Tọa đàm về “Hành trình vươn tới những tầm cao”
Chiều 17/4 tại Trường ĐH Ngoại thương đã diễn ra cuộc tọa đàm “Hành trình vươn tới những tầm cao”. Các diễn giả đã gửi thông điệp đến các bạn trẻ: hãy học tập nâng cao trình độ để tăng thu nhập cho mình.
Các diễn giả tại tọa đàm “Hành trình vươn tới những tầm cao”
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa; PGS.TS Bùi Anh Tuấn – Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương và Chủ tịch tập đoàn Alphanam, Thành viên Hội đồng Trường Đại học Ngoại thương Nguyễn Tuấn Hải, là những diễn giả chính của chương trình.
Trong các giai đoạn trước, tốt nghiệp đại học được coi là điều kiện cơ bản để các sinh viên tìm được các cơ hội việc làm. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, toàn cầu hóa, cách mạng công nghiệp 4.0 và phát triển Trí tuệ nhân tạo, để đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường lao động.
Mở đầu ông Nguyễn Trọng Thừa, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, đã trao đổi từ góc độ chuyên gia cao cấp có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực đã nói về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc chuẩn hóa và nâng cao bằng cấp là điều đầu tiên cần thiết để bắt đầu hành trình vươn tới những tầm cao.
Vừa là thành viên Hội đồng trường ĐH Ngoại thương và đại diện cho Tập đoàn Alphanam ông Nguyễn Tuấn Hải, Chủ tịch Tập đoàn Alphanamcũng chia sẻ về quan điểm của tập đoàn trong việc tuyển dụng nhân lực. Theo ông Hải, tập đoàn luôn coi trọng trình độ của người lao động, bằng cấp thế nào lương thưởng sẽ như thế. Thế nên ông luôn động viên người lao động của mình hãy nâng cao trình độ bản thân.
Video đang HOT
Dưới góc độ của trường đại học có uy tín trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, PGS.TS Bùi Anh Tuấn- Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương chia sẻ với những người quan tâm về hoạt động đào tạo sau đại học của trường. Ông đặc biệt nhấn mạnh việc lao động không nên chỉ dừng lại ở tấm bằng đại học mà nếu có điều kiện nên tiếp tục học cao hơn vì tốt nghiệp sau đại học có lợi thế hơn so với tốt nghiệp đại học.
Trường Đại học Ngoại thương là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học về kinh tế hàng đầu đất nước. Trường có liên kết với nhiều đại học lớn trên thế giới. Chúng tôi có đủ năng lực, đáp ứng được các yêu cầu đào tạo sau đại học ở nhiều ngành nghề trong lĩnh vực kinh tế và chúng tôi luôn rộng cừa chào đón các bạn có nhu cầu đến học tập và nghiên cứu tại trường.
Tại chương trình, các cựu sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh của Trường ĐH Ngoại thương đã chia sẻ kinh nghiệm học tập và trải nghiệm sau đi làm. Các bạn đã nói lên lợi thế của một tấm bằng phù hợp cùng với năng lực cá nhân sẽ là bệ phớng cho “Hành trình vươn tới những tầm cao”. Đồng thời khẳng định mong muốn thúc đẩy các hoạt động kết nối về hợp tác, kinh doanh với các cơ quan, doanh nghiệp, chia sẻ các cơ hội việc làm và thực tập với nhau và cho các sinh viên của Trường ĐH Ngoại thương.
Những nền tảng kiến thức và kỹ năng từ chương trình đào tạo cử nhân còn chưa đủ. các ứng viên sẽ phải tìm kiếm cho mình những giá trị cao hơn đưa vào hành trang phát triển nghề nghiệp. “Hành trình vươn tới những tầm cao” sẽ giúp các anh chị và các bạn tìm thấy một trong những con đường mang lại những giá trị cao hơn cho chính mình về tri thức, cơ hội phát triển nghề nghiệp và kết nối. Đó chính là tham gia các chương trình đào tạo sau đại học. – PGS.TS Bùi Anh Tuấn
Khi các trường đại học nhập cuộc...
Thế kỷ 21 cùng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), công nghệ số và trí tuệ nhân tạo đã trở thành động lực đổi thay cho các trường đại học.
Tuy nhiên, khi chuyển đổi số (CĐS) mới "chập chững", thì các cơ sở đào tạo càng cần nỗ lực hơn nữa để vượt qua trở ngại, nhất là vấn đề con người.
Yếu tố chất lượng nguồn nhân lực quyết định tiến độ và chất lượng của CĐS trong lĩnh vực giáo dục đại học.
Động lực thay đổi
GS,TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam nhìn nhận, nhờ vào việc phát triển một cách đa dạng các công nghệ học tập, cơ hội học tập được mở rộng một cách đáng kể. Ngoài cách học truyền thống theo trường lớp có người hướng dẫn còn có thể học từ xa, học trên máy tính để bàn, máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh.
Việc học này đã giúp cho người học có thể chọn được không gian và thời gian học tập thích hợp nhất với điều kiện sống và làm việc của mình. Đáp ứng đòi hỏi này, nhiều trường đại học (ĐH) đã có những bước đi để tạo nên môi trường đào tạo tiến bộ, góp phần hình thành nên thế hệ công dân số ở Việt Nam.
Trường ĐH Trà Vinh là một trường địa phương nằm ở vùng lõi của Tây Nam Bộ. CĐS được coi là cốt lõi của con đường đến đại học thông minh mà trường hướng đến.
PGS,TS Phạm Tiết Khánh - Hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ: Chúng tôi đã sớm nhận thấy ý nghĩa vô cùng quan trọng của CĐS và đây là con đường để dẫn đến đại học thông minh. Để hiện thực hóa điều đó, vượt qua khó khăn của một đại học non trẻ, chúng tôi đã đi tắt đón đầu, bằng việc đẩy mạnh số hóa từ con người đến hạ tầng cơ sở. Đó là việc xây dựng đội ngũ giảng viên trẻ, nhiệt tình và có kiến thức công nghệ, bảo đảm thực hiện tốt việc giảng dạy và nghiên cứu.
Hạ tầng cơ sở không chỉ là việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị mà còn là xây dựng hệ thống giáo trình đáp ứng yêu cầu CĐS. Hệ thống thư viện nhà trường với kho tài liệu được số hóa đã phần nào đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên và giảng viên.
Trường ĐH Ngoại thương cũng đang thể hiện quyết tâm CĐS bằng việc hợp tác với các đối tác nước ngoài xây dựng trường "đại học ảo" đầu tiên tại Việt Nam. Theo PGS,TS Bùi Anh Tuấn - Hiệu trưởng nhà trường: Chúng tôi đã hình thành nhóm năm trường đại học lớn đến từ Hàn Quốc, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Trung Quốc thống nhất về việc ra đời mô hình đào tạo mới trên cơ sở thành lập liên minh PAMS nhằm bắt kịp những thay đổi nhanh chóng của giáo dục trong thời đại CMCN4.0. Các hợp tác hướng đến hình thành một trường ĐH ảo kết nối chặt chẽ với năm trường ĐH ở năm quốc gia, thực hiện phương thức đào tạo hiện đại, dựa trên công nghệ.
Nỗ lực vượt qua rào cản
Trong tương lai rất gần, CĐS là hoạt động không thể thiếu trên các giảng đường ĐH. Thực tế đã chứng minh, những nỗ lực của các trường ĐH trong việc này. Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh đưa vào vận hành thư viện thông minh dựa trên nền tảng CĐS và tự động trong tất cả các khâu. Sinh viên có thể tìm, mượn sách, đặt phòng học chỉ bằng điện thoại thông minh. Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh cũng đã cho thành lập Trung tâm Dạy học ảo (UTEx), tổ chức các khóa học trực tuyến.
Trường còn xây dựng thêm trung tâm dữ liệu lớn và nhiều chương trình CĐS khác như hệ thống phần mềm quản lý... Nhiều trường ĐH đã mạnh dạn đầu tư và có kế hoạch bài bản để thực hiện lộ trình số hóa. Tuy nhiên, ở không ít các trường ĐH, CĐS dường như còn nhiều khó khăn. Thế nên, cần phải biến áp lực thay đổi thành động lực để phát triển. Nếu không có quyết tâm lớn, các trường ĐH sẽ không thể đáp ứng yêu cầu CĐS.
Phải thay đổi từ việc dạy, học, kiểm tra, đánh giá, cần phải số hóa mọi quy trình, số hóa học liệu, thư viện số, phòng thí nghiệm ảo, triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến, xây dựng các trường ĐH ảo. GS,TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh cho biết, nhà trường nhận thấy tầm quan trọng của CĐS và bắt đầu thực hiện liên tục đến nay.
Những ngày đầu thay đổi, trường cũng gặp nhiều phản ứng khác nhau, có cả phản ứng trái chiều từ đội ngũ giảng viên, chỉ chưa tới 20 giảng viên tham gia dạy online. Sau đó, nhà trường tiếp cận bằng nhiều cách. Các chương trình tập huấn cũng lần lượt được triển khai để giảng viên thay đổi tư duy và trang bị thêm nhiều phương pháp dạy phù hợp. Nội dung môn học cũng được thiết kế lại, không thể dạy hai tiết 90 phút như trước đây mà cần phù hợp hơn với môi trường trực tuyến.
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh còn đưa sinh viên làm trợ lý giảng dạy cho giảng viên trong mỗi môn. Các sinh viên được chọn phải là người từng có điểm cao trong môn này và qua một lớp tập huấn kỹ năng trợ lý giảng dạy.
Trong lớp, các bạn giúp giảng viên về công nghệ, tương tác với sinh viên khác tốt hơn, từ đó trực tiếp hỗ trợ và gián tiếp nâng cao kỹ năng số cho các thầy, cô giáo. Đến khi tỷ lệ dạy online đã cao, trường bắt đầu đẩy mạnh thực hiện xây dựng cơ chế thưởng - phạt nghiêm minh trong thực hiện CĐS.
GS,TS Đỗ Văn Dũng đặc biệt nhấn mạnh vai trò con người trong CĐS rất quan trọng, cần phải thay đổi tư duy của những người thực hiện, cần có cơ chế "thúc ép" mạnh mẽ hơn, không chỉ dừng lại ở chuyện bắt buộc 20%, 30% tiết học được dạy online, mà đề ra cụ thể các tiêu chí và nhiệm vụ cho những tiết học online này.
Hơn 320 học sinh được nhận học bổng SEEDS trong năm học 2020-2021 Sáng 24.11, Hội Khuyến học tỉnh tổ chức tổng kết chương trình học bổng "Phát triển giáo dục và kĩ năng - Học bổng SEEDS", do Tổ chức Vòng tay Thái Bình tài trợ tại tỉnh Quảng Ngãi và triển khai nhiệm vụ năm 2021. Năm học 2019-2020, toàn tỉnh có 408 học sinh, sinh viên ở các huyện Bình Sơn, Nghĩa Hành,...