Tình yêu – “tấm khiên” bảo vệ sức khỏe bệnh nhân sau điều trị ung thư vú
Mối quan hệ tích cực và đầy tình yêu thương có thể giúp người ta vượt qua những thời khắc đen tối và khó khăn nhất trong cuộc đời, đặc biệt là với người sống sót sau điều trị ung thư.
Thật vậy, một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ khẳng định mối quan hệ như thế không chỉ giúp cải thiện tâm trạng mà còn tăng cường sức khỏe thể chất cho những chị em vừa chiến thắng ung thư vú.
Tình yêu thương của bạn đời có thể giúp phụ nữ giảm nguy cơ tái phát ung thư vú. Ảnh: Getty Images
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Bang Ohio cho biết một tình yêu mãnh liệt không chữa hết bệnh nhưng nó giúp làm giảm mức độ căng thẳng tâm lý và tình trạng viêm. Cụ thể trong nghiên cứu, nhóm chuyên gia yêu cầu 139 phụ nữ đã trị khỏi ung thư vú, tuổi trung bình là 55, thực hiện các khảo sát và xét nghiệm máu tại 3 thời điểm – gồm trước khi được chẩn bệnh, sau khi khỏi bệnh 6 và 18 tháng.
Video đang HOT
Trong một khảo sát, người tham gia tự đánh giá mức độ hạnh phúc, mức độ ấm áp và dễ chịu mà người phối ngẫu mang lại cho họ, cũng như mức độ hữu ích và sự hài lòng của mối quan hệ này. Một khảo sát khác đánh giá mức độ căng thẳng tinh thần (stress) của các chị em. Còn mẫu máu được dùng để phân tích nồng độ 4 prôtêin dẫn tới đến tình trạng viêm trong cơ thể, vốn liên quan đến bệnh tim, tiểu đường tuýp 2, viêm khớp, Alzheimer … Theo các chuyên gia, viêm nhiễm ở mức cao cũng có thể làm tăng nguy cơ tái phát ung thư.
Kết quả phân tích cho thấy khi người tham gia càng hài lòng về mối quan hệ lãng mạn của họ, mức độ stress và viêm càng thấp. Ngoài ra, các chỉ dấu viêm trong cơ thể vào thời điểm họ cảm thấy hài lòng về mối quan hệ với bạn đời cũng thấp hơn so với thời điểm họ ít hài lòng hơn.
Tuy nghiên cứu chỉ tập trung vào những người sống sót sau điều trị ung thư vú, nhưng trưởng nhóm Rosie Shrout nhận định tình yêu vững chắc cũng sẽ hữu ích cho người mắc các bệnh nghiêm trọng khác, nhờ vào lợi ích giảm stress. Và ngoài quan hệ lứa đôi, các mối quan hệ yêu thương khác – như với người thân, bạn bè – cũng có thể tăng cường sức khỏe và giảm stress cho người sống sót sau điều trị ung thư.
AI giúp nhận biết bệnh nhân ung thư vú cần điều trị gấp
Trong một nghiên cứu khác, các nhà khoa học Anh cho biết họ vừa phát triển thành công một phần mềm dựa trên trí thông minh nhân tạo (AI) giúp phân loại bệnh nhân có thể áp dụng liệu pháp hoóc-môn hoặc cần điều trị khẩn cấp bằng phẫu thuật (hoặc hóa trị). Công cụ này có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã dẫn đến nhiều trường hợp phải hủy lịch phẫu thuật, ảnh hưởng tới sức khỏe và cơ hội khỏi bệnh của các bệnh nhân.
Theo nhóm phát triển, phần mềm AI sử dụng dữ liệu từ nhiều nghiên cứu quốc tế để xác định bệnh nhân nào có thể trị liệu bằng hoóc-môn thay vì phải phẫu thuật khẩn cấp. Nó chia bệnh nhân ung thư vú nguyên phát dương tính với ER, âm tính với HER2 thành 3 nhóm dựa trên nồng độ hai nội tiết tố estrogen và progesterone tại thời điểm họ được chẩn bệnh. Theo đó, 60% số bệnh nhân có 2 nội tiết tố này ở mức thấp có thể tiếp nhận liệu pháp hoóc-môn lên đến 6 tháng, mà không cần phẫu thuật ngay. 5% có estrogen và progesteron mức độ cao được đưa vào diện phải điều trị khẩn cấp bằng phương án phẫu thuật hoặc hóa trị. 35% còn lại được khuyến nghị bắt đầu trị liệu bằng hoóc-môn, cùng với việc đo chỉ số Ki67 sau một vài tuần điều trị để đánh giá hiệu quả. Nếu chỉ số Ki67 thấp, bệnh nhân sẽ tiếp tục liệu pháp hoóc-môn thêm ít nhất 6 tháng. Còn nếu có nồng độ estrogen và progesterone cao hơn, họ sẽ được xem xét tiến hành phẫu thuật hoặc hóa trị.
Bà Baroness Delyth Morgan, quan chức cấp cao tại Breast Cancer Now – tổ chức từ thiện tài trợ cho công trình nghiên cứu, nhận xét đây là một cách tiếp cận mới có thể mang đến phương án điều trị tốt nhất cho bệnh nhân ung thư vú tại Anh cũng như trên toàn cầu.
Làm gì khi có người thân chán ăn, suy sụp tinh thần vì ung thư?
Mẹ cháu bị ung thư vú, đang uống thuốc và khám định kỳ theo tháng. Mẹ cháu gần đây hay chóng mặt, đau đầu, kèm theo tâm lý chán ăn. Bác sĩ đang cho chụp xem có di căn não hay không?
Mẹ cháu rất suy sụp vì sợ di căn bệnh không kéo dài được lâu. Gia đình cháu đã động viên rất nhiều nhưng mẹ cháu vẫn bỏ ăn và gần như không giao tiếp với mọi người trong nhà? Cháu nên làm gì để giúp mẹ vượt qua giai đoạn này. (Nguyễn Quân)
Ảnh minh họa
PGS.TS Trần Thanh Hương, Phó viện trưởng Viện Ung thư quốc gia, Bệnh viện K Trung ương: Những biểu hiện lo lắng của mẹ bạn là tâm lý rất thường gặp ở bệnh nhân ung thư vú. Một nghiên cứu ở Bệnh viện K cho thấy với bệnh nhân ung thư vú ở Việt Nam có khoảng 30% bị stress và có dấu hiệu trầm cảm. Những dấu hiệu này làm cho bệnh nhân bỏ ăn và không giao tiếp với mọi người xung quanh.
Một trong những nguyên nhân của việc này là do người bệnh chưa có đầy đủ thông tin về bệnh, các phương pháp điều trị cũng như các tiến bộ trong chẩn đoán, điều trị bệnh. Nhiều khi bệnh nhân tới bệnh viện thấy các bác sĩ rất bận, có đông bệnh nhân nên có thái độ rất e ngại và không dám hỏi bác sĩ.
Với trường hợp của mẹ bạn, bạn nên trao đổi thêm với bác sĩ để bác sĩ có thể chia sẻ thêm thông tin liên quan đến tình trạng bệnh của mẹ bạn, cũng như các phương pháp điều trị, các tiến bộ trong điều trị ung thư vú hiện nay.
Mặt khác bạn có thể đưa mẹ đến tham gia câu lạc bộ của các bệnh nhân ung thư vú tại Bệnh viện K. Câu lạc bộ thường tổ chức ít nhất 1 tháng 1 lần. Qua đây mẹ bạn có thể gặp các bệnh nhân ung thư vú, cùng giai đoạn bệnh cùng hoàn cảnh như mình để có thêm thông tin chia sẻ kinh nghiệm từ những bệnh nhân khác đã trải qua và chiến thắng căn bệnh này.
Ung thư vú: Có nên phẫu thuật tái tạo ngực khi mổ cắt u? Phẫu thuật tạo hình vú sau ung thư liên quan mật thiết với phương pháp điều trị: phẫu thuật bảo tồn hay phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ khối u có kèm theo nạo vét hạch, xạ trị hoặc hóa chất. Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ nhiều nước trên thế giới và Việt Nam. Trong...