Tiếp tục khẳng định uy tín, chất lượng đào tạo của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Sáng 10/10, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã tổ chức Lễ Khai giảng năm học 2022-2023.
Đến dự buổi lễ có Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông; Vụ trưởng Vụ Đào tạo (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Lê Anh Tuấn; các đại biểu khách mời; lãnh đạo Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cùng các thầy cô giáo, học viên, sinh viên của Nhà trường.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông đến dự và phát biểu tại buổi lễ.
Trong diễn văn khai giảng năm học 2022-2023, PGS.TS Phạm Thị Thu Hương – Hiệu trưởng Nhà trường cho biết: “Năm học 2021-2022 của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã khép lại với thành công kép: vừa hoàn thành có chất lượng kế hoạch năm học, vừa phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả. Nỗ lực vượt khó, thích ứng nhanh và hiệu quả của thầy trò Nhà trường đã góp phần quyết định thành tựu năm học trên tất cả các lĩnh vực, tạo lập nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển tiếp theo của Nhà trường. Chất lượng tuyển sinh, đào tạo, nghiên cứu khoa học tiếp tục được khẳng định”.
PGS. TS. Phạm Thị Thu Hương – Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội phát biểu tại buổi Lễ Khai giảng.
Những kết quả trên đã góp phần xây dựng, khẳng định uy tín, trách nhiệm của Trường với xã hội và là sự khẳng định triết lý giáo dục mà Trường đã xác định là “Toàn diện, sáng tạo, tôn trọng sự khác biệt và phát triển bền vững”.
Để tiếp tục giữ được sự tin tưởng của xã hội, các bậc phụ huynh và toàn thể sinh viên, năm học 2022-2023, PGS.TS. Phạm Thị Thu Hương đã chỉ ra các giải pháp trọng tâm mà Nhà trường phải thực hiện, đó là: Tiếp tục kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đáp ứng yêu cầu quản trị đại học, phù hợp với định hướng phát triển trường trong điều kiện tự chủ đại học và hợp tác quốc tế; Hoàn thành việc đánh giá ngoài cơ sở đào tạo; Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo, triển khai áp dụng thí điểm mô hình đào tạo kết hợp trực tiếp và trực tuyến cho một số môn đại cương trong chương trình đào tạo bậc đại học; Đẩy mạnh biên soạn giáo trình, bài giảng, chú trọng công bố quốc tế trên các tạp chí uy tín; Tăng cường tổ chức hội thảo khoa học quốc tế, thu hút các nhà khoa học nước ngoài tham gia giảng dạy tại trường; Hoàn thành cập nhật chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
“Năm học mới mở ra trước mắt thầy và trò Trường Đại học Văn hóa Hà Nội những thời cơ, thách thức và những mục tiêu phấn đấu mới. Với tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo, tự giác trong học tập và rèn luyện của sinh viên và học viên; sự quyết tâm cao của tập thể cán bộ, giảng viên, nhân viên nhà trường; sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo, của các bộ, ngành, nhất là sự chỉ đạo sát sao của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chắc chắn Trường Đại học Văn hóa Hà Nội sẽ gặt hái được nhiều thành công và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2022-2023″- PGS.TS Phạm Thị Thu Hương khẳng định.
PGS. TS. Phạm Thị Thu Hương – Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đánh trống khai giảng năm học 2022-2023.
Video đang HOT
Tại buổi Lễ Khai giảng, Thứ trưởng Tạ Quang Đông đã ghi nhận và biểu dương, chúc mừng những thành tích mà Nhà trường đạt được trong năm học vừa qua. Bên cạnh đó, Thứ trưởng Tạ Quang Đông đã đưa ra năm nhiệm vụ trọng tâm đòi hỏi Nhà trường cần tập trung triển khai trong năm học 2022-2023, bao gồm:
Thứ nhất, tập trung các điều kiện để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý của Nhà trường; trong đó chú trọng đến đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ quản lý kế cận. Đổi mới công tác đào tạo theo hướng phát huy sự tích cực, chủ động, sáng tạo của người học; Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số trong tổ chức đào tạo, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Thứ hai, triển khai nhanh công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học, đảm bảo sớm có giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục đại học, tiến tới kiểm định chất lượng chương trình đào tạo để khẳng định uy tín và thương hiệu của Nhà trường. Đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học, phát huy tối đa sức mạnh nội lực và huy động tốt nhất các nguồn lực xã hội, đưa Trường phát triển mạnh mẽ, bền vững.
Thứ ba, gắn kết hoạt động đào tạo với thực hành nghề nghiệp, tăng cường sự kết nối giữa hoạt động đào tạo của Nhà trường với các cơ quan, doanh nghiệp, các hội nghề nghiệp… và thực tế đời sống văn hóa – xã hội trong nước, quốc tế để tạo cơ hội, điều kiện việc làm cho sinh viên sau khi ra trường.
Thứ tư, thực hiện hiệu quả các Đề án của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó chú trọng đến công tác đào tạo tài năng lĩnh vực văn học, chuẩn bị các điều kiện về chuyên môn, ngoại ngữ và có kế hoạch cụ thể để cử sinh viên, giảng viên đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài.
Thứ năm, tập thể Nhà trường phát huy những thành tích đã đạt được, nêu cao tinh thần đoàn kết, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và của TP. Hà Nội. Quan tâm chăm lo giáo dục, bồi dưỡng học sinh, sinh viên toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, nhân cách, lối sống, trau dồi kỹ năng sống, kỹ năng sáng tạo để phát triển.
Thứ trưởng cũng tin tưởng rằng, với truyền thống, kinh nghiệm đã có và sự tâm huyết của tập thể sư phạm Nhà trường, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội sẽ kế tục sự nghiệp của các thế hệ đi trước, tiếp tục đạt được những thành tựu mới, trên tầm cao mới.
Cũng trong khuôn khổ Lễ Khai giảng, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã công bố các quyết định khen thưởng đối với các sinh viên đạt kết quả cao trong kỳ thi tuyển sinh 2022-2023; sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu, sinh viên xuất sắc trong phong trào thi đua làm theo lời Bác; …
Một số hình ảnh tại buổi Lễ:
Chống lạm thu đầu năm học tại Hà Nội
Năm học 2022 - 2023, ngành GD-ĐT Hà Nội đã thực hiện nhiều giải pháp về công tác thu, chi ở các trường học, kiên quyết chống lạm thu...
Học sinh Hà Nội trong ngày khai giảng.
Nhiều khoản thu chưa được thỏa thuận
Bước vào năm học mới, mối lo của các bậc phụ huynh được giải tỏa khi HĐND thành phố Hà Nội quyết định không tăng học phí trong năm học này. Dù vậy, câu chuyện về các khoản thu ngoài học phí vẫn là đề tài nóng trên các diễn đàn.
Vừa vơi mối lo học phí, giữa tháng 9 vừa qua, nhiều phụ huynh học sinh Trường Mầm non Cự Khê (huyện Thanh Oai) bày tỏ sự bức xúc về việc nhà trường dùng một phần tiền thu thêm của một số lớp để sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất trường học mà không có sự thỏa thuận.
Cụ thể, phụ huynh phản ánh về việc nhà trường giới thiệu tổ chức một số lớp dạy học theo cách tiếp cận mới, phương pháp mới. So với lớp bình thường, mức tiền đóng thêm của lớp này là 500.000 đồng/tháng. Các phụ huynh mong muốn con mình được học trong môi trường tốt hơn nên xin vào lớp học này.
Tuy nhiên, đến buổi họp phụ huynh, phụ huynh bất ngờ khi nhà trường cho biết với số tiền 500.000 đồng/tháng ở các lớp "xã hội hóa" mà họ phải đóng thêm sẽ được chia làm 2 phần: 50% nộp về cho nhà trường và 50% giữ lại ở lớp. 50% nộp về nhà trường được thông báo dùng để chi cho việc sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất của nhà trường.
Bảng kế hoạch được nhà trường lập ra, nhưng phụ huynh cho hay chưa hề được họ thông qua. Phụ huynh không đồng tình bởi tiền đóng góp cơ sở vật chất đầu năm họ vẫn phải đóng như các lớp thường. Trường cũng có chi phí phân bổ sửa chữa, cải tạo cơ sở vật chất do huyện cấp hằng năm nên khoản tiền sửa chữa bổ sung chia riêng cho 6 lớp "xã hội hóa" là không hợp lý.
Còn tại Trường Tiểu học Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm), phụ huynh cho rằng ngoài một số khoản thu như tiền nước uống tinh khiết, tiền học hai buổi/ngày, tiền ăn, tiền phục vụ bán trú còn xuất hiện 2 khoản thu chưa hợp lý. Cụ thể, nhà trường thu 150.000 đồng/học sinh/tháng khoản thu tiếng Anh Smart Horizon. Dự kiến chi là nộp trả cho đơn vị tiếng Anh.
Tiền câu lạc bộ trông giữ học sinh sau giờ học chính thức là 180.000 đồng/học sinh/tháng. Số tiền này sẽ chi lương giáo viên trực tiếp giảng dạy, chi lương quản lý, phục vụ, y tế, cơ sở vật chất. Hay tại một trường học khác không ít phụ huynh xôn xao bàn tán về một bảng dự kiến thu chi được cho là của ban phụ huynh lớp 1 ở Hà Nội.
Theo đó, có hàng loạt đầu mục mà ban phụ huynh kê ra để kêu gọi đóng góp, như Trung thu, tham quan dã ngoại, ngày 20/11, ngày Noel, Tết Nguyên đán, hội chợ, ngày 8/3, chi thường xuyên, thăm hỏi ốm đau, hiếu hỉ... Tổng chi dự kiến của các khoản này là hơn 132 triệu đồng. Con số này là lớn vì lớp có 37 học sinh, tính trung bình mỗi gia đình có con học ở lớp này sẽ gánh 3,5 triệu đồng.
Buổi họp phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Trần Quốc Toản (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ
Một trong những giải pháp quan trọng nhằm hạn chế hiện tượng lạm thu đầu năm học, đó là công khai, minh bạch các khoản để phụ huynh nắm rõ và thực hiện đúng. Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các trường tuyệt đối không lợi dụng danh nghĩa Ban đại diện cha mẹ học sinh để thu các khoản ngoài quy định tại Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT.
Bảy khoản tiền mà ban đại diện không được thu cũng được công khai, gồm: Bảo vệ cơ sở vật chất, an ninh; trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp, trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; mua máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.
Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các cơ sở giáo dục tổ chức quán triệt và phổ biến tới toàn thể cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh các văn bản chỉ đạo thu chi của các cấp quản lý giáo dục, niêm yết công khai các văn bản chỉ đạo. Các cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm giải trình trước người học, xã hội về các mức thu, khoản thu.
Sở cũng yêu cầu các nhà trường thực hiện tốt công tác phối hợp giữa nhà trường với Ban đại diện cha mẹ học sinh trong quản lý, sử dụng kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh; phổ biến điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh tới cha mẹ học sinh. Thủ trưởng các cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về những khoản thu chi sai quy định.
Ông Lê Đức Thuận - Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình - thông tin: Phòng đã công khai đường dây nóng phản ánh tình trạng lạm thu đến phụ huynh. Các nhà trường thực hiện tốt công tác phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh trong quản lý, sử dụng kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh; phổ biến điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh tới cha mẹ học sinh.
Bà Nguyễn Diệu Ánh - Phó Trưởng phòng GD&ĐT quận Hoàn Kiếm - cho biết, để ngăn tình trạng lạm thu, các khoản thu đã được minh bạch hóa, phổ biến đến tất cả phụ huynh học sinh. Liên Phòng GD&ĐT - Tài chính đã có tờ trình UBND quận phê duyệt các khoản thu khác trong năm học 2022 - 2023 gồm: Tiền phục vụ bán trú, học phẩm, nước uống, tiền học 2 buổi/ngày tại 17 trường mầm non, 12 trường tiểu học và 7 trường THCS trên địa bàn.
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cho biết thêm, Sở cũng đã yêu cầu các phòng GD&ĐT, các nhà trường công bố số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận những thông tin liên quan đến công tác giáo dục; không thu gộp nhiều khoản vào một thời điểm. Sở sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thu chi; xử lý nghiêm, kịp thời đối với hiệu trưởng nhà trường để xảy ra sai phạm.
Hà Nội có hơn 30% trẻ mầm non tiếp cận chương trình làm quen tiếng Anh Thống kê từ Bộ GD-ĐT, nhu cầu làm quen với tiếng Anh của trẻ mầm non ở các thành phố lớn khá cao, đặt ra yêu cầu đảm bảo chất lượng chương trình dạy cho trẻ. Nhu cầu tiếp cận với tiếng từ bậc mầm non tại các thành phố lớn ngày càng cao Theo Bộ GD-ĐT, địa phương đông trẻ làm quen...