Tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc từ thực phẩm đóng hộp
Các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng không nên quá lạm dụng sản phẩm đóng hộp. Và để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người tiêu dùng nên mua các sản phẩm có hạn sử dụng dài ngày và sử dụng chúng trước khi hết hạn.
Đồ hộp là thực phẩm luôn được ưu tiên sử dụng trong những chuyến đi xa, những lúc bận rộn trong nhịp sống hiện đại do ưu điểm tiện lợi và nhanh chóng. Tuy nhiên, đã có hàng chục bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu do dùng thực phẩm đóng hộp kém chất lượng. Vậy làm thế nào để lựa chọn đồ hộp an toàn?
Đồ hộp có thể chứa những thành phần có hại cho sức khỏe
Theo đánh giá của công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor, tốc độ tăng trưởng của ngành thực phẩm đóng hộp nước ta sẽ ngày càng tăng. Cụ thể, riêng trong năm 2019, doanh số bán lẻ đạt 12 tỷ đô la tăng hơn 30% so với năm 2014. Riêng tháng 2 và tháng 3 năm nay ghi nhận từ một số sàn thương mại lớn như lazada Việt Nam, Tiki, ngành hàng thực phẩm và đóng gói tăng hơn 50%.
Khảo sát của phóng viên, tại các siêu thị lớn nhỏ, hay các cửa hàng thực phẩm đều bày bán các loại thực phẩm đóng hộp rất đa dạng và phong phú, từ các loại thịt heo, thịt bò, cá tôm, đến các loại trái cây, rau củ. Những loại thực phẩm đóng hộp này thường được cho là ít dinh dưỡng hơn các thực phẩm tươi sống nhưng nó lại có một điểm mạnh là sự tiện lợi.
Một tiêu chí đồ hộp được người dân tin dùng nữa đó là chính là đảm bảo hơn hàng thực phẩm trôi nổi ngoài thị trường vì ít nhất cũng được chứng nhận bởi cơ quan chức năng. Thế nhưng sau vụ việc Pate Minh Chay gần đây, có chứa chất gây ngộ độc khiến nhiều bị tổn thương kéo dài, nhiều người dân không khỏi e ngại về chất lượng đồ hộp.
Theo chuyên gia nếu thực phẩm đóng hộp không được xử lý tốt sẽ tồn tại vi khuẩn yếm khi clostridium botulinum gây ngộ độc nghiêm trọng khi ăn phải. Bên cạnh đó, thực phẩm đóng hộp cũng có chứa thêm muối và đường sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh tật như béo phì, bệnh tim mạch hay tiểu đường tuýp 2. Do vậy nhiều người vẫn băn khoăn về chất lượng cũng như độ an toàn của thực phẩm đóng hộp hiện nay.
Video đang HOT
Thạc sĩ Ngô Xuân Dũng, Giảng viên Khoa Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cho biết, các sản ph ẩm thực phẩm đóng hộp là cách giúp bảo quản thực phẩm được lâu và an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên luôn có những rủi ro về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Các nhà sản xuất phải cố gắng làm cách nào tốt nhất để hạn chế các mỗi nguy, rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Một sản phẩm đồ hộp muốn được lưu thông trên thị trường cần đảm bảo được các yếu tố về an toàn thực phẩm. Để được chứng nhận cơ sở đủ điều kiện lưu thông bán trên thị trường thì cơ sở này phải đảm bảo những vấn đề như nguồn nước, xử lý chất thải, đảm bảo quy trình sản xuất tránh việc lây nhiễm chéo, vấn đề về thực hành vệ sinh của người chế biến, tham gia trực tiếp trong quá trình chế biến thực phẩm.
Và cuối cùng khi đã tạo ra sản phẩm hoàn thiện thì phải trải qua quá trình lưu kho theo dõi để đảm bảo chất lượng sản phẩm đó trước khi tung ra thị trường để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Thông thường đối với sản phẩm đồ hộp, thời gian lưu kho thường là 10- 14 ngày.
Để sử dụng đồ hộp an toàn
Để thực phẩm đồ hộp có thể để được lâu, người ta sẽ cho vào đó một hàm lượng muối cao, và nếu dùng thường xuyên thì thực phẩm này có gây hại không? Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhu cầu muối của một người trên một ngày khoảng 5 g, tuy nhiên, một số sản phẩm thực phẩm hiện nay có xu hướng bổ sung hàm lượng muối cao hơn một chút dẫn tới việc lượng muối chúng ta đưa vào thông qua sử dụng các sản phẩm đồ hộp vượt quá khuyến cáo. Vì vậy, đối với những người có bệnh lý nền như bệnh tiểu đường, huyết áp cao, hay bệnh tim mạch càng cần đọc kỹ thông tin về hàm lượng muối trên một đơn vị sản phẩm để ước lượng lượng muối nạp vào, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp.
Ngoài muối, trong thực phẩm đóng hộp còn chứa một lượng nhỏ chất BPA, là một chất hóa học thường được sử dụng trong các loại bao bì thực phẩm. BPA là thành phần được sử dụng trong sản xuất đồ hộp nhựa, chất dẻo. BPA khi ở nhiệt độ cao hoàn toàn có thể tạo ra những chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Và nếu sử dụng đồ hộp trong thành phần có chứa BPA và thường xuyên đựng thức ăn nóng, thì nguy cơ thôi nhiễm BPA vào thực phẩm sẽ cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.
Như vậy thực phẩm đồ hộp tuy sử dụng nhanh tiện nhưng chưa chắc có lợi nếu chúng ta sử dụng thường xuyên. Theo lời khuyên của chuyên gia: Đồ hộp và đồ ăn chế biến sẵn có thể gây ra mất cân bằng về dinh dưỡng. Ví dụ như nó có quá nhiều protein, chất béo, chúng ta sẽ có xu hướng thiếu chất xơ, vitamin do việc dùng ít các loại rau quả tươi. Vì vậy các bạn cần cân nhắc để phù hợp với nhịp sinh học và thời gian của gia đình.
Nếu xét về các chất dinh dưỡng, các loại thực phẩm đóng hộp vẫn đảm bảo dinh dưỡng, nhưng dĩ nhiên hàm lượng không cao như khi chúng ta sử dụng sản phẩm tươi sống, chế biến và ăn ngay. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng không nên quá lạm dụng sản phẩm đóng hộp.
Và để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người tiêu dùng nên mua các sản phẩm có hạn sử dụng dài ngày và sử dụng chúng trước khi hết hạn sử dụng. Ngoài ra khi mua đồ hộp về, các bạn nên ăn hết ngay sau khi mở nắp. Những hộp đã mở nhưng chưa sử dụng hết cũng không nên dùng lại vì khi đó vi khuẩn dễ tấn công gây hư hỏng làm biến chất thực phẩm không tốt cho sức khỏe.
Hong Kong đối mặt căn bệnh chết người giữa đại dịch Covid-19
Quan chức y tế Hong Kong đang cố gắng kiểm soát một loại nấm kháng thuốc có khả năng gây tử vong cao. Họ tin đại dịch Covid-19 tạo điều kiện cho dịch bệnh này lây lan.
Bác sĩ Raymond Lai, người đứng đầu bộ phận kiểm soát nhiễm trùng của Cơ quan Quản lý Bệnh viện Hong Kong, ngày 23/10 nói vụ bùng phát rất đáng lo ngại. Ông Lai cho biết đang cố gắng ngăn chặn Candida auris, một loại nấm, lây lan ra cộng đồng.
Theo cơ quan chức năng, trong 10 tháng đầu năm nay, có 136 trường hợp bệnh được ghi nhận ở Hong Kong, so với 20 trường hợp của cả năm 2019, theo SCMP.
Bệnh nhân có 30-60% khả năng tử vong, tùy thuộc bộ phận cơ thể bị nhiễm nấm. Cơ quan chức năng không cho biết có bao nhiêu trường hợp tử vong trong năm nay.
Ông Raymond Lai, người đứng đầu bộ phận kiểm soát nhiễm trùng của Cơ quan Quản lý Bệnh viện Hong Kong. Ảnh: South China Morning Post.
"Chúng tôi hy vọng sẽ kiểm soát được nấm trong bệnh viện và nhà dưỡng lão để nó không lây lan ra cộng đồng", ông Lai nói.
Ông Lai cho biết sự thiếu hụt nơi cách ly tại các bệnh viện công của Hong Kong trong đại dịch Covid-19 có thể góp phần làm tăng đáng kể số lượng bệnh nhân bị nhiễm nấm.
"Một số bệnh viện không có phòng cách ly trong các khoa tổng quát, vì vậy họ chỉ có thể chuyển bệnh nhân Candida auris vào góc của các khu này để phòng ngừa. Điều này có thể làm tăng khả năng lây nhiễm chéo", ông Lai nói thêm.
Các ca nhiễm chủ yếu bắt nguồn từ các nhà dưỡng lão và bệnh viện ở ổ dịch Tây Kowloon, bao gồm tại Bệnh viện Princess Margaret, Bệnh viện North Lantau và Bệnh viện Yan Chai.
Trong khi bệnh nhân ở độ tuổi từ 21 đến 101, gần 80% trường hợp bệnh là từ 60 tuổi trở lên.
Candida auris là một loại nấm kháng thuốc có khả năng gây viêm nhiễm và tử vong. Ảnh: Shutterstock.
Biểu hiện nhiễm nấm thường được tìm thấy trong khoang miệng, đường tiêu hóa, da và âm đạo. Triệu chứng có thể khác nhau từ nhẹ đến đe dọa tính mạng, tùy thuộc vào sức khỏe của bệnh nhân và bộ phận cơ thể bị nhiễm bệnh.
Ông Lai cho biết bệnh nấm có thể dễ dàng lây lan trong các bệnh viện và nhà dưỡng lão, thông qua việc bong tróc da. Mầm bệnh có thể tồn tại trong môi trường trong nhiều tuần.
Bệnh nhân suy giảm miễn dịch, những người đã phẫu thuật hoặc nằm viện trong một thời gian dài dễ mắc bệnh hơn.
Để tránh sự lây lan của nấm, nhân viên y tế sẽ sử dụng thiết bị y tế riêng biệt cho tất cả bệnh nhân.
"Hiện nay bệnh nhân cần dùng chung thiết bị y tế, nhưng chúng tôi mong muốn có thiết bị riêng cho từng bệnh nhân và ngăn ngừa lây nhiễm chéo", ông Lai nói thêm.
Ông Lai thừa nhận dịch bệnh này đáng lo ngại, nhưng tình hình không nghiêm trọng vì số ca bệnh ở Hong Kong vẫn ở mức thấp.
Có nên uống thuốc bổ não thường xuyên không? Với nhịp sống hiện đại vô cùng nhanh, con người ngày càng dấn sâu vào cuộc đua không hồi kết với thời gian nếu không muốn bỏ lại phía sau. Đó chính là những nguyên nhân, dẫn đến những vấn đề về suy nhược thần kinh, những triệu chứng đau đầu, chóng mặt, stress, nhức mỏi, những căn bệnh về não,... xuất hiện...