5 nội tạng, bộ phận trên cơ động vật ăn vào chẳng bổ lại còn có nguy cơ rước bệnh vào người
Thức ăn được chế biến từ thịt, gà, cá,…luôn hấp dẫn và thơm ngon. Tuy nhiên, nhiều bộ phận trên cơ thể động vật có chứa những độc tố gây hại cho con người, chúng ta có thể không biết rõ nên vẫn ăn hằng ngày
1. Đầu tôm
Tôm là loại động vật giáp xác rất giàu chất dinh dưỡng. Khi ăn tôm ít người ăn cả đầu tôm, thường đầu tôm chỉ dùng để ninh lấy nước hoặc dùng để trang trí món ăn. Đầu tôm chính là một trong những bộ phận không nên ăn của động vật. Đầu tôm là nơi chứa nội tạng của tôm như: tim, gan, dạ dày,… và đặc biệt là các ký sinh trùng và nhiều kim loại nặng. Vì vậy, khi ăn tôm bạn nên làm sạch hoặc không nên sử dụng phần đầu này để tránh nguy cơ mắc các bệnh giun , sán, tiêu chảy ,..
2. Mật cá
Mật cá trong đông y được xem như một số bài thuốc quý. Nhiều người tin rằng ăn nhiều mật cá có thể tăng sức đề kháng, giải nhiệt và hạ hỏa. Tuy nhiên mật cá chính là bộ phận chứa nhiều chất độc nhất, đã có rất nhiều trường hợp ngộ độc do ăn mật cá. Vì túi mật là một bộ phận của cơ quan tiêu hóa, tiết ra mật để thúc đẩy quá trình tiêu hóa thịt và thức ăn béo. Vì vậy, túi mật cá đang sống hay đã nấu chín đều độc hại, có thể gây bệnh với cơ thể bình thường. Rất nhiều vụ ngộ độc túi mật cá như cá trắm cỏ, cá chép, cá trích…Do vậy, khi làm thịt cá nên khéo léo để gỡ túi mật ra trước tránh để làm vỡ, nếu túi mật bị vỡ thì hãy rửa sạch phàn thịt cá dưới vòi nước.
3. Phao câu gà
Phao câu là phần thịt béo, ngậy thơm ngon được rất nhiều người ưa thích. Nhưng mọi người đều không biết rằng phao câu chứa rất nhiều mầm bệnh và vi khuẩn, và ngay cả khi chúng được nấu chín, cũng không thể bị giết chết hoàn toàn các nguồn bệnh này. Đây là nơi đào thải các chất thải từ cơ thể con gà, các tuyến mỡ ở đuôi gà có thể làm nhiễm bẩn chất lượng của thịt phao câu gà. Các phần chân nang lông ở đuôi gà chứa nhiều chất thải trao đổi chất và mầm bệnh, vì vậy nên bỏ phần thịt phao câu gà trực tiếp ngay khi giết mổ gà.
4. Nội tạng động vật
Các món ăn về nội tạng như lòng, dồi, tràng,… luôn hấp dẫn và hầu như đây là các món ăn tủ của mọi người. Dù biết ăn nhiều nội tạng rất có hại cho sức khỏe nhưng vì hương vị thơm ngon, béo ngậy nên nhiều người vẫn bất chấp ăn không màng hậu quả về sau.
Trong gan lợn, gan bò có chứa hàm lượng cholesterol, kim loại nặng lớn. Gan là bộ phận chứa nhiều độc tố và rất nhiều vi khuẩn đeo bám. Gan ẩn chứa rất nhiều giun sán, vi khuẩn, virus gây hại cho cơ thể con người.
Phổi là bộ phận lọc bỏ nhiều chất độc cho cơ thể, chính là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn nhất. Trong quá trình giết mổ, phổi vẫn còn bám lại, vi khuẩn và đặc biệt là những vi khuẩn nhiệt đới như giun sán, vi khuẩn kháng nhiệt, ưa nhiệt… cũng vẫn còn, ngay cả nhiệt cao lúc nấu cũng không thể tiêu diệt chúng hoàn toàn. Việc ăn phổi gà có thể là mối nguy hại lớn cho sức khỏe con người.
5. Da cổ vịt
Cổ, cánh là những bộ phận của gia cầm mà nhiều người thích ăn nhưng cổ gà là nơi tập trung các tuyến dây thần kinh và mạch máu, hạch bạch huyết và nhiều hệ thống kết nối giữa đầu và thân vịt, gà. Các tuyến thải độc, ức chế mầm bệnh của gà và vịt chủ yến nằm ở cổ. Khi có vi khuẩn xâm nhập chúng sẽ sử dụng các tuyến này để ức chế mầm bệnh. Nếu ăn phần da này khả năng nhiễm những bệnh liên quan đến gà vịt là rất cao. Vì vậy khi ăn vịt cần nên bỏ phần da ở cổ vịt không nên ăn.
Nhóm người cần bổ sung protein cho cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch và phục hồi tổn thương nhanh chóng
Ngoài vitamin C và kẽm có khả năng bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật thì protein cũng là chất dinh dưỡng quan trọng giúp duy trì hệ miễn dịch hoạt động tốt nhất.
Protein có trong cơ thể được xây dựng từ các tế bào và mô trong cơ thể con người trong đó có hệ miễn dịch. Do đó, protein còn được coi là chất giúp tế bào vận hành hệ thống miễn dịch. Protein có trong thực vật và động vật có vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ miễn dịch hoạt động trơn tru và giúp chúng ta ngăn ngừa sự phát triển của các bệnh về miễn dịch và viêm nhiễm.
Nếu cơ thể thiếu hụt protein thì các cơ quan khác trong cơ thể đều bị ảnh hưởng. Khả năng ngăn ngừa bệnh tật và hồi phục tổn thương của cơ thể sẽ bị giảm mạnh nếu cơ thể không được cung cấp đủ protein.
Mỗi người cần bổ sung lượng protein cho cơ thể khác nhau. Vì vậy, tìm hiểu những nhóm người cần bổ sung protein nhiều hơn người bình thường dưới đây:
1. Người cao tuổi
Thực tế lượng protein cho cơ thể cần sẽ bị thay đổi khi lão hóa. Đây là nguyên nhân khiến người cao tuổi cần chú ý bổ sung protein nhiều hơn, đầy đủ dưỡng chất này hơn mỗi ngày.
Tạp chí Y học Cấp tính và Mãn tính đã đưa ra thông số, mỗi người trưởng thành khỏe mạnh có độ tuổi từ 65 tuổi trở lên cần hấp thụ 1 đến 1,2 gram protein với mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Ngoài ra, những người sở hữu sức khỏe yếu hoặc mắc các bệnh thì cần bổ sung lượng protein lớn hơn từ 1,2 đến 1,5 gram.
Người cao tuổi cần bổ sung protein - Ảnh Internet
Protein đặc biệt quan trọng đối với người cao tuổi do cơ thể cần lượng chất này đầy đủ để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm liên quan đến các bệnh mãn tính, cấp tính xuất hiện khi tuổi cao. Không chỉ vậy, lượng protein cung cấp cho cơ thể người lớn tuổi còn giúp bảo vệ sức khỏe và thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương do bệnh tật của người cao tuổi.
2. Đối tượng đang giảm cân
Rất nhiều người muốn kiểm soát cân nặng bằng cách giảm lượng lớn thức ăn khiến cơ thể dễ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Theo nghiên cứu tại Trường Y Baylor đã đưa ra kết quả rằng việc cắt giảm calo có thể đạt hữu hiệu trong quá trình giảm cân. Tuy nhiên, lượng calo bạn cắt giảm lại không bắt nguồn từ protein. Do đó, khi giảm cân bạn có thể hấp thụ nhiều protein hơn thay vì cắt giảm chất dinh dưỡng này.
Muốn giữ sức khỏe, giữ dáng đẹp ngoài việc cắt giảm calo mọi người cần thực hiện bổ sung đầy đủ khoảng 1,3 gram protein đối với mỗi kg trọng lượng cơ thể. Chất dinh dưỡng này đem lại nhiều lợi ích cho quá trình giảm cân vì tạo cảm giác no lâu, giúp cân bằng hormone và giúp cung cấp cho cơ thể nhiều năng lượng để chuyển hóa.
3. Người đang xây dựng cơ bắp
Đối với những người luyện tập để xây dựng cơ bắp thì cần bổ sung nhiều protein hơn bình thường. Tạp chí của Hiệp hội Dinh dưỡng Thể thao Quốc tế cho biết mỗi người cần hấp thụ khoảng 1,6 gram protein cho cơ thể với mỗi kg trọng lượng mỗi ngày.
4. Bổ sung protein thế nào là đủ?
Bổ sung lượng protein cần thiết cho cơ thể - Ảnh Internet
Tạp chí Harvard Health Publishing cho biết lượng protein được khuyến nghị trung bình khoảng 46 gram mỗi ngày đối với phụ nữ trưởng thành và khoảng 56 gram đối với nam giới trưởng thành.
Có rất nhiều loại thực phẩm giúp bổ sung lượng lớn protein cho cơ thể. Bạn có thể duy trì thói quen bổ sung dưỡng chất này từ các thực phẩm nguyên chất, nên hạn chế các loại thực phẩm đã được chế biến sẵn như các loại đậu, đậu phụ, trứng, nội tạng động vật như gan và sữa, cá béo,... đều chứa nguồn protein dồi dào có thể cung cấp cho cơ thể.
Đối với những người gặp các vấn đề về tiêu hóa khi tiêu thụ thực phẩm như đậu có thể lựa chọn thay thế bằng nước xương để cung cấp lượng axit amin cần thiết cho cơ thể.
Bổ sung lượng protein cho cơ thể bằng các sản phẩm từ động vật hoặc thực vật đều đem lại lợi ích cho hệ miễn dịch. Tuy nhiên, chỉ nên bổ sung lượng chất dinh dưỡng này vừa phải và bổ sung nhiều khi cơ thể cần thiết không lạm dụng vì có thể gây những tác động không tốt đến sức khỏe.
Nắng Mai
Cách để ăn nội tạng động vật không lo nhiễm giun sán Những loại động vật sau khi lấy da, thịt, xương thì phần lòng, ruột, gan, tim,.. của chúng sẽ không còn cần để sử dụng nữa, đó là đối với một số nước phương Tây, hoặc một vài nước khác trên thế giới. Còn ở Việt Nam, hầu như tất tần tật toàn bộ phận của động vật điều được xử lý và...