Tổn thương gan do uống men gạo đỏ để hạ mỡ máu
Một phụ nữ 64 tuổi, sống ở Detroit, Mỹ, đã phải nhập viện do tổn thương gan cấp sau 6 tuần uống loại chế phẩm bổ sung men gạo đỏ (red yeast rice) với hy vọng nó sẽ giúp làm giảm mỡ máu
Chế phẩm Men gạo đỏ mà bệnh nhân đã sử dụng.
Men gạo đỏ là một phương thuốc Đông y tự nhiên được cho là có thể thay thế cho thuốc hạ cholesterol
Các bác sĩ tại Hệ thống Y tế Henry Ford, Michigan, đã báo cáo về trường hợp này trên tờ BMJ Case Reports.
Họ cảnh báo rằng các chế phẩm bổ sung tự nhiên không phải lúc nào cũng an toàn nhất, và việc sử dụng men gạo đỏ cần rất thận trọng.
“Như trường hợp này chứng minh, men gạo đỏ có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng, chẳng hạn như tổn thương gan cấp tính”, các tác giả cho biết.
Men gạo đỏ là một chế phẩm bổ sung được chế biến bằng cách lên men gạo đã đồ chín với nấm thực phẩm, và được quảng cáo là có tác dụng làm giảm cholesterol thay cho thuốc.
Nó chứa monacolin K, một hoạt chất tương tự có trong thuốc lovastatin làm giảm cholesterol.
Người phụ nữ nói trên đã uống 1200mg sản phẩm men gạo đỏ Now Foods mỗi ngày do không muốn uống statin.
Loại men gạo đỏ này được đóng ở dạng viên nang bán với giá 25,99 đô la/60 viên trên trang web của nhà sản xuất, nhưng có thể mua được chỉ với giá 11,47 đô la/60 viên trên Amazon.
Một số người uống statin – nhóm thuốc hạ mỡ máu – gặp phải những tác dụng phụ nhẹ như tiêu chảy, đau đầu hoặc cảm thấy ốm. Bằng chứng cho thấy thuốc cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nhóm thuốc cứu sống tính mạng này đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ bệnh tim.
Sau hai tuần uống men gạo đỏ, người phụ nữ cảm thấy no sớm hơn bình thường sau khi ăn, mệt mỏi và đầy hơi. Nước tiểu sẫm màu hơn, phân nhạt màu và sau đó là vàng da.
6 tuần trước đó, ngoài việc có cholesterol cao, còn thì người phụ nữ có vẻ khỏe mạnh.
Bà có lối sống năng động, không hút thuốc và không mắc bệnh gan cũng như khôngtiếp xúc với người bệnh. Ngoài việc tiêm B12 để điều trị thiếu máu, bệnh nhân không dùng bất kỳ loại thuốc nào.
Sinh thiết gan cho thấy những phát hiện phù hợp với tổn thương gan do thuốc cấp tính (DILI).
Các bác sĩ loại trừ việc uống hai ly rượu vang đỏ mỗi tối là nguyên nhân gây tổn thương gan ở người bệnh, mặc dù cho biết nó có thể đã góp phần.
Họ nói: “Các chế phấm bổ sung không phải lúc nào cũng an toàn hơn thuốc kê đơn, và các bác sĩ và bệnh nhân nên tìm hiểu về tác dụng phụ của chúng trước khi sử dụng hoặc cho phép sử dụng.”
Video đang HOT
Bệnh nhân được điều trị bằng corticoid và chức năng gan được theo dõi trong vài tuần sau khi xuất viện. Bà được khuyên không nên sử dụng men gạo đỏ một lần nữa.
Báo cáo này chỉ đề cập đến một trường hợp, nhưng còn có những trường hợp khác – Hệ thống giám sát các sản phẩm sức khỏe tự nhiên của Ý đã tìm thấy mười báo cáo về tổn thương gan liên quan đến gạo men đỏ trong khoảng thời gian từ tháng 4 năm 2002 đến tháng 9 năm 2015.
Các tác giả cảnh báo rằng gạo men đỏ mang những nguy cơ tương tự như lovastatin, và có thể mất nhiều tháng để phục hồi.
Họ nhấn mạnh rằng những hậu quả này “rất khó dự đoán trước, một phần vì không có quy định về nồng độ monacolin K trong men gạo đỏ” – do đó cần có những quy định chặt chẽ hơn.
Ước tính có tới 30 triệu người dùng statin ở Mỹ. Sáu triệu người dùng chúng ở Anh, ngăn chặn 80.000 cơn đau tim và đột quỵ mỗi năm với chi phí khoảng 20 bảng (khoảng 700 nghìn đồng) mỗi năm cho mỗi bệnh nhân.
Khoảng sáu triệu người ở Anh có thể được lợi từ việc dùng statin, nhưng lại không uống.
Một số người bắt đầu dùng thuốc nhưng dừng lại – với khoảng 5 – 20% bỏ thuốc vì đau cơ, một tác dụng phụ phổ biến.
Cholesterol cao là gì?
Cholesterol là một chất béo rất quan trọng cho hoạt động bình thường của cơ thể.
Nhưng quá nhiều có thể khiến nó tích tụ trong các động mạch, hạn chế lưu thông máu đến tim, não và phần còn lại của cơ thể.
Điều này làm tăng nguy cơ đau thắt ngực, đau tim, đột quỵ và huyết khối.
Cholesterol được tạo ra ở gan và được vận chuyển trong máu bởi protein.
Đầu tiên – lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) – mang cholesterol từ các tế bào đến gan, nơi nó được giáng hóa và đào thải. Đây là “cholesterol tốt”.
‘Cholesterol xấu’ – lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) – mang cholesterol đến các tế bào, với lượng quá nhiều sẽ tích tụ trong các thành động mạch.
Cholesterol cao có thể là do di truyền nhưng nó cũng liên quan đến chế độ ăn giàu chất béo bão hòa, cũng như hút thuốc lá, tiểu đường, huyết áp cao và tiền sử gia đình bị đột quỵ hoặc bệnh tim.
Cholesterol trong máu được đo bằng đơn vị gọi là milimol trên một lít máu, thường được viết tắt là mmol/L.
Nói chung chỉ số của người trưởng thành khỏe mạnh nên từ 5mmol/L trở xuống, trong khi mức LDL không nên quá 3mmol/L. Mức HDL lý tưởng là trên 1mmol/L.
Cholesterol có thể được hạ xuống nhờ chế độ ăn lành mạnh ít chất béo; không hút thuốc lá; và tập thể dục thường xuyên.
Nếu những điều này không giúp ích, thuốc giảm cholesterol như các statin có thể được kê đơn.
Cẩm Tú
Theo DM
10 cách dùng giấm táo chữa bệnh tự nhiên
Giấm trắng rất phổ biến nhưng giấm táo được cho là sử dụng an toàn hơn.
Giấm táo là thuốc tự nhiên chữa nhiều bệnh hiệu quả - SHUTTERSTOCK
Các lợi ích rộng rãi của nó bao gồm từ chữa nấc đến giảm triệu chứng cảm lạnh. Nhiều người đã chuyển sang dùng giấm táo để hỗ trợ các vấn đề về sức khỏe như tiểu đường, ung thư, tim mạch, cholesterol cao và các vấn đề về cân nặng, theo Reader.
Giảm đau dạ dày
Một trong những cách phổ biến nhất trong dùng giấm táo là sử dụng nó để khắc phục sự khó chịu của dạ dày. Chỉ cần nhấm nháp một ít giấm táo trộn với nước.
Nếu nhiễm trùng vi khuẩn là căn nguyên của bệnh tiêu chảy, giấm táo có thể giúp ngăn chặn khó chịu dạ dày, nhờ vào đặc tính kháng sinh của nó.
Hơn nữa, một số chuyên gia về phương thuốc dân gian cho rằng giấm táo có chứa pectin, có thể giúp làm dịu co thắt ruột.
Làm dịu cổ họng
Ngay khi bạn cảm thấy đau nhói ở cổ họng, hãy sử dụng giấm táo làm sạch mầm bệnh để giúp tránh nhiễm trùng tiến triển. Hóa ra, hầu hết các vi trùng không thể sống sót trong môi trường a xít từ giấm. Chỉ cần pha 1/4 chén giấm táo với 1/4 cốc nước ấm và súc miệng mỗi giờ, theo Reader.
Giảm mỡ máu
Giấm táo có khả năng giúp giảm cholesterol ở người, một nghiên cứu năm 2006 cho thấy a xít axetic trong giấm làm giảm cholesterol xấu ở chuột.
Ngoài ra, một nghiên cứu của Nhật Bản cho thấy 15 ml giấm táo mỗi ngày làm giảm cholesterol ở những người tham gia nghiên cứu.
Một nghiên cứu khác ở người từ Harvard (Mỹ) cho thấy những phụ nữ ăn salad trộn giấm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, theo Reader.
Hỗ trợ giảm cân
Nhâm nhi giấm táo trước khi ăn có thể hỗ trợ giảm cân. Hãy thử phương thuốc dân gian này: thêm 1 muỗng cà phê mật ong và 1 muỗng cà phê giấm táo vào một cốc nước ấm và uống nó 30 phút trước khi ăn.
Giấm táo có lợi cho da cũng như cơ thể
Trên trang web của mình, tiến sĩ Mehmet Oz khuyên dùng giấm táo như một cách trị gàu. Độ a xít của giấm táo làm thay đổi độ pH của da đầu, khiến nấm men khó phát triển hơn. Trộn 1/4 chén giấm táo với 1/4 cốc nước trong chai xịt và xịt lên da đầu. Quấn tóc trong một chiếc khăn và để yên trong 15 phút đến một giờ, sau đó gội đầu sạch.
Làm cách này hai lần một tuần để có kết quả tốt nhất.
Chữa chuột rút
Chuột rút ở chân thường có thể là dấu hiệu cho thấy bạn thiếu kali. Một trong nhiều lợi ích của giấm táo là nó có hàm lượng kali cao. Cho 2 muỗng canh giấm táo và một muỗng cà phê mật ong vào một cốc nước ấm và uống để giảm chứng chuột rút vào ban đêm, theo Reader.
Kiểm soát hôi miệng
Nếu đánh răng và nước súc miệng đúng cách, hãy thử dùng biện pháp khắc phục tại nhà bằng cách sử dụng giấm táo để kiểm soát hôi miệng.
Súc miệng bằng giấm táo, hoặc uống một muỗng cà phê giấm táo pha loãng với nước để tiêu diệt vi khuẩn gây mùi.
Duy trì đường huyết
Một ít giấm táo có thể giúp giữ cho lượng đường huyết cân bằng, theo một số nghiên cứu.
Một nghiên cứu về những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 người dùng insulin đã phát hiện ra rằng uống hai muỗng canh giấm táo trước khi đi ngủ sẽ khiến lượng glucose giảm vào buổi sáng.
Một nghiên cứu khác tại Đại học bang Arizona (Mỹ) cho thấy những người kháng insulin uống hỗn hợp giấm táo và nước trước khi ăn một bữa ăn nhiều carbohydrate có lượng đường huyết thấp hơn sau đó. Các nhà khoa học tin rằng tác dụng hạ đường huyết của giấm táo có lợi cho những bệnh nhân này nhất, theo Reader.
Giảm căng thẳng do tập thể dục
Tập thể dục và đôi khi căng thẳng cực độ khiến a xít lactic tích tụ trong cơ thể, gây ra mệt mỏi. Điều thú vị là các a xít amin có trong giấm táo hoạt động như thuốc giải độc. Hơn nữa, giấm táo có chứa kali và enzyme có thể làm giảm cảm giác mệt mỏi đó.
Giảm nghẹt mũi
Lần tới khi bạn cảm lạnh, hãy uống giấm táo. Nó chứa kali, chất nhầy; và a xít axetic ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh, có thể góp phần gây nghẹt mũi. Trộn một muỗng cà phê giấm táo trong một cốc nước và uống để giúp thoát xoang.
Theo thanhnien
Ở con lợn có một loại "thuốc" rất tốt, có thể giúp hạ huyết áp, hạ đường huyết, giảm mỡ máu, chống lão hóa, rất ít người biết Thông thường mọi người cho rằng, những thứ ở trên cơ thể con lợn đều có hàm lượng cholesterol cao, lipid trong máu cao,... và rất nhiều người khi làm thịt lợn, thường sẽ vứt bỏ bì lợn. Nhưng trên thực tế, bì lợn có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe. Giáo sư Đỗ Hoa là một thầy thuốc Đông y...