Tôi đi… đẻ: Vượt cạn
Khi nghĩ mình không thể tiếp tục vượt qua những cơn gò dồn dập kéo đến, tôi nghĩ cách cầu cứu thì nhận ra không có điện thoại hay một phương tiện nào để liên lạc…
Tóc đen nhánh, đôi mắt ngơ ngác nhìn thế giới. Con gái tôi đã ra đời bình an… – Ảnh: Trung Du
Gửi lại điện thoại, đôi dép tổ ong, vài thứ đồ dùng cá nhân, tôi làm thủ tục vào phòng chờ sanh. Ở đây cứ khoảng mươi, mười lăm phút thai phụ lại được đặt máy đo tim thai, theo dõi cơn gò, kiểm tra độ mở tử cung. Chị nữ hộ sinh đi qua đi lại hướng dẫn, khoảng 10 phút chị nào đau tới ba cơn có khả năng sẽ đi sinh sớm. Mắt tôi dán chặt vào đồng hồ: “15 phút đau hai cơn… có lẽ tôi cũng sắp tới lượt”.
Tuyệt vọng
Ý nghĩ vừa dứt, một cơn gò quặn khiến tôi không thở được, cứ vài phút cơn đau lại kéo đến. Tôi nhớ tới tư thế nằm nghiêng của thai phụ vừa được chuyển qua phòng đẻ và thử nằm theo kiểu đó. Quả nhiên, các cơn đau giảm dần. Việc của tôi bây giờ chỉ là gắng chịu đau đến khi được chuyển qua phòng sanh gia đình. Qua đó rồi nếu những cơn đau như vừa rồi kéo đến, tôi sẽ nhờ người nhà xin mổ.
Khoảng 30 phút sau, các cơn gò kéo đến dồn dập hơn tôi bắt đầu mất kiểm soát với phương pháp hít thở. Tôi trở mình liên tục, cảm giác đau quằn quại.
Nữ hộ sinh bình tĩnh kiểm tra: “Tử cung của em mới mở 3 phân, 4 phân mới tiêm được. Cố lên nhé”.
Tôi cố gắng nắm tay vào đầu giường chịu đựng. Nhìn quanh, những thai phụ được chuyển vào cùng lúc với tôi đã rời phòng chờ để tới phòng sanh. Hàng chục cơn gò nối đuôi nhau kéo đến khiến tôi khóc thành tiếng: “Bác sĩ ơi, cho em mổ đi. Em không chịu được nữa”.
Đáp lại không phải lời động viên mà là cảnh báo của nữ hộ sinh: “Chị nằm ngửa lên đi, tim thai em bé đang giảm. Giảm dưới 110 là nguy hiểm tới em bé. Giờ là lúc vì con chứ không phải vì chị”. Tôi bặm môi nhưng vẫn gắng nhướng đôi mắt nhòe nhoẹt nhìn máy đo tim thai.
80 – 90 nhịp/phút, tức là con tôi đang gặp nguy hiểm? Vừa đau vừa lo, tôi la lên: “Bác sĩ ơi cho em đi mổ. Em bị huyết áp thấp đau quá, em sẽ xỉu”. “Em yên tâm, ở đây chúng tôi có đầy đủ các phương pháp. Nếu em xỉu, chúng tôi sẽ có phương pháp giúp em”, nữ hộ sinh vẫn ôn tồn.
Video đang HOT
Tất cả vỡ òa khi con tôi cất tiếng khóc chào đời – Ảnh: Trung Du
Vô vọng rồi, làm sao đây khi cơn gò ngày càng mạnh và đau đớn hơn. Trong lúc mơ màng tôi thấy một bàn tay thọc sâu vào cửa mình. Nước chảy ra lênh láng chỗ nằm. Cố lên, tử cung chị đang chuyển biến rất tốt. Tôi nghe lời động viên nhưng không còn cảm thấy gì. Tôi sợ: “Nếu giờ mình chết họ mới mổ thì con mình có bị ngạt không?”.
Đúng lúc ấy có hai thanh niên mặc áo xanh đậm đến chỗ tôi ghi chép, tôi níu áo: “Cho chị mượn điện thoại một xíu để chị gọi điện cho người nhà”. Sau một phút nhìn nhau họ trả lời: “Không được ạ”. Tuyệt vọng, tôi định mặc kệ không thèm cảm nhận cái đau nữa nhưng một cơn gò đau đớn kéo đến theo chu kỳ giật tôi dậy, một cái gì đó thắt ở bụng, nước ướt lẹp nhẹp toàn bộ vùng thân dưới.
Tôi siết mạnh tay nữ hộ sinh: “Em xin chị cho em đi mổ. Em không chịu nổi nữa”. “Em không chịu nổi thì con em làm sao chịu nổi? Giờ tim thai em bé không ổn định nên không thể tiêm thuốc đẻ không đau. Máu đến não em bé cũng đang giảm. Cố gắng lên”, chị gắt.
Cảm giác cô độc, tủi thân dâng trào. Tôi bắt đầu khóc từng cơn. Tất cả những cặp mắt thai phụ ở phòng chờ sanh dồn về phía tôi. Lúc này, tôi không xấu hổ cũng không sợ bị ghét nữa. Tôi ở lại với suy nghĩ: “Vậy là mình sẽ chết ở đây mà không thể trăng trối được gì”.
Đẻ
Sau phản ứng không kiềm chế ấy, một chiếc xe lăn được đưa vào chỗ tôi. Phòng sanh gia đình đã hết chỗ. “Chúng tôi chuyển chị qua phòng sanh thường khi nào có ca xong chúng tôi sẽ gọi người nhà chị lên”. Bên cạnh tôi lúc này là một phụ nữ vừa sinh xong. Vừa lau dọn bàn đẻ, một nữ hộ sinh nói: “Chị truyền lại kinh nghiệm đẻ đi”.
Tại phòng chờ sanh, thai phụ không còn bất cứ phương tiện nào để liên lạc với người nhà mà chỉ có thể liên hệ qua các nhân viên y tế – Ảnh: Trung Du
Người phụ nữ nằm trên giường đẻ gương mặt thanh thản mỉm cười với tôi: “Đứa trước chị sinh mổ cực lắm. Sinh thường được thì cố gắng em ạ”. Nghe xong câu đó tôi lại quay lại với những cơn gò như muốn xé nát xương cốt. Cũng trong phòng sanh này phía xa, tiếng phụ nữ gào khóc, kêu la như đang ở một nhà thương điên. Họ gào hết công suất khiến cả phòng sanh trở nên đáng sợ hơn bao giờ hết. Tôi không còn hy vọng. Tôi sẽ chỉ một mình sinh con.
Những cơn đau vẫn không ngừng kéo đến nên tôi cố vớt vát: “Chị ơi tiêm thuốc đẻ không đau cho em với”. Nữ hộ sinh thản nhiên: “Tử cung em mở 8 phân rồi không tiêm nữa”. “Trời ơi, sao lúc mở 4 phân chị không tiêm”, tôi nhắc lại lời hứa của chị. Vừa nói thì một cơn gò kéo đến khiến tôi quên luôn câu trả lời. Thấy tôi nhăn nhó nữ hộ sinh đưa tay kiểm tra: “Em cảm thấy mắc rặn chưa?”, chị hỏi. Đúng là tôi có cảm giác muốn rặn thật nhưng chỉ thoáng qua. “Nếu muốn rặn thì rặn nha”, nữ hộ sinh nhắc, chỉ vài phút sau cảm giác tương tự quay lại. Tôi cảm thấy muốn ói và bắt đầu mắc rặn nhiều hơn. Đúng lúc ấy bác sĩ Thảo (bác sĩ theo yêu cầu của tôi) xuất hiện. Một cảm giác vừa tủi thân vừa mừng rỡ.
“Sao giờ này bác mới tới?”, tôi định hỏi thì bị chặn lại bởi một loạt câu hỏi của bác sĩ Thảo và báo cáo của nữ hộ sinh: “Chị ấy cứ đòi sinh mổ”.
Nở nụ cười, vị bác sĩ hỏi tôi nhẹ như bông: “Ủa sao vậy, sinh thường tốt mà”, rồi tất cả mọi người vào việc. Bác sĩ Thảo bảo tôi lấy hơi dài và bắt đầu rặn: “Không kêu to kẻo mất sức”, tôi ngoan ngoãn làm theo.
“Hít thật sâu, rặn một hơi nào. Giỏi quá. Tiếp tục như vậy. Thêm một hơi nữa. Sắp được rồi. Em đừng nghỉ kẻo em bé thụt vào trong. Tiếp tục”, những hiệu lệnh như thế cứ nối tiếp nhau. Lúc cảm thấy khó khăn nhất tôi thấy bác sĩ Thảo lấy một con dao quắm dùng trong y tế, một cảm giác nứt da nứt thịt chạy tới não tôi như điện.
Không khí phía cuối bàn gấp gáp hơn: “Cố lên. Một hơi nữa. Gần được rồi. Em bé đang ra”. Tôi ghì 10 đầu ngón tay vào hai thanh sắt hai bên đẩy một hơi hết sức và nghe một tiếng “ục”. Thật kỳ lạ, không còn cảm giác đau đớn, tôi đang mơ màng thì được đánh thức bởi tiếng khóc của trẻ con. Tóc đen nhánh, đôi mắt ngơ ngác nhìn thế giới. Con gái tôi đã ra đời bình an…
Tất cả như vỡ òa. Vị bác sĩ hỏi lại tôi còn muốn sinh mổ không? Tôi không thể trả lời bởi cổ họng đang nghẹn lại. Lúc này, tôi chỉ muốn nói lời cảm ơn với những người đã kề bên mình suốt ca sinh. (còn tiếp)
“Bí kíp” đẻ không đau
Tại bệnh viện, ba phương pháp chính để giảm đau cho sản phụ khi sinh thường là: gây tê từng vùng (gây tê vùng âm đạo, âm hộ và đáy chậu), gây tê tủy sống (thuốc tê sẽ gây tê liệt dẫn truyền thần kinh từ vùng tủy sống để làm giảm đau các khu vực nhất định của cơ thể sản phụ), gây tê ngoài màng cứng (để ức chế dẫn truyền thần kinh ở một vùng nhất định do các rễ thần kinh chi phối).
Tuy vậy, trong dân gian vẫn truyền miệng những “bí kíp đẻ không đau” khác. Thấy tôi khệ nệ bụng bầu, chị Nguyễn Thị Khang (25 tuổi, quê Long An) khuyên: “Chị nên lấy trứng gà pha với bia, uống như vậy trong vòng một tuần trước khi đẻ thì chắc chắn đẻ không quá đau”.
Ngoài phương pháp này, tôi cũng được mách nước một loại thần dược cho bà bầu là ăn chè mè đen nấu kèm bột sắn dây, đường phèn. Đây là món ăn bổ dưỡng cung cấp nhiều vitamin E, protein… giúp bổ máu, tốt cho tiêu hóa, đẹp da và đen tóc. Chỉ cần ăn thường xuyên ba chén chè mè đen mỗi tuần khi bắt đầu bước sang giai đoạn chuẩn bị “vỡ chum” sẽ vượt cạn dễ dàng.
Chưa kể, ăn dứa khi thai kỳ bước sang tuần thứ 39, uống nước lá tía tô có tác dụng kích thích cổ tử cung nhanh mở. Ngoài ra, để chuyển dạ nhanh chóng, vào ba tháng cuối thai kỳ sản phụ còn uống nước rau húng quế xay với đường phèn…
Người bình thường khó lòng tưởng tượng được nỗi đau mà phụ nữ mang thai phải trải qua
Nỗi đau mà phụ nữ mang thai phải chịu đựng không phải người bình thường nào cũng biết. Vì thế hãy trân trọng và chăm sóc cho họ thật tốt.
Đau lưng
Khi em bé ngày càng lớn lên, áp lực lên xương sống của người phụ nữ càng lớn do phần bụng ngày càng nhô ra. Phụ nữ sẽ phải trải qua cơn đau lưng cho đến lúc sinh con.
Đau chân
Hầu hết bàn chân của người phụ nữ mang thai đều bị sưng, nhất là trong thời điểm cuối của thai kỳ. Người ta gọi là hiện tượng "xuống máu". Lúc này bà bầu khó di chuyển hơn do bàn chân sưng đau. Một người chồng tâm lý lúc này sẽ giúp vợ mình xoa bóp chân, giúp vợ ngâm chân vào nước ấm trước khi đi ngủ và thường xuyên có mặt bên cạnh vợ lúc cần.
Đau đẻ
Vào thời điểm đứa trẻ được sinh ra, đó sẽ là khoảng thời gian đau đớn nhất đối với phụ nữ mang thai. Theo nghiên cứu khoa học, nỗi đau mà bà bầu sẽ trải qua giống như gãy hơn 20 chiếc xương. Những ông chồng được cùng vợ vào phòng sinh sẽ thấu hiểu được nỗi vất vả mà vợ mình phải trải qua để sinh được một đứa con khỏe mạnh. Thế mới biết người làm mẹ vĩ đại đến nhường nào.
Moon
Theo Sohu/emdep
Hình ảnh minh họa thủ thuật rạch tầng sinh môn khi sinh thường, các mẹ nhìn thôi đã thấy đau Trên thực tế, các mẹ thường cho rằng rạch tầng sinh môn thì nhằm nhò gì so với đau đẻ hoặc đau vết mổ, vì nó chỉ là một vết rạch nhỏ. Nhưng thật sự thì rạch tầng sinh môn cũng đau và cần được chăm sóc cẩn thận. Hầu như sản phụ nào sinh thường hiện nay cũng phải rạch tầng sinh...