Tiết canh cá ăn quá “phê” chuẩn đặc sản miền núi phía Bắc
Nhiều người quá quen, thậm chí là “nghiện” món tiết canh vịt, tiết canh heo nhưng chắc chưa được thưởng thức tiết canh cá bao giờ.
Đây được coi là đặc sản của người dân ở một số tỉnh miền núi phía Bắc ưa chuộng. Tuy nhiên cách chế biến ra sao, có giống với các loại tiết canh khác hay không thì mọi người tham khảo ngay công thức đơn giản dưới đây nhé!
Nguồn gốc của món tiết canh cá
Tiết canh cá không phải là món ăn phổ biến nhưng lại được nhiều người dân ở một số tỉnh miền núi phía Bắc ưa chuộng và coi như đặc sản. Món này có cách làm khá cầu kỳ và chỉ được thực hiện vào dịp Lễ, Tết hoặc thiết đãi khi khách quý tới chơi.
Có thể một số người không hưởng ứng ăn tiết canh cho lắm nhưng với những người đã trót mê hương vị của chúng thì lại khó dứt ra được. Đặc biệt người dân các tỉnh miền núi phía Bắc còn có bí quyết riêng để tránh mùi tanh và không bị lạnh bụng khi chế biến món ăn độc đáo này.
Cách làm phần nhân tiết canh cá
Để có được món tiết canh cá ngon, bổ, an toàn và đảm bảo vệ sinh thực phẩm thì chị em tự chế biến ngay tại nhà, trổ tài bếp núc chiêu đãi mọi người vào những dịp Lễ, tết, dịp cuối tuần cũng được nhé.
Theo những người có kinh nghiệm thì để có được đĩa tiết canh cá ngon, bạn cần chuẩn bị phần nhân thật ngon và chất lượng. Phần nhân này được làm từ thịt cá rô đồng hoặc thịt cá diếc vì 2 loại thịt này ngon, chắc thịt và dậy mùi nhất. Còn nếu không có, bạn dùng cá trắm cũng được.
Nguyên liệu cụ thể
1 con cá rô to (cá diếc hoặc cá trắm)
Các loại rau thơm như: rau mùi, rau ngò…
Mì chính
Cách chế biến nhân tiết canh cá
Video đang HOT
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Với cá, bạn rửa sạch, cắt lấy tiết. Về cách cắt tiết cá chúng tôi sẽ hướng dẫn ở dưới nhé.
- Sau đó, bạn rửa sạch cá bằng muối hoặc rượu trắng nhiều lần cho khử bớt mùi tanh. Rồi bạn rửa lại, để ráo nước.
- Với các loại rau thơm như rau mùi, rau ngò, bạn rửa sạch, thái nhỏ.
Bước 2: Hấp và chiên cá
- Bạn chuẩn bị nồi hấp, hấp chín cá vừa phải rồi dùng tay tách lấy phần thịt cá ra đĩa riêng. Bạn có thể ướp chung với chút hạt nêm, hạt tiêu.
- Tiếp đến, bạn cho dầu ăn vào chảo và chiên lần lượt phần thịt cá đến khi chúng giòn và thơm. Rồi cho ra đĩa đã để sẵn giấy thấm dầu.
Cách cắt tiết cá chuẩn nhất
Để cắt tiết cá chuẩn nhất không phải ai cũng biết đâu nhé. Mới đây mọi người đã phải trầm trồ với video cắt tiết cá trắm nặng tới cả chục kg. Nếu cắt tiết cá bé thì phải dùng số lượng nhiều mới có thể đủ cho tất cả mọi người. Do vậy, bạn nên bắt sẵn 1 con cá trắm nặng khoảng 2kg là vừa. Các bước cắt tiết cá được thực hiện tuần tự như sau.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Cá trắm
Dao sắc
Giấy thấm khô
Nước sôi để nguội
Các bước cắt tiết cá chuẩn nhất
Bước 1: Làm sạch, cạo vảy
- Nhằm giúp cho món tiết được sạch nhất thì bạn cũng nên rửa sạch cá bằng nước trước. Cá phải là con còn sống nhé.
- Sau đó, bạn cạo vảy ở phần tiếp giáp giữa đầu và thân cá. Rồi dùng 1 cây đũa nhọn xiên qua 2 mắt cá để làm điểm cố định giữ cá trong lúc cắt tiết. Với con cá trắm nặng khoảng 2kg thì sẽ lấy được khoảng 2 đĩa tiết.
Bước 2: Pha nước mắm hãm
- Trước khi cắt tiết cá, bạn cần pha sẵn 1,5 thìa nước mắm với 3 thìa nước sôi để nguội cho vào bát.
Bước 3: Cắt tiết cá chuẩn nhất
- Bạn cho con cá nằm úp xuống, cố định cá chắc chắn như đã hướng dẫn ở trên. Sau đó dùng giấy thấm sạch ở vị trí cắt tiết và cả ở phần mang cá vì nếu để tiết chảy cùng với nước sẽ không được ngon.
- Bạn dùng dao đã được mài sắc, cắt vào gốc vây phía dưới mang cá và dốc ngược cho tiết chảy ra. Rồi cho vào bát nước mắm, nước sôi để nguội đã pha trước đó. Tiếp đến, bạn trộn và đảo đều lên.
Hoàn thiện món tiết canh cá
- Sau khi đã hoàn thiện cả phần nhân cá và tiết canh cá, bạn cho phần nhân đã trải sẵn trên đĩa, đổ tiết canh lên trên rồi đợi cho tiết canh đông lại hoàn toàn thì thưởng thức.
- Trước khi ăn, bạn rắc thêm chút lạc rang thái nhỏ, rau mùi, rau húng thái nhuyễn cùng với cả chút nước cốt chanh cho dậy mùi. Món này ăn cùng với bánh đa nữa thì quá tuyệt vời.
Món tiết canh cá khi đưa lên miệng ngửi không còn có mùi tanh như nhiều người vẫn nghĩ. Còn khi thưởng thức, tiết canh có vị giòn của thịt cá, mùi thơm của cả rau mùi, rau húng, quyện với lạc rang bùi bùi. Ăn xong một miếng rồi nhấp thêm ngụm rượu nữa là quá tuyệt.
Tạm kết
Món tiết canh cá được làm theo chuẩn công thức miền núi phía Bắc ở trên quá đặc biệt và hấp dẫn. Mọi người có thể tự mình trổ tài để chiêu đãi cả nhà, đảm bảo ông chồng sẽ thích mê cho mà xem. Đừng quên theo dõi chuyên mục Món ngon mỗi ngày để cập nhật những công thức nấu ăn mới nhất. Chúc chị em thành công!
Mặn mòi đặc sản cá thính Lập Thạch
Với vị chua chua, mằn mặn của thịt cá được ướp thính rang vàng, món này không những là thức ăn dự trữ mà còn làm quà biếu anh em bạn bè thành phố, nơi chỉ có những mâm cao cỗ đầy và miếng cá thính sẽ giúp họ góp phần làm đầy hơn thi vị của cuộc sống.
Mặn mòi vị quê
Lớn lên ở vùng quê nghèo nơi miền trung du Bắc Bộ, từng địa danh, món ăn và sở thích của Vĩnh Phúc dường như đã hằn sâu trong tâm trí tôi. Có lẽ vì vậy, mà dù đã xa quê lâu ngày nhưng lúc nào có thời gian là tôi ngẫm và nhớ, nào món bánh hòn, bánh tẻ, đến con cá tép Đầm Vạc và khi nói đến cá thì tôi không thể không nhớ đến là vị mặn mòi của món cá thính chua.
Đặc sản cá thính Lập Thạch. Ảnh: Trần Trung - TTXVN
Chị Trần Tố Uyên - quê gốc Vĩnh Phúc về làm dâu tại Lập Thạch chia sẻ: Cá để làm thính có rất nhiều loại và phải chọn cá loại to nhiều thịt mới ngon. Theo kinh nghiệm truyền đời, cá dùng để làm cá thính phải là cá có vảy; trong đó cá chép, cá trắm, cá mè luôn là sự lựa chọn hàng đầu.
Khi mùa nước lên tràn vào hai con sông Lô, sông Đáy tràn vào đồng ruộng, cá theo dòng nước vào đồng chiêm, ở đó có nguồn thức ăn vô cùng phong phú: thóc, ngô, cây cỏ chìm dưới nước làm thức ăn cho cá nên cá trong vùng này luôn béo, chắc thịt và ngon nhất. Cá mang về rửa sạch, cắt khúc, không cạo vảy, trên mỗi miếng cá khía hai đường nhỏ để dễ việc ướp muối rồi cho vào chum đậy kín để khoảng mười ngày. Khi cá đã ngấm muối, chị Uyên thường lấy cá ra ép hết nước muối và để miếng cá ráo nước, bề mặt cá se se lại rồi rắc thính.
Tuy nhiên, để làm được mẻ thính ngon, thơm và nổi lên độ vàng tạo sức hấp dẫn cho miếng cá thì đó là cả một nghệ thuật. Thính được làm từ ngô hoặc gạo tẻ, gạo nếp, đỗ tương rang vàng cộng với lửa phải nhỏ liu riu và rang đều tay để hạt ngô vàng đều và có độ giòn thơm. Hơn nữa, thính để làm cá không không được giã thành bột mà là những hạt ngô vỡ nhỏ như hạt tấm để có thể hút cho miếng cá khô không chảy nước và không bị tanh.
Vào những ngày nắng, những người dân nơi miền sơn cước này thường trải nong ra sân và rải đều miếng cá ra phơi. Những miếng cá to được xát đầy thính bên trong và đường khía bên ngoài miếng cá đến khi nào miếng cá có màu vàng ươm là được. Sau khi được khoác trên mình những lớp thính dày, họ cẩn thận cho vào chiếc lọ sành và dưới đáy lọ không quên rắc một lớp thính. Lần lượt như vậy, từng lớp cá và thính đan xen cho đến khi gần đầy miệng lọ thì quận tròn từng cọng rơm và nhét chặt vào miệng lọ, dùng mười que nẹp tre đan chéo miệng lọ lại.
Bật mí về việc tạo độ chua cho cá, chị Trần Tố Uyên vừa nói tay cầm cái bát loa múc một bát nước lã, sau đó úp ngược lọ cá lại sao cho miệng lọ ngậm nước nhưng lớp rơm trong lọ không bị ướt. Cá thường để trong vòng khoảng 6 tháng mới ngấm thính và lên chua khi đó ăn mới ngon. Thú vui của tôi thích nhất là được ăn cá thính khi được kẹp vào thanh tre tươi nướng trên bếp than củi. Sau khi được xoay trong trên ngọn than hồng, cá vàng đều và có mùi thơm của thính. Nhẹ tay bóc lớp da cá bên trong là thịt cá màu hồng hồng lại thêm vị chua chua, bùi béo, đậm đà nơi đầu lưỡi. Dù bây giờ công nghiệp hóa, các gia đình không còn mấy ai nướng than nữa và thường cho vào chảo mỡ sôi để nhỏ lửa rán vàng. Nhưng cái vị cá ấy vẫn giữ được hương vị béo ngậy riêng khi ăn với chén cơm nóng nhất là những ngày mưa rét thì thật khó tìm nơi thành phố.
Tìm lại bản sắc
Tại một buổi hàn huyên với nhóm bạn cấp 3 mới đây, tôi vô tình được biết Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc bảo hộ nhãn hiệu nhằm phát triển món ăn này theo mô hình truyền thống. Nếu du khách thập phương đến Văn Quán thăm quan và được một lần thưởng thức món cá thính, chắc chắn sẽ chẳng bao giờ quên được hương vị đặc biệt của món ăn này.
Không dừng lại ở đó, UBND xã Triệu Đề (Lập Thạch) còn phối hợp tổ chức lớp tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật làm cá thính cho 20 hộ dân trên địa bàn xã. Điều này cho thấy chính quyền nơi đây đang muốn lưu truyền và phát huy giá trị truyền thống văn hóa từ xa xưa nhằm xây dựng thương hiệu đặc sản cá thính phục vụ khách thập phương trong và ngoài tỉnh.
Ngoài ra, để tìm lại bản sắc cho phong vị xưa và đưa cá thính đến gần hơn với bạn bè quốc tế, Hội Chế biến Cá thính Lập Thạch đã phổ biến kiến thức, áp dụng một quy trình sản xuất, quảng bá giới thiệu sản phẩm và thống nhất phương pháp bảo quản, tiêu thụ cũng như đảm bảo chất lượng mặt hàng này. Bản thân các hộ dân chế biến cá thính cũng không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời cải tiến khâu đóng gói, giúp khách hàng thuận tiện khi mua sản phẩm mang về làm quà cho người thân cũng như bảo quản sản phẩm cá thính được lâu hơn.
Theo ông Đỗ Văn Hải, Chủ tịch Hội chế biến Cá thính Lập Thạch, những người làm nghề rất mong muốn nghề chế biến cá thính phát triển, có sức sống bền vững trên thị trường và trở thành thương hiệu riêng cho vùng quê nghèo miền trung du. Chính cái dân dã, đơn sơ và đậm đà dư vị đã làm cho những ai đã thưởng thức cá thính dù chỉ một lần sẽ nhớ mãi không quên; trong đó có tôi, một người con Vĩnh Phúc.
Bản đồ ẩm thực: Gỏi hạt điều món quà chân quê của đất Bình Phước Gỏi hạt điều với vị chua ngọt làm chủ đạo, thêm chút mặn mà của gia vị, kết hợp cùng tôm, thịt là đặc sản khiến nhiều du khách phải nao lòng mỗi khi thưởng thức tại thủ phủ hạt điều Bình Phước. Bình Phước không chỉ được biết tới về những cánh đồng cao su bất tận mà nơi đây còn nổi...