Thường xuyên bỏ bữa ăn, chuyện gì xảy ra cho sức khỏe?
Bỏ bữa ăn có nhiều mặt trái đối với sức khỏe và ăn một chế độ ăn uống cân bằng có thể giúp ngăn ngừa các bệnh mãn tính như tiểu đường và nhiều bệnh khác.
Nếu bạn không ăn thực phẩm lành mạnh thường xuyên và đúng giờ, có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt là các vấn đề về tiêu hóa. Dưới đây là những nguy cơ tiềm ẩn của việc bỏ bữa ăn.
Bỏ bữa ăn có nhiều mặt trái đối với sức khỏe và ăn một chế độ ăn uống cân bằng có thể giúp ngăn ngừa các bệnh mãn tính như tiểu đường và nhiều bệnh khác. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.
Quá trình trao đổi chất chậm lại
Bỏ bữa ăn có thể làm chậm tốc độ trao đổi chất của bạn khi cơ thể bạn chuyển sang chế độ bảo tồn, giữ lại chất béo thay vì đốt cháy nó để lấy năng lượng. Điều này có thể khiến việc giảm cân hoặc kiểm soát cân nặng trở nên khó khăn hơn theo thời gian.
Một nghiên cứu năm 2021 trên tạp chí Nutrients cho thấy những người bỏ bữa sáng có nguy cơ cao hơn về thừa cân và béo phì.
Mức năng lượng thấp
Bất kể loại thực phẩm nào bạn ăn, nó đều được biết là cung cấp glucose cho cơ thể, được chuyển hóa thành năng lượng. Theo chuyên gia nếu không ăn uống điều độ có thể bị mệt mỏi và suy giảm chức năng nhận thức. Điều này có thể ảnh hưởng đến năng suất làm việc.
Cáu kỉnh và thay đổi tâm trạng
Lượng đường trong máu có thể giảm khi bạn bỏ bữa ăn sáng, bữa trưa hoặc bữa tối, và dẫn đến cáu kỉnh và thay đổi tâm trạng.
Ăn quá nhiều sau khi bỏ bữa
Video đang HOT
Bỏ bữa ăn thường dẫn đến ăn quá nhiều vào bữa tiếp theo. Bạn sẽ đói quá mức khi bỏ bữa ăn sáng, bữa trưa hoặc bữa tối.
Thiếu hụt chất dinh dưỡng
Việc bỏ bữa ăn liên tục có thể dẫn đến việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin và khoáng chất, dẫn đến tình trạng thiếu hụt có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng cơ thể.
Thiếu hụt các chất dinh dưỡng trong thời gian dài có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như thiếu máu và loãng xương.
Miễn dịch yếu
Một chế độ ăn không đủ dinh dưỡng sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch và khiến bạn dễ mắc nhiều loại bệnh nhiễm trùng và bệnh tật hơn. Việc bỏ bữa ăn liên tục có thể khiến cơ thể không nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì khả năng phòng vệ miễn dịch.
Vấn đề tiêu hóa
Bỏ bữa ăn có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, buồn nôn và trào ngược axit. Chế độ ăn uống không đều đặn làm gián đoạn quá trình tiêu hóa, gây khó chịu và đôi khi là đau.
Nó cũng có thể làm giảm tăng nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích, đây là một tình trạng tiêu hóa phổ biến có thể dẫn đến đau bụng, đầy hơi và táo bón.
Táo bón
Khi bỏ bữa ăn, nhịp tiêu hóa của cơ thể có thể bị rối loạn. Không ăn thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến nhu động ruột, làm chậm nhu động ruột, có thể dẫn đến táo bón hoặc làm trầm trọng thêm các vấn đề táo bón hiện có.
Giảm khối lượng cơ
Nếu không có chế độ dinh dưỡng thường xuyên, cơ thể bạn có thể bắt đầu phân hủy mô cơ để lấy năng lượng. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn thường xuyên bỏ bữa ăn.
Tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính
Việc liên tục bỏ bữa ăn có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin, điều hòa lượng đường trong máu kém và tình trạng viêm. Theo thời gian, điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường loại 2 và hội chứng chuyển hóa.
Vitamin cho bà bầu, người không mang thai có dùng được không?
Vitamin cho bà bầu (hay vitamin trước khi sinh) thường chứa hàm lượng cao hơn một số chất dinh dưỡng nhất định, cần thiết cho một thai kỳ khỏe mạnh.
Vậy những người không mang thai có nên dùng loại vitamin này?
Tác dụng của vitamin bổ sung trước khi sinh
Vitamin bổ sung trước khi sinh là các chất bổ sung được bào chế đặc biệt cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết trong thai kỳ. Chúng thường bao gồm hàm lượng axit folic, sắt, canxi và DHA (một loại axit béo omega-3) cao hơn... tất cả đều đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của bà mẹ.
Ví dụ, axit folic giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh, sắt hỗ trợ tăng thể tích máu... Các loại vitamin này được thiết kế riêng để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tăng lên của thai kỳ.
Vitamin cho bà bầu thường chứa hàm lượng cao hơn một số chất dinh dưỡng nhất định, cần thiết cho một thai kỳ khỏe mạnh.
Lợi ích của vitamin trước khi sinh đối với người không mang thai
Vitamin dành cho bà bầu có thể hỗ trợ những người không mang thai bằng cách tăng cường lượng chất dinh dưỡng hấp thụ, thúc đẩy sức khỏe của tóc và móng, cũng như giúp xương chắc khỏe nhờ hàm lượng vitamin và khoáng chất thiết yếu cao hơn.
- Tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng: Vitamin trước khi sinh có thể có lợi cho những người gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng chỉ thông qua chế độ ăn uống. Hàm lượng axit folic, sắt và các vitamin khác cao có thể hỗ trợ sức khỏe tổng thể và lấp đầy những khoảng trống tiềm ẩn trong dinh dưỡng.
- Sức khỏe của tóc và móng: Vitamin trước khi sinh giúp cải thiện sức mạnh và sự phát triển của tóc và móng. Điều này có thể là do sự hiện diện của biotin và các vitamin B khác, được biết là có tác dụng thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của tóc và móng.
- Sức khỏe xương: Vitamin trước khi sinh thường chứa canxi và vitamin D, rất cần thiết để duy trì sức khỏe xương. Những chất dinh dưỡng này có thể đặc biệt hữu ích cho những người có nguy cơ loãng xương hoặc những người có chế độ ăn uống thiếu canxi.
Tuy nhiên, uống vitamin trước khi sinh mà không mang thai có thể dẫn đến tình trạng hấp thụ quá nhiều chất dinh dưỡng và các nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn, bao gồm các vấn đề về đường tiêu hóa và mất cân bằng dinh dưỡng. Do đó, luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng.
Rủi ro và cân nhắc khi dùng
Dưới đây là những nguy cơ:
- Lượng dinh dưỡng nạp vào quá nhiều:Uống vitamin trước khi sinh khi không mang thai có thể dẫn đến việc hấp thụ quá nhiều một số chất dinh dưỡng nhất định. Ví dụ, quá nhiều sắt có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa, chẳng hạn như táo bón hoặc buồn nôn và có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.
- Mất cân bằng dinh dưỡng:Vitamin trước khi sinh được bào chế với tỷ lệ dinh dưỡng cụ thể dành cho thai kỳ. Việc dùng ngoài bối cảnh này có thể dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng, có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
- Bỏ qua chế độ ăn uống cân bằng: Việc dựa vào vitamin trước khi sinh để có được lợi ích sức khỏe có thể dẫn đến việc bỏ qua chế độ ăn uống cân bằng. Điều cần thiết là giải quyết nhu cầu dinh dưỡng chủ yếu thông qua chế độ ăn uống đa dạng và cân bằng hơn là thực phẩm bổ sung.
Khi nào nên cân nhắc dùng vitamin trước khi sinh?
Hãy cân nhắc dùng vitamin trước khi sinh nếu bạn đang có kế hoạch thụ thai hoặc bị thiếu hụt chất dinh dưỡng cụ thể. Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo chúng phù hợp với nhu cầu sức khỏe của cá nhân:
- Tiền thụ thai:Đối với những trường hợpđang có kế hoạch mang thai, việc uống vitamin trước khi thụ thai có thể có lợi, đảm bảo rằng bạn có đủ lượng chất dinh dưỡng thiết yếu, chẳng hạn như axit folic, rất quan trọng để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh.
- Nhu cầu dinh dưỡng cụ thể:Nếu bạn có vấn đề sức khỏe cụ thể hoặc hạn chế chế độ ăn uống có thể dẫn đến thiếu hụt, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc bổ sung vitamin trước khi sinh hoặc các chất bổ sung khác có thể là một giải pháp tốt.
- Mục tiêu sức khỏe cá nhân:Đối với những người có nhu cầu về dinh dưỡng hoặc tình trạng bệnh cụ thể có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung các loại vitamin này.
Chế độ ăn nào vừa tốt cho bản thân lại vừa tốt cho sức khỏe hành tinh? Chế độ ăn này ít ảnh hưởng đến môi trường hơn vì chúng gồm các loại thực phẩm được trồng từ lượng đất và nước tương đối ít, và có lượng phát thải nhà kính thấp. Người dân mua thực phẩm trong siêu thị tại Glendale, California, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN) Bạn có thể ăn một chế độ ăn vừa tốt cho sức khỏe,...