Tỉ lệ suy dinh dưỡng giữa các vùng còn cao
Hưởng ứng ngày vi chất dinh dưỡng, từ ngày 1- 2/6, cha mẹ hãy cho trẻ trong độ tuổi đi uống vitamin A theo hướng dẫn của trạm y tế xã/phường để nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
Trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người dân như tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em đã giảm nhanh và bền vững.
Vi chất dinh dưỡng cần thiết cho tăng trưởng, phat triên trí tuệ, nâng cao sức khoe va sưc đề kháng, gop phân phong chông dich COVID-19
SDD thể nhẹ cân giảm từ 30,1% năm 2000 xuống còn 14,1% năm 2015 và năm 2018 tỷ lệ SDD nhẹ cân ở trẻ dưới 5 tuổi là 12,8%; đã thanh toán được tình trạng mù lòa do thiếu vitamin A; tình trạng thiếu vitamin A huyết thanh, thiếu máu do thiếu sắt và thiếu các VCDD khác ngày càng được cải thiện; kiến thức và thực hành dinh dưỡng đúng của người dân ngày càng được nâng cao…
Tuy vậy, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những thách thức như: Tỷ lệ SDD thấp còi (chiều cao theo tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm giảm 1%, nhưng vẫn còn ở mức cao (23,2% năm 2018) và có sự chênh lệch giữa các vùng nhất là vùng núi, vùng khó khăn và nông thôn với thành phố, đồng bằng.
Tỷ lệ này ở miền núi phía Bắc là 28,4% và Tây nguyên là 32,7%. Suy dinh dưỡng thấp còi và thiếu vi chất dinh dưỡng là những nguyên nhân chính dẫn tới chiều cao thấp ở thanh niên Việt Nam. Ngoài ra, thiếu VCDD còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tới sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ, cản trở sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ em và khả năng sinh sản cũng như năng suất lao động của người lớn. Trong khi đó việc thực hiện chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chế độ dinh dưỡng học đường, dinh dưỡng cho người lao động mới chỉ đạt kết quả bước đầu. Do vậy cần nâng cao nhận thức về vai trò dinh dưỡng, dinh dưỡng hợp lý của các cấp ủy đảng, chính quyền và người dân, các bộ ngành, địa phương cần quan tâm đầu tư hơn nữa cho công tác dinh dưỡng.
Chiến lược thanh toán thiếu vi chất dinh dưỡng ở Việt Nam:
Phòng chống thiếu VCDD là một cuộc chiến bền bỉ để nâng cao năng lực lao động, phát triển trí tuệ, tầm vóc, chất lượng cuộc sống và sức khỏe , gop phân phong chông dich COVID-19. Phòng chống thiếu VCDD là 1 trong 6 mục tiêu quan trọng của Chiến lược quốc gia dinh dưỡng 2011-2020.
Chiến lược phòng chống thiếu VCDD gồm các giải pháp đồng bộ như: Bổ sung VCDD cho các đối tượng có nguy cơ cao là một giải pháp cần thiết để khắc phục nhanh chóng, kịp thời tình trạng thiếu VCDD. Tăng cường VCDD vào thực phẩm là giải pháp trung hạn. Đa dang hoá bữa ăn là biện pháp cải thiện tình trạng thiếu VCDD một cách lâu dài và bền vững.
Tăng cường VCDD vào các thực phẩm thiết yếu là biện pháp đơn giản, có hiệu quả và dễ đạt độ bao phủ cao và có tính bền vững để giảm thiểu sự thiếu hụt các VCDD trong bữa ăn hàng ngày, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân. Tuyên truyên và giáo dục cho người tiêu dùng có nhu cầu tiêu thụ và biết lựa chọn đối với các thực phẩm tăng cường vi chất là điều kiện để thực hiện thành công công tac phòng chống thiếu VCDD.
Video đang HOT
Có sự chênh lệch suy dinh dưỡng giữa các vùng nhất là vùng núi, vùng khó khăn và nông thôn với thành phố, đồng bằng
Xác định rõ vai trò quan trong của dinh dưỡng với sức khỏe của người dân, trong 40 năm qua kể từ ngày thành lập (ngày 13/6/1980), Viện Dinh dưỡng với nhiệm vụ là cơ quan đầu ngành về dinh dưỡng đã tham mưu tích cực cho Bộ Y tế trong việc xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện các chính sách về cải thiện tình trạng dinh dưỡng, tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng cho toan dân. Viên Dinh dương cung tham mưu cho Bộ Y tê hoàn thiện cac hướng dẫn quốc gia phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, xây dưng va thưc hiên triên khai chương trình sữa học đường, ban hanh bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, báo cáo kỹ thuật cho việc xây dựng nghị định 09 bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm…
Bên cạnh đó, Viện cũng đang tập trung nghiên cứu, sản xuất và phát triển các loại sản phẩm tăng cường vi chất đap ưng cho nhu câu cua người dân; trong thơi gian qua, nhiêu sản phẩm dành cho đối tượng nguy cơ cao như trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ tuổi sinh đẻ, các sản phẩm cho những đối tượng đặc biệt được cộng đồng chấp nhận.
Công tác truyền thông nhằm nâng cao kiến thức và thực hành dinh dưỡng đúng cho toàn dân cung la môt trong cac giai phap quan trong, cac nôi dung tuyên truyên bao gôm khuyến khích ngươi dân sử dụng đa dạng các loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày, sử dụng thường xuyên các thực phẩm giàu VCDD , biêt cach lựa chọn các thực phẩm tăng cườngVCDD; cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau khi sinh, thực hiện nuôi tre hoàn toàn băng sưa me trong 6 tháng đầu và cho trẻ bú me đến 24 tháng hoặc lâu hơn, tre em trong đô tuôi va ba me sau sinh cân đươc uông vitamin A; phu nư co thai, phu nư tuôi sinh đe cân đươc hương dân sư dung viên sắt/ axit folic hoặc viên đa vi chất.
Để phòng thiếu vi chất dinh dưỡng cần:
Ăn đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm; Ưu tiên lựa chọn cac thực phẩm giau vi chât dinh dương. Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm có bổ sung vi chất dinh dưỡng.
Cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh. Nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu; cho trẻ bú me đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn.
Sử dụng các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng cho bữa ăn bổ sung của trẻ. Thêm mỡ hoặc dầu ăn để tăng hấp thu vitamin A, vitamin D.
Cho trẻ trong độ tuổi uống vitamin A liều cao 2 lần/ năm, bà mẹ sau sinh trong vòng một tháng uống một liều vitamin A.
Trẻ từ 24 đến 60 tháng tuổi uống thuốc tẩy giun 2 lần/ năm. Thực hiện vệ sinh ăn uống, vê sinh ca nhân, vệ sinh môi trường đê phòng chống nhiễm giun.
Phụ nữ tuổi sinh đẻ; phụ nữ mang thai nên uống viên sắt/axit folic hoặc viên đa vi chất theo hướng dẫn.
Hàng năm, có gần 1 triệu trẻ dưới 5 tuổi được cải thiện tình trạng thiếu vitamin A nhờ hoạt động bổ sung vitamin A cho trẻ từ 6 – 60 tháng tuổi và tẩy giun cho trẻ từ 24-60 tháng tuổi tại 22 tỉnh có nguy cơ cao, bổ sung uống vitamin A cho trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi tại 41 tỉnh mỗi năm 2 lần, bà mẹ sau sinh trong vòng 1 tháng được uống 1 liều vitamin A, đồng thời việc bổ sung vitamin A cho trẻ em và bà mẹ sau sinh đã trở thành hoạt động thường niên của hơn 11.000 xã/phương trong toàn quốc.
Trong ngày 1-2/6, các bà mẹ đưa trẻ trong độ tuổi đi uống vitamin A theo hướng dẫn của trạm y tế xã/phường, hoạt động đó thực sự có ý nghĩa như một ngày hội “Chăm sóc sức khỏe trẻ em”, là món quà nhân văn trong Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6. Ngày Vi chất dinh dưỡng (1-2/6) năm nay, theo kê hoach, se có trên 6 triệu trẻ dưới 5 tuổi được uống vitamin A, hàng triệu trẻ từ 24-60 tháng tuổi tại 22 tỉnh khó khăn được uống tẩy giun.
Bị ung thư vú có nên tiếp tục uống sữa đậu nành?
Tôi bị ung thư vú giai đoạn 2 thể nội tiết. Trước đây, tôi có thói quen uống sữa, nhất là các loại sữa hạt nhưng tôi nghe mọi người truyền tai nhau uống sữa đậu nành làm phát triển khối u.
Thưa bác sĩ, thông tin này có đúng không? Tôi đang điều trị có nên tiếp tục uống sữa và sau khi điều trị có nên kiêng các sản phẩm từ đậu nành? (Lan Anh)
GS.TS Lê Thị Hương, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội): Tôi hiểu tâm trạng của bạn khi điều trị ung thư vú. Đầu tiên, tôi cũng phải nói lại nguyên tắc trong điều trị cho bệnh nhân ung thư đó là làm thế nào để đảm bảo tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh. Cho dù là ung thư gì thì khẩu phần ăn cũng cần đảm bảo cung cấp đủ năng lượng protein, lipid và các vi chất.
Với bạn là ung thư vú và câu hỏi của bạn là có nên tiếp tục uống sữa, đặc biệt là sữa từ các loại hạt hay đậu nành không, tôi xin trả lời sữa là thức ăn tốt với người bị bệnh ung thư. Trong sữa có các chất dinh dưỡng từ chất đạm, chất béo, đường, các vitamin khoáng chất đã được tính toán ở mức độ cân bằng tỉ lệ giữa protid, lipid, cũng như các vitamin và khoáng chất.
Vì vậy, với bệnh nhân ung thư sữa là thực phẩm hết sức quan trọng. Vì thế, nếu như bạn đang uống sữa mà không có vấn đề gì về tiểu đường, thận thì chúng ta có thể uống các loại sữa mà bạn yêu thích.
Trường hợp bị tiểu đường, bệnh thận thì chúng ta sẽ tìm nguồn sữa phù hợp cho người bệnh này.
Về câu hỏi mối liên hệ giữa sữa đậu nành với người bị ung thư vú, thì đến nay chưa có bằng chứng khoa học nào chỉ ra uống sữa đậu nành làm tăng nguy cơ ung thư vú hay làm trầm trọng bệnh ung thư vú lên.
Ngược lại một số nghiên cứu của Nhật Bản và trên thế giới chỉ ra rằng trong đậu nành có chất isoflavone, các nội tiết tố nữ estrogen tốt cho phụ nữ bình thường ở độ tuổi sinh đẻ.
Với người bệnh ung thư, không có bằng chứng nào cho thấy các chất này làm cho bệnh ung thư nặng hơn. Thậm chí có nghiên cứu thấy rằng nếu chúng ta uống sữa đậu nành ở một hàm lượng nhất định, khoảng 15g một ngày thì nó còn có kết quả tốt hơn là không uống sữa đậu nành đối với người ung thư vú. Nghiên cứu này đã được chứng minh bởi người Nhật.
Vì thế, nếu bạn đang uống sữa thì tiếp tục uống sữa, nếu thích uống sữa đậu nành thì bạn có thể uống mỗi ngày 1-2 ly sữa đậu nành thì không có ảnh hưởng gì nguy hại đến tình trạng ung thư của bạn.
Những dấu hiệu cảnh báo ung thư vú gồm:
- Khối u không đau ở ngực
- Thường xuyên bị ngứa và rát quanh núm vú
- Núm vú bị rỉ máu, tiết dịch khác thường hoặc thụt vào, co lại
- Làn da trên vú bị sần da cam, dày lên hoặc bị lún xuống, có nếp gấp.
- Có hạch ở hố nách.
Sàng lọc ung thư vú:
Đối với các chị em có nguy cơ mắc bệnh ở mức trung bình, nên bắt đầu chụp nhũ ảnh sàng lọc ung thư vú mỗi 1-2 năm/lần, kể từ lúc 40 tuổi và không quá 50 tuổi. Xét nghiệm sàng lọc nên thực hiện định kỳ cho đến ít nhất là năm 75 tuổi.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể sắp 'sập nguồn' vì thiếu rau, bổ sung ngay kẻo muộn Ăn nhiều loại rau sẽ làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính, chẳng hạn như bệnh tim, huyết áp cao và một số loại ung thư nhất định. Tuy nhiên, khi cơ thể bị thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu như rau xanh, bạn sẽ thấy tín hiệu 'cấp cứu' và nên bổ sung kịp thời để phòng chống...