Tôm cực giàu canxi nhưng lại chứa nhiều ký sinh trùng, đặc biệt ở 3 bộ phận này nên bạn cần tránh ăn
Vì tôm sống trong nước nên không thể tránh khỏi nguy cơ nhiễm ký sinh trùng. Do đó, trong quá trình sơ chế tôm, bạn cần nhớ loại bỏ 3 phần này của con tôm.
Vị tôm vốn ngọt nước, dai thịt lại giàu các chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, canxi, Omega 3 nên thường được nhiều bà nội trợ bổ sung thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, vì là loài sống trong nước nên tôm cũng không thể tránh khỏi nguy cơ nhiễm ký sinh trùng. Do đó, bạn cần chú ý loại bỏ 3 bộ phận này khi sơ chế tôm để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm độc, gây hại sức khỏe.
Đường chỉ đen trên lưng tôm
Tôm khi còn sống, bạn cầm trên tay những con to sẽ thấy có một đường chỉ màu đen hoặc trắng ngay vùng lưng tôm (còn được gọi là chỉ tôm). Đường chỉ này chính là đường tiêu hóa của tôm, chứa dạ dày và đại tràng.
Nếu bạn ăn đường chỉ tôm thì cũng không gây hại gì nhiều đến sức khỏe do các vi khuẩn trong chỉ tôm đã chết ở nhiệt độ cao khi nấu. Dù vậy, bạn vẫn nên loại bỏ đường chỉ này để đảm bảo món tôm nhà nấu được sạch sẽ và đủ yếu tố vệ sinh hơn.
Có một sự thật là lượng canxi trong vỏ tôm gần như không có hoặc chỉ có rất ít. Trong vỏ tôm có thành phần chính là chitin (một dạng polymer cấu thành lớp vỏ nên giúp vỏ tôm cứng cáp). Việc ăn vỏ tôm sẽ chẳng mang đến tác dụng gì so với thịt tôm, vốn chứa nhiều canxi.
Đặc biệt, khi ăn vỏ tôm, cơ thể bạn cũng có thể gặp phải tình trạng khó tiêu hóa. Ngoài ra, bạn càng không nên cho trẻ nhỏ ăn vì rất dễ gây hóc vỏ tôm.
Video đang HOT
Đầu tôm
Hầu hết, các cơ quan nội tạng của tôm được phân phối ở vùng đầu. Đó là lý do vì sao khi hấp tôm chín, bạn sẽ thấy đầu tôm có nhiều chất đen xuất hiện. Phần đầu cũng là nơi chứa chất thải của tôm và dễ tích tụ nhiều kim loại nặng như asen. Với người đang mang thai, độc tính của asen có thể gây dị tật thai nhi hoặc sảy thai. Vì vậy, cần chế biến sạch và loại bỏ đầu tôm để bảo đảm an toàn cho sức khỏe.
Khi mua tôm, bạn cũng nên chú ý quan sát vùng đầu. Trong trường hợp đầu tôm chuyển màu đen rõ rệt thì khả năng nhiễm kim loại, các chất độc hại hay ký sinh trùng là rất cao.
*Một vài lưu ý cần biết khi ăn tôm:
- Không ăn tôm chưa được nấu chín kỹ.
- Không nên ăn tôm với số lượng lớn trong một bữa.
- Không uống chung nước hoa quả lạnh hoặc rượu bia khi đang ăn tôm.
- Không ăn tôm đã để qua đêm.
- Không nên uống trà sau khi ăn tôm.
Ngon đến mấy cũng không ăn nhiều những bộ phận này ở heo, gà, cá, tôm
Mặc dù những bộ phận này được không ít người thích ăn, nhưng dù có ngon đến mấy thì chúng chứa rất nhiều độc tố, không nên ăn nhiều.
1. Phao câu, cổ gà
Phao câu gà là miếng mỡ hình tam giác phía trên hậu môn và gần phía đuôi gà. Bộ phận này được khá nhiều người thích ăn, bởi nó có vị béo lạ miệng. Nhưng trên thực tế, phao câu là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn và mầm bệnh trong hậu môn gà. Một số loại vi khuẩn sẽ không chết mặc dù đã nấu chín kỹ.
Cổ gà cũng là món ngon được nhiều người thích. Cũng giống như phao câu, phần dưới da của cổ gà chứa nhiều hạch bạch huyết. Khi ăn cổ gà, các hạch bạch huyết sẽ đi vào đường tiêu hóa, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.
Ngoài phao câu, cổ gà thì một số bộ phận khác trên con gà cũng gần tránh ăn như đầu gà, phổi, mề, ruột.
2. Mật cá
Một số người nói rằng ăn mật cá có thể chữa huyết áp cao, viêm phế quản mãn tính và các loại bệnh về mắt. Quan niệm này hoàn toàn là sai lầm. Mật cá không những không chữa được bệnh mà còn khiến cơ thể bị nhiễm độc. Mật của con cá nặng 3 - 4 kg có thể hạ gục một người đàn ông khỏe mạnh.
Các chuyên gia nhắc nhở rằng không chỉ mật cá có thể gây ra mù lòa mà chúng rất độc đối với cơ thể. Một số loài cá như cá mật, cá trắm cỏ, cá chép, cá trích..., trước khi chế biến cần làm sạch nội tạng, hãy chắc chắn là túi mật cần được loại bỏ. Nếu túi mật vô tình bị vỡ, hãy rửa cá với nước sạch nhiều lần.
3. Cuống họng heo
Một số người nói rằng toàn bộ con heo đều có thể ăn được. Nhưng trên thực tế, không phải tất cả bộ phận con heo đều an toàn cho sức khỏe. Một số bộ phận như cuống họng chẳng hạn, nó không nên ăn thường xuyên.
Khi cắt tiết heo ở cổ, máu sẽ bị tắc nghẽn ở cuống họng. Ngoài ra, dưới cổ heo có nhiều hạch bạch huyết bẩm sinh chứa mầm bệnh, virus, độc tố... Do đó, dù cuống họng heo có ngon đến mấy, bạn cũng không nên ăn hằng ngày.
4. Đầu tôm
Nhiều người thích ăn đầu tôm, đặc biệt là các loại tôm lớn. Lý do họ đưa ra là đầu tôm rất ngon và bổ dưỡng, chứa nhiều tinh chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, thực tế đầu tôm chứa 2 rủi ro lớn: kim loại nặng và ký sinh trùng.
Cấu trúc đầu tôm gồm có tim, dạ dày, gan, bộ phận sinh sản, các tuyến của cơ quan bài tiết... Do đó, nơi này là nơi tích tụ nhiều độc tố nhất, dễ dàng chứa nhiều mầm bệnh và ký sinh trùng, tốt nhất không nên ăn đầu tôm.
Gắp con vắt dài 8 cm ra khỏi khí quản nam bệnh nhân Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương phát hiện con vắt dài khoảng 8 cm sống ký sinh trong lòng khí quản của bệnh nhân. Ngày 8/6, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) cho biết đã gắp thành công con vắt dài 8 cm sống khoảng 2 tuần trong lòng khí quản nam bệnh nhân 39 tuổi ở Chiêm...