Tôm hùm rớt giá chưa từng có, nông dân gác lồng bỏ không vì thua lỗ quá nhiều
Chưa năm nào giá tôm hùm giảm mạnh như hiện tại, hàng loạt hộ dân đã gác hàng chục chiếc lồng nuôi tôm hùm lên bờ hoặc để lồng không dưới biển vì phải gồng mình bù lỗ trong thời gian quá dài.
Được mệnh danh là thủ phủ nuôi tôm hùm của tỉnh Phú Yên, đến TX. Sông Cầu những ngày này không khó để nhìn thấy hàng chục, thậm chí hàng trăm chiếc lồng nuôi tôm hùm nằm ngổn ngang trên bờ, trên bè phao nổi lềnh phềnh trên biển, tan hoang ảm đạm chưa từng có.
Người nuôi tôm hùm gác lồng không nuôi nữa.
Anh Nguyễn Văn Minh trú tại thôn Dân Phú 1, xã Xuân Phương (TX. Sông Cầu) chỉ tay về phía góc vườn, nơi hàng chục chiếc lồng nuôi tôm hùm trống không, bám đầy rong rêu để ngổn ngang, cho biết vì không có tiền duy trì nuôi tôm hùm nên anh phải kéo lồng lên bờ, để không cả tháng trời.
“Vợ chồng tôi ra đây từ năm 2012 để sinh sống, bám biển và nuôi tôm hùm. Mới đầu không có tiền nên chỉ nuôi 2-3 lồng, dần dần vay mượn và gây dựng được 30 lồng nuôi tôm hùm vậy mà suốt mấy tháng nay giá tôm xuống thấp, càng nuôi càng lỗ. Không có tiền xuống giống và mua mồi nuôi tiếp nên tôi phải vớt một phần lồng lên, một phần kệ cho chìm xuống đáy biển, nợ không biết khi nào trả nổi nữa”, anh Minh nói.
Hàng chục chiếc lồng nuôi tôm hùm xếp ngổn ngang ở góc vườn.
Chỉ vào ngôi nhà không cửa, không có vật dụng gì đáng giá nằm chơ vơ, anh Minh cho biết, quê anh ở Ninh Thuận, theo vợ về đây lập nghiệp, giờ làm ăn không gặp, ôm một đống nợ không biết khi nào trả nổi.
“Ba mặt giáp núi, 1 mặt giáp biển, khu tôi ở không có điện lưới phải dùng năng lượng mặt trời tự chế. Mấy đứa con muốn đi học phải đi bằng thuyền thúng mất 15-20 phút mới đến được trường. Trời nắng không sao, trời mưa thì cực lắm. Vợ chồng tôi sống dựa vào biển, sáng cho tôm hùm ăn rồi đi bắt ốc sò cá các loại mang bán, ngày được vài chục nghìn. Trông vào con tôm hùm để thoát nghèo mà giờ thì phải kéo lồng lên chất đống vậy đó, tội không?”, anh Minh buồn rầu nói.
Video đang HOT
Nuôi tôm hùm tại đảo Bình Ba (Cam Ranh, Khánh Hòa), gia đình anh Diệp hiện tại cũng chỉ còn duy trì 10 lồng nuôi tôm hùm xanh vì giá tôm xuống quá thấp, không thể gồng thêm nuôi tiếp.
Những chiếc lồng bám đầy rong rêu chưa biết khi nào được dùng lại.
“Nhà tôi nuôi tôm hùm được 7 năm, đầu tư mấy trăm triệu để nuôi 30 lồng tôm, từ khi dịch đến giờ tôm xuống, thương lái ép giá nên nhà tôi chỉ còn duy trì 10 lồng. Mấy hôm trước, giá tôm còn bán được 500-520.000 đồng/kg giờ chỉ còn 480.000 đồng/kg, vớt lên con nào có trứng lại trừ tiếp 50g/con nữa, bây giờ bán hết chắc nhà tôi nghỉ nuôi vì lỗ quá”, anh Diệp cho biết.
Mỗi lồng nuôi tôm hùm, anh Diệp phải bỏ ra chi phí từ 5-6 triệu tiền lồng, 18 triệu tiền giống và khoảng 30 triệu tiền thức ăn nuôi tôm từ 9-10 tháng mới được bán.
“Nếu nuôi 500 con/lồng sau gần 1 năm đạt thì còn khoảng 350 con, được khoảng 1 tạ tôm hùm, bán với giá 500.000 đồng/kg như hiện tại thì mỗi lồng lỗ khoảng 10 triệu, 30 lồng lỗ khoảng 300 triệu. Chưa kể thương lái ép giá chỉ trả 480.000 đồng/kg tôm sống tại bè, có những hộ nuôi hơn 1 năm còn chưa bán được, lỗ thêm một đống tiền ăn hàng tháng để duy trì nữa”, anh Diệp phân tích.
Chưa khi nào tôm hùm có giá rẻ như năm nay.
Theo anh Diệp, với giá hiện tại, người nuôi tôm hùm đang bù lỗ quá nhiều, những hộ nuôi nhiều với hàng trăm lồng trở lên thì mỗi ngày hết cả chục triệu tiền chi phí thức ăn, chưa kể tiền thuê người chăm nom.
“Mỗi lồng tôm hùm ăn hết khoảng 15kg cá hoặc 20-25kg ốc 1 ngày với giá từ 15-17.000 đồng/kg. Ai gồng được thì gồng để chờ giá, ai không gồng nổi thì phải bán bớt mặc dù lỗ nặng để lấy tiền mua thức ăn nuôi tiếp. Chưa năm nào người nuôi tôm hùm thua lỗ nhiều như năm nay”, anh Diệp nói.
Ông Lê Minh Hải – Trưởng phòng Kinh tế TP. Cam Ranh cho biết, toàn thành phố trước đây có khoảng 43.000 lồng nuôi tôm hùm, nhưng đến nay thống kê chỉ còn 34.914 lồng.
Bơ sáp "nữ hoàng chân dài" rớt giá, thương lái ôm vườn "ngậm trái đắng"
Nông dân trông bơ 034 trên đia ban tinh Lâm Đồng đang bươc vao thơi ky thu hoach rô. Tuy nhiên, bơ rơt gia thê tham chi băng khoang 1/3 so với tháng trước do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Giống bơ sáp 034 được người dân tại Lâm Đồng đặt với cái tên là "nữ hoàng chân dài" bởi hình dáng dài và mướt mắt của nó. Được người tiêu dùng rất ưa chuộng bởi lớp vỏ xanh bóng đẹp mắt, kích thước mỗi quả từ 30-50cm,vị ngon, ngọt, béo ngậy cùng mẫu mã đẹp.
Trước đây, giá bơ 034 luôn ở mức cao khi thu mua tại vườn giao động từ 80-90.000 đồng/kg và bán ra thị trường với giá 120-150.000 đồng/kg. Nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá loại bơ này xuống thấp kỷ lục với giá mua tại vườn chỉ từ 18.000 đồng/kg.
Bơ 034 có nguồn gốc từ cao nguyên Lâm Đồng, trái dài, hạt lép, cơm vàng, vỏ mỏng.
Trồng 2ha bơ 034 xen kẽ với cà phê tại xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng), chị Hồ Thị Bích Quyên cho biết giá bơ tại thời điểm hiện tại rất rẻ. "Nhà tôi có 2ha cà phê xen kẽ bơ 034, năm ngoái giá bơ thu mua tại vườn khoảng 70.000 đồng/kg, năm nay có 30.000 đồng/kg mà không có người mua".
"Năm ngoái lái buôn họ đến tận vườn cắt với giá cao, năm nay bơ già quá chừng mà không bán được bao nhiêu. Cà phê năm nay cũng xuống giá, năm ngoái họ mua giá 38.000 đồng/kg mà năm nay họ mua có 29.000 đồng/kg thôi. Bán hết cà phê chỉ đủ tiền phân bón, còn tiền công làm cành, tưới nước đầy đủ, xịt thuốc vi sinh, làm cỏ cả năm của hai vợ chồng tôi coi như không có. Giờ đến lượt thu hoạch trái bơ thì giá lại rẻ đi quá nửa, chán lắm", chị nói thêm.
Được gọi là "nữ hoàng chân dài", bơ 034 có quả nặng đến 1,5kg, dài 40cm, thớ màu vàng, mịn và dẻo, hàm lượng chất béo cao.
Với sản lượng ước chừng 50 tấn bơ 034, gia đình chị Hảo ở xã Lộc Thanh, huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) mới bán được khoảng 5 tạ. "Bơ năm nay rẻ mà bán chậm lắm, giá cắt tại vườn chỉ từ 25-40.000 đồng/kg tùy chất lượng. Nhà tôi bắt đầu hái tỉa được một ít, tôi để già mới cắt nên vẫn có người mua. Một số hộ gia đình lo ngại dịch bệnh không bán được nên cắt non bán phá giá khiến giá bơ lại càng xuống thấp nữa", chị Hảo cho biết.
Theo chị Hảo, một phần bơ rẻ vì nhà vườn cắt non, phần còn lại do bơ không đạt được như mọi năm. "Đợt tháng 2, giá bơ vẫn được mua với giá 60-80.000 đồng/kg tại vườn, nhưng từ tháng 3 trở lại đây giá chỉ ở mức 25-40.000 đồng/kg. Một phần do nhiều hộ gia đình không chăm được nên trái nhỏ, bán không được giá, loại 4-5 quả/kg vựa hoa quả họ không mua, họ chỉ mua loại 2-3 quả/kg. Hơn nữa, do tình hình dịch bệnh nên đầu ra không có, nhiều khách đặt nhưng xe không chạy nên không chuyển bán cho họ được".
Bán cả vườn cho thương lái từ khi bơ còn non, chị Phạm Hồng Thanh ở Bảo Lâm (Lâm Đồng) cho biết năm nay ai mà ôm cả vườn như vậy sẽ chịu lỗ to.
"Đợt tháng 2 nhà tôi bán trắng cả vườn cho thương lái với giá 82 triệu rồi họ tự tưới nước, ngừa sâu, tỉa quả, tỉa cành và tự bán. Nghe họ nói lỗ nhiều lắm vì cả vườn được khoảng 3 tấn mà họ chỉ bán được bơ 034 với giá khoảng 22.000 đồng/kg, mấy loại bơ khác thì không ai mua", chị Thanh nói.
Để tìm đầu ra cho trái bơ, nhiều người đã lên chợ mạng đăng bài "giải cứu".
Theo chị Thanh, vì sợ dịch bệnh nên nhà chị mới bán với giá vậy: "Trước đây, nhà tôi lọc theo từng loại, chia theo đầu mùa và cuối mùa với giá từ 60.000 đồng/kg trở lên. Năm nay sợ Covid-19 nên mới bán rẻ vậy chứ mọi năm làm sao có giá đó được".
Được biết, giống bơ 034 thích nghi tốt với vùng đất Tây Nguyên, kháng bệnh tốt, có năng suất và chất lượng cao nên bà con nông dân tại Lâm Đồng trồng rất nhiều. Vì ngon và mới lạ nên rất được ưa chuộng, tiêu thụ mạnh các nhà hàng, siêu thị trong nước và xuất đi một số nước trên thế giới.
Tuy nhiên, năm nay thực sự khó khăn đối với người nông dân khi đang có rất nhiều loại cây trồng chủ lực cùng nhau rớt giá. Tại thời điểm này, một số loại cây trồng người dân đã thu hoạch xong, một số loại cây trồng đang trong thời kỳ thu hoạch
Tôm hùm giá rẻ chưa từng có, khách mua tăng bất ngờ đột biến Nhiều cửa hàng hải sản phải làm việc hết công suất, huy động toàn bộ nhân viên để phục vụ khách với số lượng đặt mua tôm hùm tăng từ 30-60%, mỗi ngày bán ra cả tấn mỗi ngày. Anh Nguyễn Huy Tùng, chủ cửa hàng chuyên bán hải sản tại Kim Giang (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết bản thân mình dự...