Tim ghép tạng có thể lưu giữ ký ức cũ
Một số bệnh nhân ghép tim cho biết trái tim mới của họ có trí nhớ của người hiến tặng.
Trái tim cũng có lưu giữ ký ức của chủ nhân (Ảnh: Adobe).
Trí nhớ không chỉ nằm trong bộ não – đó là khám phá khoa học mới được công bố. Gần đây, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận thêm các trường hợp tương tự như vậy.
Một số người được ghép tim cho biết họ thừa hưởng những cảm xúc, mùi vị và thậm chí cả những ký ức mà trước đây họ chưa từng biết.
Những trải nghiệm này, từ cảm giác thèm ăn những món họ chưa bao giờ thích đến đặc điểm tính cách bị thay đổi hay có những nỗi ám ảnh, đôi khi rất đúng với sở thích và đặc điểm của người hiến tặng. Điều này làm dấy lên tranh luận về việc liệu nội tạng có thể mang theo ký ức hay không.
Video đang HOT
Một biên đạo múa, sau khi được ghép tim mới, cảm thấy rất thèm ăn món gà viên – món ăn mà người hiến tặng trái tim đó đã mang theo trong túi áo khoác trước khi ông qua đời.
Những câu chuyện như vậy, dù mới chỉ là thông tin chưa được khoa học kiểm chứng, đã thúc đẩy nghiên cứu về cơ chế tiềm ẩn đằng sau những thay đổi ở người nhận tạng.
Để lý giải hiện tượng này, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số nhận định ban đầu. Khái niệm về tế bào hay “trí nhớ cơ thể” cho rằng các tế bào riêng lẻ có thể lưu trữ thông tin ngoài chức năng cơ bản của chúng. Nói cách khác là chúng có trí nhớ. Và vì thế các bộ phận bên trong cơ thể cũng có thể có trí nhớ.
Những thay đổi trong biểu hiện DNA mà không có sự sửa đổi trình tự cũng có vai trò nhất định, vì việc thu nạp một cơ quan nội tạng mới có thể phá vỡ môi trường tế bào hiện có của người nhận.
Ngoài ra, trường điện từ của tim – một mạng lưới các tế bào thần kinh trong tim – có thể giao tiếp với não theo những cách mà chúng ta vẫn chưa hiểu được. Mặc dù chưa có lời giải thích thuyết phục nào, nhưng vai trò của tim trong giao tiếp hai chiều với não củng cố thêm nhận định về khả năng này.
Các đường dẫn thần kinh, sinh hóa và sinh lý đều có thể góp phần vào quá trình kết nối tim – não, nhưng ảnh hưởng thể chất và tinh thần do phẫu thuật cấy ghép cùng với tác dụng của thuố.c có thể tác động đến việc chuyển giao trí nhớ của mỗi cơ quan nội tạng.
Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục tìm hiểu sâu hơn nhằm khẳng định chắc chắn những nhận định ban đầu này. Có thể các kết quả nghiên cứu sẽ định hình lại hiểu biết của chúng ta về cấy ghép tạng và trải nghiệm của những người được nhận tạng mới.
Những phát hiện như thế này ngày càng đặt ra nhiều câu hỏi hơn về cơ thể chúng ta và những băn khoăn cho các nhà khoa học: còn bao nhiêu điều cần khám phá về cơ thể con người?
Bệnh tiểu đường ngày càng trẻ hóa, bác sĩ tiết lộ dấu hiệu '3 tăng 1 giảm'
Do áp lực công việc, chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, ngày càng nhiều người dưới 40 tuổ.i mắc bệnh tiểu đường.
Một người đàn ông 40 tuổ.i được phát hiện có chỉ số đường huyết lúc đói là 140 mg/dL trong lần kiểm tra sức khỏe định kỳ. Các bác sĩ chẩn đoán anh mắc bệnh tiểu đường. Bệnh nhân cho biết, do áp lực công việc nên thường thức khuya, ăn ngoài, thiếu vận động, cân nặng đã tới ngưỡng béo phì.
Theo China Times, cứ 10 người ở Đài Loan thì có 1 ca mắc tiểu đường và 220.000 người không biết mình đang mắc bệnh. Ông Lý Đào Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Tiểu đường Đài Loan, đán.h giá con người hiện đại thường có cuộc sống căng thẳng, công việc bận rộn, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi không điều độ. Do đó, bệnh tiểu đường có xu hướng trẻ hóa, số lượng người mắc dưới 40 tuổ.i tăng dần qua từng năm.
Số lượng người trẻ mắc bệnh tiểu đường ngày càng cao. Ảnh minh họa: JSS
Ông Lý giải thích, nguyên nhân dẫn tới bệnh tiểu đường chủ yếu do chế độ ăn uống, lối sống thiếu lành mạnh. 80% số bệnh nhân có kèm theo các triệu chứng thừa cân, béo phì. Thông thường, chất béo được lưu trữ dưới da và trong các cơ quan nội tạng. Nếu bệnh nhân tiểu đường tiêu thụ quá nhiều calo, chất béo dư thừa sẽ tích tụ trong gan và tuyến tụy, gây lắng đọng mỡ và dẫn đến tình trạng kháng insulin.
Vai trò của insulin là giúp di chuyển đường vào tế bào. Ở những người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, chức năng tiết insulin của tuyến tụy chỉ còn lại 50%. Khi đó, lượng đường trong má.u không được kiểm soát sẽ tăng cao. Tình trạng này kéo dài còn có thể gây ra các bệnh đi kèm như bệnh võng mạc, sỏi thận, đột quỵ, bệnh tim mạch, tỷ lệ t.ử von.g tăng 27%.
Các triệu chứng tăng đường huyết bao gồm ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều, giảm cân. Khi có những dấu hiệu trên, người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt.
Chuyên gia Lý nhắc nhở nếu bệnh nhân tiểu đường có chỉ số khối cơ thể BMI lớn hơn 27 (ngưỡng thừa cân) và không thể kiểm soát được lượng đường huyết trong thời gian dài thì nên đi khám để tránh rơi vào vòng luẩn quẩn là lượng đường trong má.u kém và không kiểm soát được cân nặng.
5 thực phẩm giúp bổ não, tăng cường trí nhớ Bộ não là trung tâm điều khiển của cơ thể, vì vậy việc bổ sung các loại thực phẩm tốt cho não bộ là vô cùng cần thiết. Não bộ cần nhiều năng lượng để đảm nhận các chức năng quan trọng cho cơ thể. Để cải thiện sức khỏe não bộ, tăng cường trí nhớ, bạn nên bổ sung các loại thực...