Tin tặc ngắt nguồn của 2 trong số các kính viễn vọng hiện đại nhất thế giới
Vụ tấn công tin tặc đã gây ảnh hưởng đến hoạt động của hai đài thiên văn hàng đầu thế giới, khiến kính viễn vọng của 2 đài này tạm thời ngừng hoạt động.
Đài thiên văn Gemini North tại Maunakea thuộc Hawaii (Mỹ). Ảnh NOIRLAB/NSF/AURA
Space.com hôm nay 30.8 dẫn thông tin từ Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Thiên văn Quang – Hồng ngoại Quốc gia (NOIRLab) thuộc Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ về sự cố do tin tặc gây ra vào ngày 1.8, khiến kính viễn vọng Gemini North ở bang Hawaii (Mỹ) và Gemini South ở Chile ngừng hoạt động trong thời gian ngắn.
Những kính viễn vọng khác, nhỏ hơn của NOIRLab trên đỉnh núi Cerro Tololo của Chile cũng bị ảnh hưởng.
Video đang HOT
“Các nhân viên của chúng tôi đã phối hợp với nhóm chuyên gia an ninh mạng để khôi phục hoạt động cho số kính viễn vọng bị ảnh hưởng và website (của NOIRLab) bị đánh sập trong vụ việc”, theo thông báo của phòng thí nghiệm Mỹ.
Chưa rõ chính xác bản chất của vụ tấn công tin tặc, cũng như cuộc tấn công xuất phát từ đâu. NOIRLab cho hay Mỹ đang mở cuộc điều tra và chưa thể chia sẻ thêm thông tin để tránh ảnh hưởng cuộc điều tra.
Các vụ tấn công nhằm vào những cơ sở của NOIRLab diễn ra vài ngày trước khi Trung tâm Phản gián và An ninh Quốc gia Mỹ (NCSC) khuyến cáo các công ty không gian và những tổ chức nghiên cứu Mỹ về nguy cơ đến từ tin tặc và hoạt động gián điệp nước ngoài.
Đây không phải là lần đầu tiên đài thiên văn trở thành “con tin” của tin tặc. Tháng 10.2022, một nhóm tin tặc đã gây gián đoạn hoạt động của mạng lưới kính thiên văn ALMA ở Chile.
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thường xuyên trở thành nạn nhân trong các đợt tấn công tin tặc những năm qua.
Tranh cãi về tuổi thật của vũ trụ
Giả thuyết mới cho rằng tuổi thật của vũ trụ phải cao hơn gấp đôi số tuổi ước tính đang được nhiều chuyên gia đồng thuận.
Hình ảnh rõ nét đầu tiên về vũ trụ được kính James Webb công bố năm ngoái. Ảnh NASA/JWST
Các kết quả quan sát ban đầu về vũ trụ của kính viễn vọng James Webb không thể giải thích được nếu dựa trên những mô hình vũ trụ đang được đồng thuận. Những mô hình này ước tính vũ trụ khoảng 13,8 tỉ tuổi, dựa trên khái niệm giãn nở theo sau sự kiện Big Bang.
Trong bài viết trên trang The Conversation hôm 29.8, đội ngũ của nhà vũ trụ học Rajendra Gupta, giảng viên Đại học Ottawa (Canada) đề xuất mô hình mới cho thấy vũ trụ có lẽ đã 26,7 tỉ năm tuổi, dựa trên những quan sát mới của kính James Webb về các thiên hà đời đầu của vũ trụ.
Những hình ảnh về các thiên hà đời đầu cho thấy một số có niên đại vào thời bình minh của vũ trụ, tức từ 500 đến 800 triệu năm tuổi sau sự kiện Big Bang, nhưng hình dạng của chúng chẳng khác nào các thiên hà đã trải qua một thời gian dài tiến hóa.
Còn những thiên hà kích thước nhỏ lại có khối lượng lớn hơn các thiên hà với bề ngoài đáng nể.
Trong báo cáo đăng trên chuyên san Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, giảng viên Gupta sử dụng mô hình "lai", tức trộn lẫn một số mô hình khác nhau để cho ra đời mô hình mới nhằm giải thích những quan sát của kính James Webb.
Theo đó, ông cho rằng vũ trụ phải già hơn so với giả thuyết lâu nay để các thiên hà có thêm thời gian phát triển đến mức độ ấn tượng như kính James Webb ghi nhận.
Giảng viên Đại học Ottawa cũng cho hay những quan sát mới của kính James Webb đang thúc đẩy giới chuyên gia tư duy theo hướng vật lý mới trong nỗ lực đạt được sự đồng thuận nhằm giải thích các quan sát của kính James Webb.
Hàng trăm người còn mất tích sau vụ cháy rừng Hawaii Reuters hôm qua dẫn lời đặc vụ Steven Merrill của Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) cho biết nhà chức trách vẫn chưa liên lạc được với hàng trăm người sau vụ cháy rừng trên đảo Maui thuộc bang Hawaii từ ngày 8.8. Ngày 25.8, nhà chức trách công bố danh sách và thông tin đầy đủ của 388 người mất tích...