Tin mừng cho người thích ăn bạch tuộc
Bạch tuộc là loại hải sản vừa có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau, vừa có lợi cho sức khỏe.
Bạch tuột là món ăn ưa thích của nhiều người. Ảnh: Freepik.
Vị tươi ngon, chế biến đơn giản, bạch tuộc là thực phẩm được nhiều người ưa chuộng. Khi kết hợp bạch tuộc với các nguyên liệu khác nhau có thể tăng độ tươi, ngọt cho món ăn. Không chỉ vậy, loại hải sản này còn giàu dưỡng chất và có tác dụng bồi bổ thể lực, theo HK01.
Lợi ích sức khỏe của bạch tuộc
- Cải thiện khả năng miễn dịch, ngăn ngừa tắc nghẽn mạch má.u
Bạch tuộc là loại hải sản ôn hòa, có vị ngọt, mặn và có nhiều loại khoáng chất có tác dụng bồi bổ thể lực, cải thiện tình trạng khí huyết yếu. Ngoài ra, bạch tuộc còn chứa các chất dinh dưỡng như glucose và holothurin, có thể cải thiện khả năng miễn dịch, ức chế virus, tăng cường khả năng miễn dịch của lá lách và dạ dày.
- Hạ huyết áp, ngăn ngừa tích tụ mỡ trong mạch má.u
Bạch tuộc rất giàu vitamin, canxi, kẽm và các khoáng chất khác, có thể giúp duy trì độ đàn hồi của mạch má.u và ngăn ngừa sự tích tụ chất béo trong mạch má.u. Loại hải sản này cũng có thể cải thiện áp suất thẩm thấu, giúp hạ huyết áp, giảm tình trạng xơ cứng động mạch.
- Tăng cường trí nhớ và bổ sung năng lượng cho não
Bạch tuộc rất giàu protein, lecithin và các chất dinh dưỡng khác nên có tác dụng giúp tăng cường hoạt động của tế bào não, thúc đẩy sự phát triển của tế bào não, bổ sung đủ năng lượng cho não, tăng cường trí nhớ.
- Khắc phục tình trạng thiếu cơ bắp và thúc đẩy tiết sữa sau khi sinh
Theo Compendium of Materia Medica, một tác phẩm y học nổi tiếng của Trung Quốc, bạch tuộc không độc hại và có tác dụng giảm ẩm ướt, vết loét và tăng trưởng cơ bắp. Ngoài ra, loại hải sản này còn giúp phụ nữ sau sinh thúc đẩy quá trình tiết sữa.
- Giúp tăng cường chức năng sinh lý nam giới
Bạch tuộc có hàm lượng arginine cao, là thành phần thiết yếu cho sự hình thành tin.h trùn.g, qua đó giúp tăng cường chức năng tìn.h dụ.c của nam giới.
Là món ăn được nhiều người sử dụng, nhưng có một số người phải “cảnh giác” với món bạch tuột. Ảnh: hk01.
Nhóm người cẩn thận khi ăn bạch tuộc
Video đang HOT
Bạch tuộc tuy rất giàu chất dinh dưỡng, không phù hợp cho mọi người. Dưới đây là 3 nhóm nên cẩn thận khi ăn, nếu không sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể.
- Người mắc bệnh chàm và các bệnh ngoài da khác
Loại hải sản này là thực phẩm cấm kỵ đối với những người mắc bệnh ngoài da, ăn chúng dễ dẫn đến các triệu chứng như ngứa, sốt, sưng tấy.
- Người thể hàn
Bạch tuộc tuy có tính ôn hòa nhưng nếu người thể hàn, lạnh ăn phải sẽ ảnh hưởng đến lá lách, dạ dày, thậm chí gây tiêu chảy.
- Người bị bệnh gout
Bạch tuộc rất giàu protein, trong đó protein có chứa một lượng lớn purine. Nếu chúng ta uống bia và ăn bạch tuộc có thể làm tăng lượng purin trong cơ thể, dẫn đến bệnh gout trầm trọng hơn.
Công thức các món ngon có lợi cho sức khỏe từ bạch tuộc
Súp củ sen, bạch tuộc và đậu xanh
Bác sĩ y học cổ truyền Khâu Dĩnh Lâm, Bệnh viện Hong Kong (Trung Quốc), cho biết súp củ sen, bạch tuộc và đậu xanh có tác dụng bổ sung khí huyết, nuôi dưỡng và dưỡng ẩm cho da, đồng thời cũng rất có lợi cho cơ thể.
Có nhiều cách để chế biến ra một món bạch tuột thơm ngon. Ảnh: Pinterest.
Nguyên liệu gồm: 1 củ sen, 3 con bạch tuộc khô, 60 gram đậu xanh, 800 gram xương heo, vỏ quýt, 3 quả táo, 2 lít rượu, muối, rượu nấu ăn
Cách làm:
Bước 1: Ngâm đậu xanh trong 10 phút, rửa sạch táo và vỏ quýt
Bước 2: Cắ.t đầ.u và đuôi củ sen, gọt vỏ rồi thái lát.
Bước 3: Luộc riêng bạch tuộc và xương heo. Khi luộc xương heo cho thêm một ít rượu nấu ăn.
Bước 4: Cho các nguyên liệu nói trên vào nồi, đun với lửa lớn. Sau khi súp sôi, chỉnh lửa nhỏ rồi đun thêm 2,5 tiếng và nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Súp bí ngòi, bạch tuộc và gân heo
Bí ngòi, bạch tuộc và gân heo có tác dụng thanh nhiệt, bổ phổi, bổ tỳ, bổ huyết, bổ khí, bổ huyết.
Nguyên liệu: 2 quả bí ngòi, 1 con bạch tuộc tươi, 1 gân heo, 250 gram táo, 50 gram quả mơ, 2,5 lít nước, muối
Cách làm:
Bước 1: Rửa mơ, táo và bạch tuộc, để ráo nước.
Bước 2: Gọt vỏ bí xanh và cắt thành từng miếng. Bạch tuộc cũng cắt nhỏ vừa ăn.
Bước 3: Cho gân heo vào nồi nước sôi riêng và nấu chín
Bước 4: Đun sôi một nồi nước, cho tất cả các nguyên liệu vào và nấu trên lửa lớn. Sau khi súp sôi, vặn lửa nhỏ đun liu riu trong 2,5 giờ, rồi nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Súp bạch tuộc, củ sắn và đậu đỏ
Bạch tuộc, bột sắn dây và súp đậu đỏ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ khí huyết, làm loãng nước, giảm sưng tấy, tăng cường hệ miễn dịch cho lá lách và dạ dày.
Nguyên liệu: 1 con bạch tuộc khô, 1/2 củ sắn, 1 lạng đậu đỏ, 1 lạng đậu lăng, 2 củ cà rốt, 1 trái bắp, 1 quả táo, 3 lít nước, muối
Cách làm:
Bước 1: Gọt vỏ, rửa sạch và thái miếng củ sắn và cà rốt.
Bước 2: Rửa sạch đậu đỏ, đậu lăng và táo.
Bước 3: Loại bỏ mắt bạch tuộc và rửa sạch.
Bước 4: Nướng bạch tuộc cho đến khi bạch tuộc chín rồi cắt thành từng miếng nhỏ.
Bước 5: Cho tất cả nguyên liệu vào nồi ngập nước, đun sôi ở lửa lớn. Sau khi súp sôi, vặn lửa vừa và đun trong 2 giờ 15 phút. Sau đó, nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Súp củ sen, bạch tuộc, thịt lợn và ớt
Vào mùa thu, da và cổ họng dễ bị khô và ngứa. Canh củ sen, bạch tuộc, thịt lợn và ớt giúp dưỡng ẩm cho cơ thể.
Nguyên liệu: 60 gram bạch tuộc, 60 gram thịt heo, 600 gram củ sen, 50 gam đậu xanh, 15 gram gừng lát, 2,5 lít nước, muối
Cách làm:
Bước 1: Rửa sạch bạch tuộc, ngâm trong nước ấm khoảng 1 giờ rồi để ráo.
Bước 2: Rửa sạch thịt heo, luộc trong nước cho chín rồi để ráo.
Bước 3: Củ sen rửa sạch và làm sạch các lỗ nhỏ, cắt thành từng đoạn khoảng 1 cm.
Bước 4: Ngâm đậu xanh trong nước 30 phút, dùng đũa nhét đậu xanh vào các lỗ trên củ sen cho đến khi nở 80%.
Bước 5: Đun sôi khoảng 2,5 lít nước, cho gừng, thịt heo, củ sen và bạch tuộc vào, đậy nắp đun sôi trên lửa lớn trong 10 phút. Lưu ý phải liên tục hớt bọt. Sau khi súp sôi, giảm lửa vừa và đun với lửa nhỏ trong 2,5 giờ. Sau đó, nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Chàng trai 26 tuổ.i bị đột quỵ, bác sĩ cảnh báo thói quen ăn uống nguy hiểm
Nam thanh niên phải phẫu thuật vì đột quỵ. Sau khi ra viện, anh quyết tâm từ bỏ thói quen ăn uống thiếu lành mạnh.
Một thanh niên Trung Quốc ngồi ở bàn làm việc 12 tiếng mỗi ngày. Tới một hôm, anh đột ngột xuất hiện triệu chứng yếu tay phải. Sau khi được phẫu thuật cắt bỏ huyết khối khẩn cấp, nam bệnh nhân phải nằm viện 5 ngày trước khi trở về nhà.
Theo China Times, kết quả kiểm tra cho thấy, người đàn ông trẻ bị béo phì nghiêm trọng, các chỉ số đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Mấu chốt đằng sau tình trạng này là hầu hết 3 bữa ăn đều bao gồm đồ chiên rán. Các bác sĩ cảnh báo, những món ăn như vậy chứa lượng lớn chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa, đường và natri, nếu ăn trong thời gian dài sẽ gây tác hại rất lớn cho cơ thể.
Bệnh đột quỵ có liên quan tới lối sống thiếu lành mạnh. Ảnh minh họa: Desunsiliguri
Chuyên gia giảm cân Dương Trí Văn cho biết sau lần đột quỵ trên, nam thanh niên sợ phải nhập viện lần nữa nên quyết tâm giảm cân. Khi đó, anh nặng 120kg dù chỉ cao 1,65m, chỉ số BMI là 45,7, huyết áp cao, mỡ má.u cao. Đây là những yếu tố nguy cơ gây ra cơn đột quỵ cấp tính. Các xét nghiệm má.u cũng ghi nhận chỉ số trao đổi chất kém, mạch má.u bị tắc nghẽn, chế độ ăn uống bất hợp lý sinh ra các độc tố và gốc tự do, làm tăng gánh nặng cho gan.
Đồ chiên rán chứa nhiều chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa, có thể làm tăng cholesterol xấu (LDL) và giảm cholesterol tốt (HDL), dẫn tới nguy cơ xơ cứng động mạch, bệnh tim và đột quỵ. Nguyên liệu và nước xốt trong các món chiên rán chứa nhiều đường, làm tăng đường huyết, tiêu thụ lâu dài dẫn tới kháng insulin, tăng nguy cơ bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, nấu nướng ở nhiệt độ cao có thể tạo ra các chất oxy hóa có hại, sử dụng lâu dài gây viêm mạn tính và hội chứng chuyển hóa. Trong khi đó, hàm lượng natri cao trong thực phẩm chiên rán làm tăng huyết áp, tạo gánh nặng cho tim và thận.
Qua trường hợp trên, chuyên gia Dương nhắc nhở chúng ta nên duy trì chế độ ăn uống cân bằng, tránh các thực phẩm nhiều dầu, đường, natri, đồng thời tiêu thụ đủ chất xơ, protein và rau quả.
Mọi người cũng nên tập thể dục vừa phải và duy trì một lượng nhất định; hoạt động mỗi ngày để thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Duy trì lịch sinh hoạt đều đặn, không thức khuya và duy trì sức khỏe thể chất, tinh thần, để bạn có thể tránh được nguy cơ mắc bệnh.
Chảy nước dãi khi ngủ báo hiệu 4 tình trạng bệnh Nhiều người mắc phải tình trạng chảy nước dãi khi ngủ, đôi khi đây cũng là dấu hiệu cảnh báo của một số căn bệnh. Chảy nước dãi hay còn gọi là chảy nước miếng, là hiện tượng sinh lý của con người. Chúng tác dụng làm ướt niêm mạc miệng, chống khô miệng, giúp nuốt thức ăn dễ dàng hơn. Thông thường,...