Tiêm chủng thời Covid-19
Trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều cha mẹ băn khoăn không biết có nên đưa con đến bệnh viện để tiêm phòng không?
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, ở thời điểm này, phụ huynh vẫn nên đưa con đi tiêm vaccine đúng lịch. Việc trì hoãn lịch tiêm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đã được loại trừ hoặc khiến các bệnh truyền nhiễm, bội nhiễm như cúm, sởi, thủy đậu, viêm họng, viêm phổi… trở nên nặng hơn và khó điều trị hơn.
Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh -Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) cho rằng, trong tình hình dịch bệnh hiện nay, việc tiêm vaccine đúng thời điểm và đúng lịch là rất quan trọng và cần thiết để kịp thời phòng được bệnh đã tiêm và để không nhầm lẫn với bệnh khác, không gây lo lắng cho gia đình và cộng đồng. Nếu trong thời điểm này trẻ bị ho hay sốt, các phụ huynh sẽ rất hoảng sợ không biết triệu chứng này do Covid-19 hay do bệnh khác vì một số triệu chứng của nhiễm Covid-19 giống như cúm hoặc các bệnh về đường hô hấp khác.
Trong vòng 5 năm đầu đời trẻ mới xây dựng được hệ miễn dịch hoàn thiện. Vì vậy, tiêm chủng đầy đủ là một cách tăng cường sức đề kháng hiệu quả với trẻ. Cha mẹ cần lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng tuân thủ đúng những khuyến cáo của WHO và Bộ Y tế như đeo khẩu trang đúng cách, rửa tay thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn.
Những khu vực không có dịch các mẹ vẫn có thể cho bé đi tiêm phòng theo lịch tiêm chủng phù hợp với lứa tuổi, nhưng tránh những nơi tụ tập đông người, nên đặt lịch hẹn trước tránh không phải chờ đợi và đến cơ sở y tế tin tưởng, cơ sở vật chất bảo đảm.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Khanh, có 4 loại vaccine cha mẹ bắt buộc phải tiêm để bảo đảm sức khỏe cho con: viêm gan B, BCG, phòng bệnh dại và tiêm phòng độc tố uốn ván; và 4 loại vaccine có thể hoãn lịch tiêm như viêm não mô cầu AC; thương hàn; viêm gan A; HPV.
Tuy nhiên, bác sĩ Khanh cũng lưu ý, trước khi tiêm chủng, hãy đo nhiệt độ của em bé và đánh giá sức khỏe của các thành viên đưa trẻ đi tiêm phòng. Khi đưa con đi tiêm phòng, cha mẹ cố gắng tránh đi các phương tiện giao thông công cộng và đi ô tô riêng. Hãy đeo khẩu trang trong suốt thời gian tiêm phòng. Sau khi tiêm phòng, hãy cho bé trong khu vực sạch sẽ của cơ sở tiêm chủng trong 30 phút. Không tắm cho trẻ trong vòng 24 tiếng sau khi tiêm và chú ý đến vết tiêm của trẻ, nếu vết tiêm sưng to, mẹ cần đưa trẻ đến thăm khám ở các cơ sở y tế. Sau khi tiêm vaccine, trẻ có thể bị sốt, bạn có thể dùng thuốc hạ sốt cho trẻ. Nếu trẻ không hạ sốt, bạn cần đưa bé đến bệnh viện kịp thời.
Theo kinhtedothi
Tiêm chủng để bảo vệ trẻ và cả cộng đồng
Tiêm chủng cho trẻ là biện pháp vô cùng quan trọng, giúp tăng cường sức đề kháng và chủ động phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Tiêm chủng giúp trẻ tăng sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tật - Trong ảnh: Chích ngừa cho trẻ tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh. Ảnh: S.Mai
Mặc dù đã được khuyến cáo, thế nhưng thời gian gần đây vẫn có nhiều trẻ nhập viện điều trị do chưa được tiêm chủng.
* Trẻ nhập viện do không tiêm ngừa vaccine
Đang chăm sóc con bị thủy đậu tại Khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai, mẹ của bé T.K.L. (23 tháng tuổi, ngụ xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom) cho biết, do làm công nhân nên chị không có thời gian đưa con đi chích ngừa. Đến khi sắp xếp đưa con đi tiêm thì con lại bệnh, nên đến nay bé L. hơn 2 tuổi vẫn chưa tiêm được thủy đậu.
Đối với các bệnh phòng ngừa được bằng vaccine thì cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm chủng đúng tuổi và đủ liều là tốt nhất. Nếu trẻ đến tuổi tiêm chủng không may bị bệnh, cha mẹ chờ đến khi trẻ hết bệnh thì đưa trẻ đi tiêm chủng.
Còn trường hợp của bé T.T.Đ. (gần 9 tháng tuổi, ở phường Trảng Dài, TP.Biên Hòa) chuẩn bị đến ngày đi tiêm ngừa sởi thì lại mắc sởi phải nhập viện điều trị. Mẹ của bé cho hay, chị gái của bé cũng bị sởi nên lây sang cho em. Chị bị nhẹ nên ở nhà theo dõi, còn bé Đ. nặng hơn phải vào Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai nhập viện điều trị. "Còn mấy ngày nữa là bé Đ. được 9 tháng, tôi đã sắp xếp công việc để đưa con ra phường tiêm ngừa mũi sởi, không ngờ bé đã mắc sởi lây từ chị" - mẹ bé Đ. nói.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Quyền, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai cho biết, đa số trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi và thủy đậu do chưa tiêm ngừa hoặc chưa đến tuổi tiêm đã phơi nhiễm rồi mắc bệnh. Có nhiều trẻ đã đến tuổi để tiêm chủng nhưng cha mẹ lại quên, đến thời điểm đưa con đi chích thì trẻ sốt, ho nên làm gián đoạn việc chích ngừa của trẻ.
"Khi trẻ không được tiêm chủng, nếu mắc bệnh không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nặng, hệ miễn dịch của trẻ sẽ giảm và trẻ sẽ hay bị bệnh hơn. Do đó, đối với các bệnh phòng ngừa được bằng vaccine thì nên đưa trẻ đi tiêm chủng đúng tuổi và đủ liều là tốt nhất. Nếu trẻ đến tuổi tiêm chủng không may bị bệnh, phụ huynh chờ đến khi trẻ hết bệnh đưa trẻ đi tiêm để phòng ngừa các bệnh, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc" - bác sĩ Quyền khuyến cáo.
* Tiêm chủng để bảo vệ cả cộng đồng
Theo ThS-BS.Hồ Vĩnh Thắng, Phó trưởng khoa Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh, nếu trẻ trong độ tuổi tiêm chủng mà phụ huynh không đưa trẻ đi chích thì nguy cơ trẻ mắc bệnh rất cao. Khi số trẻ mắc bệnh tăng lên sẽ bùng phát thành dịch, làm cho những trẻ khác chưa đến tuổi tiêm chủng vẫn có thể mắc bệnh.
Mục đích của việc tiêm chủng giúp trẻ tăng sức đề kháng và chủ động phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nếu số lượng trẻ tiêm chủng càng nhiều, sẽ giúp cả cộng đồng không xảy ra dịch bệnh và thông qua đó các trẻ mới sinh cũng được bảo vệ khi chưa tới tuổi tiêm chủng.
Bác sĩ Thắng cho hay: "Phụ nữ khi có ý định mang thai nên đến cơ sở y tế để bác sĩ tư vấn tiêm chủng một số loại vaccine có thể sử dụng trước hoặc trong lúc mang thai như: sởi, rubella, quai bị, thủy đậu, cúm, uốn ván, ho gà, viêm gan B,... Bởi, khi người mẹ được tiêm chủng sẽ có một phần kháng thể truyền sang và bảo vệ cho con trong những tháng đầu đời khi chưa đến tuổi tiêm chủng. Chẳng hạn, nếu người mẹ được chích ngừa sởi trước lúc có thai, sau khi bé được sinh ra kháng thể từ mẹ truyền sang có thể bảo vệ cho con 6-9 tháng".
Tiêm chủng là biện pháp phòng tránh các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ, do đó cần thực hiện càng sớm càng tốt. Vì thế, cha mẹ cần đưa con đi tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch để ngăn ngừa mắc các bệnh như: lao; viêm gan B; ho gà; bạch hầu; uốn ván; bại liệt; viêm màng não, viêm phổi do hib; sởi; rubella; viêm não Nhật Bản... Ngoài vaccine được hỗ trợ miễn phí trong dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia, phụ huynh có thể tiêm ngừa các loại vaccine khác để phòng bệnh theo hình thức tự nguyện và tự chi trả.
Sao Mai
Theo baodongnai
Bí quyết chuyên gia giúp trẻ nhỏ tránh xa dịch bệnh Cho đến nay, nhiều trường hợp trẻ em nhiễm virus Covid - 19 (nCoV) đã được ghi nhận. Các bà mẹ lo lắng gửi thư về tòa soạn Báo Sức khỏe và Đời sống Cuối tuần hỏi nên làm gì để bảo vệ cho con trẻ? Có nên bổ sung vitamin C không? Cho trẻ uống các loại vitamin nào? Ăn gì để...