng Nhật Bản bất an - Hình 1
Các bể chứa nước thải chưa qua xử lý tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Nhật Bản, ngày 20/1. Ảnh: AFP/TTXVN

Kể từ trận sóng thần năm 2011 làm hư hại nghiêm trọng nhà máy Fukushima, hơn một triệu tấn nước thải qua xử lý đã tích tụ ở đó.

Nhật Bản muốn xả số nước thải này ra Thái Bình Dương. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) trong tuyên bố ngày 4/7 nêu rõ kết quả đ.ánh giá mà cơ quan này tiến hành trong 2 năm qua cho thấy kế hoạch nói trên của Nhật Bản phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn.

Mặc dù vậy, kể từ khi được công bố cách đây hai năm, kế hoạch này đã gây tranh cãi ở Nhật Bản. Các nhóm công nghiệp hải sản và đ.ánh bắt cá ở Nhật Bản bày tỏ lo ngại về sinh kế của họ bởi người tiêu dùng có thể tránh mua hải sản.

Các nước láng giềng Nhật Bản cũng không hài lòng. Trung Quốc là bên lên tiếng mạnh mẽ nhất. Vào ngày 4/7, Trung Quốc chỉ trích báo cáo của IAEA cho rằng kết luận đó là "một chiều".

Kế hoạch của Nhật Bản

Kể từ sau thảm họa kép động đất kèm sóng thần năm 2011, công ty điện lực Tokyo (Tepco), cơ quan vận hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị hư hỏng, đã bơm nước vào để làm mát các thanh nhiên liệu của lò phản ứng hạt nhân. Nước sau đó được xử lý và tích trữ trong bể chứa.

Hơn 1.000 bể chứa đã được lấp đầy và Nhật Bản cho biết đây không phải là giải pháp lâu dài bền vững. Nhật Bản này muốn dần dần xả lượng nước đã qua xử lý này ra Thái Bình Dương trong vòng 30 năm tới đồng thời khẳng định nước được xả ra là an toàn.

Xả nước thải đã qua xử lý vào đại dương là một hoạt động thông thường đối với các nhà máy hạt nhân. Tuy nhiên, đây là sản phẩm phụ của một sự cố nên không phải là chất thải hạt nhân thông thường.

Tepco lọc nước ở Fukushima thông qua Hệ thống xử lý chất lỏng tiên tiến (ALPS), giúp giảm hầu hết các chất phóng xạ đạt đến tiêu chuẩn an toàn có thể chấp nhận được, ngoại trừ tritium và carbon-14. Tritium và carbon-14 lần lượt là các dạng phóng xạ của hydro, carbon và rất khó tách khỏi nước.

Chúng hiện diện rộng rãi trong môi trường tự nhiên, nước và cả trong cơ thể con người bởi được hình thành trong bầu khí quyển của Trái Đất và có thể đi vào vòng tuần hoàn nước. Cả hai đều phát ra mức độ phóng xạ rất thấp nhưng có thể gây rủi ro nếu tiêu thụ với số lượng lớn.

Toàn cảnh việc xả nước thải từ nhà máy Fukushima ra biển khiến láng giềng Nhật Bản bất an - Hình 2
Hải sản đ.ánh bắt từ bờ biển Fukushima được bày bán tại chợ cá ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Nước được lọc sẽ trải qua một quá trình xử lý khác, sau đó được pha loãng với nước biển để giảm nồng độ của các chất còn lại trước khi thải ra đại dương. Tepco cho biết hệ thống van của họ sẽ đảm bảo không có nước thải chưa pha loãng nào vô tình thoát ra ngoài.

Chính phủ Nhật Bản cho biết mức tritium cuối cùng - khoảng 1.500 becquerel/lít - an toàn hơn nhiều so với mức mà các cơ quan quản lý yêu cầu đối với việc xả chất thải hạt nhân hoặc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo đối với nước uống.

Bên cạnh đó, Tepco cho biết mức carbon-14 cũng sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn. Tepco và chính phủ Nhật Bản đã tiến hành các nghiên cứu để chỉ ra rằng nước xả ra sẽ ít gây rủi ro cho con người và sinh vật biển.

Nhiều nhà khoa học cũng đã ủng hộ kế hoạch này. "Nước được xả ra sẽ là một giọt nước trong đại dương, cả về thể tích và độ phóng xạ. Không có bằng chứng nào cho thấy hàm lượng đồng vị phóng xạ cực thấp này tác động xấu đến sức khỏe", chuyên gia Gerry Thomas, người đã làm việc với các nhà khoa học Nhật Bản và tư vấn cho IAEA về các báo cáo của Fukushima, nhận định.

Lập luận của phía phản đối

Toàn cảnh việc xả nước thải từ nhà máy Fukushima ra biển khiến láng giềng Nhật Bản bất an - Hình 3
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở quận Fukushima, Nhật Bản ngày 4/7. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Tổ chức Greenpeace đã công bố các báo cáo nghi ngờ về quy trình xử lý của Tepco, cáo buộc rằng nó chưa đủ để loại bỏ các chất phóng xạ.

Các ý kiến chỉ trích cho rằng Nhật Bản nên giữ nước đã qua xử lý trong các bể chứa trong thời điểm hiện tại. Họ cho rằng điều này kéo dài thời gian để phát triển các công nghệ xử lý mới để lượng phóng xạ còn lại giảm đi một cách tự nhiên. Một số nhà khoa học nhận định rằng cần nhiều nghiên cứu hơn về tác động của nó đối với đáy đại dương và sinh vật biển.

Quan điểm của các nước láng giềng?

Trung Quốc đã yêu cầu Nhật Bản đạt được thỏa thuận với các nước trong khu vực và các tổ chức quốc tế trước khi xả nước thải đã qua xử lý ra biển. Bắc Kinh cảnh báo Tokyo nếu tiến hành kế hoạch thì "phải gánh chịu mọi hậu quả".

Tokyo đã đàm phán với các nước láng giềng và tổ chức để một đoàn chuyên gia Hàn Quốc đến thăm nhà máy Fukushima vào tháng 5. Hàn Quốc vào ngày 4/7 tuyên bố "tôn trọng" những phát hiện của IAEA.

Nhưng trong một cuộc thăm dò gần đây, 80% người dân Hàn Quốc được chỏi cho biết họ lo lắng về việc xả nước này. Quốc hội Hàn Quốc trong tuần trước đã thông qua một nghị quyết phản đối kế hoạch xả nước - mặc dù không rõ điều này sẽ có tác động gì đối với quyết định của Nhật Bản. Các quan chức Hàn Quốc cũng tiến hành "kiểm tra gắt gao" hải sản và tuân thủ lệnh cấm nhập khẩu hải sản của Nhật Bản từ các khu vực xung quanh nhà máy Fukushima.

Để xoa dịu nỗi sợ hãi của công chúng, Thủ tướng Han Duck-soo cho biết ông sẵn sàng uống nước từ Fukushima để chứng minh rằng nó an toàn. Vào tuần trước, một quan chức Hàn Quốc cho biết chỉ một phần nhỏ nước thải sẽ đến vùng biển Hàn Quốc.

Phản ứng của Nhật Bản

Chính quyền Nhật Bản và Tepco đã tìm cách thuyết phục những người chỉ trích bằng cách giải thích khoa học quá trình xử lý và họ sẽ tiếp tục làm như vậy với "mức độ minh bạch cao" theo lời của Thủ tướng Fumio Kishida ngày 4/7.

Trong các tài liệu được công bố trên trang web của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, nước này cũng chỉ ra rằng các nhà máy hạt nhân khác trong khu vực - đặc biệt là ở Trung Quốc - thải ra nước có hàm lượng tritium cao hơn nhiều.

Theo một số báo cáo, với việc IAEA gật đầu, Nhật Bản có thể bắt đầu xả nước thải đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima vào đầu tháng 8.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉnh Rostov ở Nga bị hàng chục UAV của Ukraine tấn công ồ ạt
08:20:36 16/06/2024
Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc kêu gọi sinh viên y khoa sớm quay trở lại trường học
19:04:05 14/06/2024
Con trai Tổng thống Joe Biden rút đơn kiện cựu luật sư riêng của ông Donald Trump
19:09:52 14/06/2024
Kích thước cá voi xám Thái Bình Dương giảm dần do Trái Đất nóng lên
13:12:02 15/06/2024
Thương vụ vũ khí bí mật khiến Nga 'mất' đồng minh quan trọng?
06:49:44 15/06/2024
Nhật Bản hỗ trợ Ukraine bằng thỏa thuận an ninh kéo dài 10 năm
06:55:20 15/06/2024
Sóng nhiệt dữ dội tại Mỹ, nắng nóng gay gắt ở CH Cyprus và Hy Lạp
17:10:02 15/06/2024
Ukraine và phương Tây xung đột về chiến đấu cơ F-16
20:45:01 14/06/2024

Tin đang nóng

Quyền Linh suýt khóc, cảm giác mình như "hai lúa" khi bước vào lễ tốt nghiệp xịn sò của con gái
13:02:45 16/06/2024
Trang Trần nhận trợ cấp ở Mỹ, được chủ cho 1 tỷ mua xe hơi hậu bị đuổi việc
14:08:38 16/06/2024
Chồng với bồ nhí vào nhà nghỉ, vợ cúi mặt đi qua, lát sau anh c.hết ngất khi việc bất ngờ xảy ra
13:00:48 16/06/2024
Cuộc sống t.uổi xế chiều của con trai cố danh ca Hùng Cường sau nhiều biến cố
14:54:36 16/06/2024
Eunji (Apink): Nữ idol bị tố hơn thua với BlackPink, drama ngập trời
13:09:48 16/06/2024
Sao Việt 16/6: Ông xã Thanh Hằng nhõng nhẽo vợ, MC Mai Ngọc bình yên sau ly hôn
14:27:44 16/06/2024
Review nóng tập 1 Anh Trai Say Hi: 3 tiếng rưỡi chưa bao giờ dài đến thế, Anh Tú tưởng nhạt lại gánh còng lưng!
15:54:21 16/06/2024
Chồng Hằng Du Mục: Từng ôm thắm thiết Quang Linh vlog, giờ ghen với "em ruột"
15:35:13 16/06/2024

Tin mới nhất

Armenia nêu điều kiện ở lại liên minh CSTO do Nga đứng đầu

17:16:40 16/06/2024
Thủ tướng Pashinyan trong nhiều tháng đã cáo buộc CSTO không bảo vệ Armenia trước các cuộc tấn công của Azerbaijan, đe dọa rời khỏi khối nếu Nga không đưa ra những đảm bảo lớn hơn, trong khi tìm cách xích lại gần Mỹ và EU.

Nắng nóng tiếp tục thiêu đốt Thủ đô Ấn Độ

16:31:28 16/06/2024
Theo bà Selomi Garnaik - một trong những thành viên tham gia nghiên cứu của tổ chức Greenpeace Ấn Độ, những người làm việc ngoài trời phải đối mặt với những tác động nghiêm trọng đến sức khỏe.

Israel xác nhận 8 binh sĩ bị t.hiệt m.ạng trong vụ nổ ở Rafah

16:29:10 16/06/2024
Trong một diễn biến khác, Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cùng ngày thông báo quan chức này sẽ thăm Mỹ vào cuối tháng này và thảo luận với người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin về các diễn biến an ninh hiện tại.

Mỹ công bố gói viện trợ hơn 1,5 tỷ USD cho Ukraine

16:27:04 16/06/2024
Bà Harris cũng công bố hơn 379 triệu USD từ Bộ Ngoại giao và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) dành cho hỗ trợ nhân đạo, giúp đỡ người tị nạn và bảo đảm cung cấp lương thực, nước uống, nơi ở, dịch vụ vệ sinh cho hàng triệu người dân...

Singapore đóng cửa các bãi biển do sự cố tràn dầu

16:22:46 16/06/2024
Dầu loang từ bến tàu Pasir Panjang, cách hòn đảo du lịch nổi tiếng Sentossa chưa đầy 10km. Vụ việc xảy ra chiều 14/6 khi một tàu nạo vét treo cờ Hà Lan đ.âm phải một tàu chở dầu treo cờ Singapore đang neo đậu.

Việt Nam tham dự lễ hội ẩm thực và văn hoá lớn nhất Praha

15:04:47 16/06/2024
Trong khi đó, các sản phẩm truyền thống như nón lá, khăn lụa cũng được nhiều khách thăm quan lựa chọn làm món quà kỷ niệm đầy ý nghĩa.

Tổng thống Putin tiết lộ số binh sĩ tham gia xung đột tại Ukraine

14:32:38 16/06/2024
Đến tháng 5, tạp chí Mỹ Financial Times đưa tin làn sóng tuyển quân hàng loạt lần hai ở Nga sẽ diễn ra vào cuối năm nay. Một lần nữa, người phát ngôn Peskov bác bỏ tuyên bố.

Lễ rước quân kỳ mừng sinh nhật Vua Charles III của Anh

14:31:48 16/06/2024
Trooping the Colour năm nay là lễ diễu hành mừng sinh nhật Vua Charles III lần thứ hai kể từ khi ông lên ngôi và lần đầu tiên kể từ khi ông được chẩn đoán mắc ung thư.

Tổng thống Brazil đề xuất với G7 đ.ánh thuế giới siêu giàu

14:19:04 16/06/2024
Tổng thống Brazil, Chủ tịch G20 năm 2024, nhấn mạnh liên minh toàn cầu này sẽ là chìa khóa để chấm dứt đói nghèo, vấn đề mà hiện tại vẫn là nỗi ám ảnh của nhân loại.

Tác động với Nga từ các lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ

14:18:22 16/06/2024
Lệnh trừng phạt mới của Mỹ buộc chấm dứt giao dịch đồng USD và đồng euro trên sàn giao dịch chính của Nga, gây rối loạn thị trường tài chính và có thể thúc đẩy nước này dạng hóa sang thị trường châu Á.

Tân Tổng thống Slovakia tuyên thệ nhậm chức

09:18:29 16/06/2024
Slovakia tiến hành lễ nhậm chức tổng thống với các biện pháp an ninh được siết chặt. Cảnh sát và hàng rào di động đã được triển khai xung quanh khu vực Nhà hát giao hưởng quốc gia Slovakia.

Hàng triệu người vượt nắng nóng dự lễ hành hương Hajj

08:51:28 16/06/2024
Giới chức Saudi Arabia đã kêu gọi người hành hương uống nhiều nước và thực hiện các biện pháp bảo vệ cơ thể khi phải tiếp xúc với ánh nắng Mặt Trời.

Có thể bạn quan tâm

Diễn biến mới vụ hơn 100 viên chức bị thu lại t.iền hỗ trợ chống dịch Covid-19

Pháp luật

18:31:56 16/06/2024
Cụ thể, Trung tâm Y tế huyện Con Cuông được UBND huyện cấp kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ cán bộ tham gia chương trình tiêm chủng Covid-19 năm 2022 vào 2 đợt. Đợt 1 với số t.iền gần 595 triệu đồng và đợt 2 là hơn 1 tỷ đồng.

Cách làm thạch vải giải nhiệt thơm ngon núng nính, mát lịm cho ngày hè nắng gắt

Ẩm thực

18:21:08 16/06/2024
Với vị ngọt tự nhiên của vải tươi, cùng độ núng nính của thạch, món ăn này không chỉ giúp xua tan cơn khát mà còn đem lại cảm giác sảng khoái tuyệt vời.

Cháy nhà trong đêm khiến 3 người t.ử v.ong tại Bắc Giang

Tin nổi bật

18:17:07 16/06/2024
Đám cháy xảy ra tại số nhà 43, đường Hoàng Hoa Thám, phường Đa Mai, TP Bắc Giang (Bắc Giang) khiến 3 người t.ử v.ong.

Tử vi ngày mới 12 con giáp ngày 17/6/2024: Mão thuận lợi, Mùi chú trọng về kỹ năng mềm.

Trắc nghiệm

18:06:56 16/06/2024
Tử vi 12 con giáp đầy đủ nhất hôm nay ngày 17/6/2024, tử vi ngày mới nhận định về công việc, tài chính, tình duyên, sức khỏe của 12 con giáp: Tý, Sửu,

Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Na Trát đọ sắc với mỹ nhân "đẹp chấn động thế gian", Quan Hiểu Đồng thần thái sau vụ mất mặt ở sự kiện

Sao châu á

18:02:55 16/06/2024
Chiều 16/6, sự kiện Đêm hội điện ảnh Weibo đã chính thức diễn ra tại Trung Quốc. Thảm đỏ năm nay quy tụ các diễn viên nổi tiếng của Cbiz như Cổ Lực Na Trát, Châu Dã, Quan Hiểu Đồng,...

VCT Pacific Stage 2: Crazyguy và các đồng đội thua trận mở màn

Mọt game

17:56:01 16/06/2024
Dù có màn trở lại mạnh mẽ tại ván 1, BLEED Esports của Ngô Crazyguy Công Anh vẫn nhận thất bại chung cuộc 1-2 trước Team Secret (TS), qua đó thua trận đầu tiên tại VCT Pacific Stage 2.

"Thánh sống" của màn ảnh Hàn từng "cưới" Song Hye Kyo, tái xuất ở phim 16+ cực kịch tính

Phim châu á

17:48:08 16/06/2024
Nam tài tử Hàn Quốc này có sự nghiệp cực kỳ vẻ vang và đang là cái tên được quan tâm ở thời điểm hiện tại nhờ bộ phim điện ảnh mới.

Thúy Ngân bị sốt, Jun Vũ người m.áu m.e khi dầm mưa 10 tiếng quay phim

Hậu trường phim

17:41:06 16/06/2024
Cùng dầm mưa với Thúy Ngân và Jun Phạm hơn 10 tiếng đồng hồ, Jun Vũ khẳng định vai Quỳnh Châu là vai khách mời khó nhất trong 7 năm chưa cưới sẽ chia tay .

Quyền Linh xót xa kỹ sư điện đi hỏi cưới bị nhà người yêu đuổi về

Tv show

17:38:23 16/06/2024
Kỹ sư điện 31 t.uổi đến Bạn muốn hẹn hò tìm bạn gái, trải lòng về quá khứ từng bị nhà bạn gái coi thường khiến Quyền Linh không khỏi xót xa.

Vụ cháy 3 người mất tại Bắc Giang: Lửa bùng từ nơi để xe điện, khí độc lan nhanh

Xã hội

17:33:21 16/06/2024
Điều tra vụ cháy nhà dân ở TP Bắc Giang khiến 3 người mất, công an xác định lửa bùng lên tại khu vực để xe đạp điện tầng 1 của ngôi nhà, sau đó lan nhanh, sinh ra nhiều khói, khí độc.

Chồng nói có 1,5 tỷ làm nhà, nhưng vừa xây xong phần móng thì đã nợ đầm đìa, khi chủ nợ đến đòi, anh liền lộ âm mưu đê hèn

Góc tâm tình

17:09:35 16/06/2024
Vì có chỗ dựa quá tốt nên chồng tôi muốn được dựa mãi. Năm trước tôi được bố mẹ đẻ cho 1 suất đất, nhiều lần chồng nói muốn xây nhà nhưng tôi không đồng ý.