Thưởng thức đỉa biển tươi sống trứ danh ở đảo Jeju
Hải sâm (đỉa biển) là món ăn truyền thống của người dân đảo Jeju (Hàn Quốc). Thực khách có thể thưởng thức hải sâm tươi ngon kèm loại tương đặc biệt chỉ với giá 18 USD.
Theo Zing
'Cửu độc đặc sản' lừng danh xa là nhớ, gần là mê tại Phú Quốc
Chuyện những bãi cát trắng mịn trên nền biển xanh với vẻ hoang sơ và không gian trong lành là điều không cần bàn cãi gì thêm về vẻ đẹp thiên đường của đảo ngọc Phú Quốc.
Mặc dù vậy, Phú Quốc còn khiến người ta mê mẩn bởi 9 loại đặc sản không dễ tìm thấy ở những nơi khác - "xa là nhớ, gần là thèm" như: cua hoàng đế, bào ngư, sim, hồ tiêu, ..
"Cửu độc đặc sản" nổi tiếng "xa là nhớ, gần là mê" ở đảo ngọc Phú Quốc.
1. Nấm Tràm - Đặc sản Phú Quốc có khá nhiều vào mùa mưa
Nếu miền Tây được mọi người biết đến với đặc sản nấm mối thì Phú Quốc nổi tiếng với nấm tràm. Đây là loại nấm ngon không thua kém gì với nấm rơm, nấm kim chi hay nấm bào ngư.
Nấm tràm có màu tím như màu quả măng cụt, bắt đầu rộ dần và kéo dài khoảng hơn 1 tháng của đầu mùa mưa, từ khi mọc đến lúc tàn, vòng đời của nấm tràm chỉ trong vòng 5 đến 7 ngày. Vì vòng đời phát triển của loại nấm này rất ngắn nên chúng ít có mặt trên thị trường như những loại nấm khác.
Đây chính là loại nấm tự nhiên nên người dân trên đảo Phú Quốc phải đi vào những khu đồng tràm để hái mang về đem chế biến. Người dân trên Đảo đã kết hợp một cách hoài hòa giữa nấm tràm với hải sản tươi trên đảo như mực, tôm, hào bao ... để tạo ra món canh nấm tràm tuyệt hảo, mùi vị thơm ngon, hấp dẫn vừa là món ăn bổ dưỡng cho mọi gia đình.
2. Hải sâm
Hải sâm hay còn là nhân sâm của biển cả, từ xưa tới nay loài này được xếp vào "tứ đại danh thái" tức 4 loại thức ăn quý giá: hải sâm, óc khỉ, tay gấu, yến sào. Hải sâm là là 1 loại động vật không xương sống, sống ở biển, trên đáy cát hoặc san hô chết, tập trung nhiều nhất ở độ sâu 2-5m , hay gặp ở vùng vịnh và những nơi có nhiều đá ngầm.
Hiện nay loài này khá hiếm nhưng vẫn hiện hữu tại chợ Hàm Ninh nên giá thành cũng tăng lên nhiều lần. Hải sâm là loài chuyên ăn xác chết động vật dưới biển và sinh sản bằng cách phóng tinh trùng và trứng vào nước biển. Một trong những cách chúng bắt mồi là nằm trong sóng và bắt những loài trôi trong các số ấy bằng các xúc tu khi các xúc tu mở ra. Có thể tìm thấy chúng với số lượng lớn ở cạnh các trang trại nuôi cá biển của con người. Thân hình của chúng giống với hình quả dưa chuột.
Hải sâm là món hải sản được ưa thích vì có độ dinh dưỡng cao, một loại thực phẩm cao cấp. Bởi thế người dân trong vùng thường ra biển đánh bắt hải sâm về và chế biến thành món hải sản bổ dưỡng. Để bắt hải sâm phải bắt vào ban đêm. Sau khi bắt được chúng ta phải đêm sấy khô rồi mới mang bán.
3. Cua hoàng đế
Cua huỳnh đế màu đỏ hồng, mai hình vuông. Đầu cua dài, càng và que ngắn. Loại cua này có rộ nhất là vào tháng 12 Âm lịch.
Thịt cua không chỉ chắc, mà phần gạch cua còn thơm và béo ngậy. Cua huỳnh đế có thể chế biến nhiều cách như hấp, nướng than, nhưng đặc biệt phải kể đến món cháo.
Cua được rửa sạch đem hấp chín để giữ độ ngọt. Tách lấy phần gạch để riêng, phần thịt cua ướp gia vị rồi xào sơ trong chảo dầu cho thấm. Cháo nhừ, cho thịt cua vào, sôi lên lại cho tiếp gạch cua, hành tây cắt lát, hành ngò và rắc tiêu. Tô cháo có màu vàng của lớp mỡ, màu đỏ của gạch cua, màu trắng của thịt cua, vừa bắt mắt vừa thu hút tuyệt vời.
4. Nhum - đặc sản biển Phú Quốc
Là sản phẩm mà người dân Phú Quốc vừa thương vừa ghét, ghét là khi lặn xuống biển dễ bị dính gai. Nhưng đổi lại con nhum là sản vật " đáng khoe" của người dân tại đây.
Cầu gai là con nhím biển đen, tròn, gai dài chừng 15cm mọc tua tủa quanh thân. Ở Phú Quốc thì người dân gọi cầu gai là con nhum, thường ăn sống với muối chanh hoặc nấu cháo. Thật lạ, hương vị nhum biển Phú Quốc không giống bất cứ một loại hải sản nào. Thịt và trứng của nó vừa ngọt, béo, thơm tựa gạch cua bể lẫn dư vị mằn mặn của biển...
Để làm nhum, đầu tiên phải dùng kéo cắt hết gai xung quanh. Người ta cắt mở sọ, vẩy mạnh cho nước cùng với các bộ phận khác văng ra bên ngoài, chỉ còn lại gạch được bao phủ bởi lớp màng. Làm sạch màng bằng nước biển là gạch nhum ngon lành lộ ra. Có con thì gạch vàng ươm, con lại hơi nâu nâu. Đáng chú ý, nếu làm bằng nước ngọt thì gạch sẽ bị vỡ nát ra giống như khi bạn trộn gia vị vào con rươi vậy.
Có nhiều cách ăn nhum tại điểm du lịch Phú Quốc. Tại khu vực miền trung, ngư dân thường lấy thịt và trứng tẩm gia vị rồi xào sơ trước khi cho vào nồi cháo. Còn ở Phú Quốc, bà con chọn những con nhum tươi vừa mới bắt mang về cắt gai, tách đôi ra, rửa sạch rồi đặt lên bếp than hồng nướng, cho thêm mỡ hành vào, mùi thơm xông lên tận mũi. Khách mới nghe mùi đã háo hức...
5. Ghẹ Hàm Ninh
Ghẹ ở Phú Quốc nơi nào cũng ngon, nhưng đặc sắc nhất là ghẹ Hàm Ninh. Ghẹ Hàm Ninh tuy nhỏ hơn nhiều nơi khác nhưng thịt chắc, ngọt, thơm, hương vị có thể chinh phục cả thực khách khó tính nhất.Đến với Hàm Ninh, làng chài cổ nhất Phú Quốc, du khách sẽ có dịp hưởng thụ những món ăn ngon làm từ ghẹ như ghẹ hấp bia, ghẹ rang muối, ghẹ rang me...
Ghẹ Hàm Ninh giá từ 100k-150k/kg tùy loại to hay nhỏ. Ghẹ to ở Phú Quốc cũng chỉ bằng ghẹ con ở miền Trung, ghẹ to quá ăn ko ngon, thịt hay bị bở, ghẹ bé quá thì ko có thịt, ghẹ Hàm Ninh khoảng 6-7 con một ký là ngon nhất.
6. Bào ngư Phú Quốc
Ngoài cái tên nổi tiếng bào ngư Phú Quốc người địa phương nơi đây còn gọi là hải nhĩ, có thể vì nó giống như cái tai con người.
Bào ngư tươi sống có thể chế biến được nhiều món ăn dân dã như luộc, nướng, xào, nấu cháo... trong những số đó hấp dẫn nhất là bào ngư nướng lửa than.
Sau khi rửa sạch rồi dùng vỉ đặt lên bếp than hồng nướng. Khi vừa chín tới, chỗ miệng con bào ngư sẽ sủi bọt, tươm nước. Ngay lúc đó chúng ta dùng nước sốt gồm hỗn hợp mỡ, hành lá, tỏi, gừng đâm nhuyễn đổ ngay vào miệng bào ngư và hưởng thụ lúc còn nóng mới cảm nhận được cái ngon, cái ngọt của đặc sản vùng biển đảo.
Vỏ bào ngư cũng được Đông y dùng làm thuốc gọi là "thạch quyết minh".
7. Mật sim, rượu sim - đặc sản ngon, bổ, rẻ
Có thể nói, không đâu có nhiều sim như là trên đảo Phú Quốc ở Kiên Giang. Nhiều nhất có thể nói đến là ở các khu rừng phòng hộ Hàm Ninh, Cửa Dương hay Dương Tơ.
Nhờ có nguồn nguyên liệu dồi dào như vậy trái sim ở Phú Quốc được người dân ở đây chế tạo nên đặc sản rượu sim rừng. Với quá trình sản xuất rượu truyền thống bằng cách lên men tự nhiên từ trái sim rừng và đường cát trắng, hoặc có thể pha thêm ít rượu để tăng nồng độ.
Rượu sim rừng Phú Quốc được coi là một loại dược tửu tốt cho sức khỏe khi có chức năng dễ tiêu hoá và tăng cường sinh lực cho nam giới.
8. Hồ tiêu Phú Quốc
Được mệnh danh là "vương quốc hồ tiêu", Phú Quốc được xem như là vườn tiêu lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đến đây bạn sẽ phải trầm trồ lên trước những vườn tiêu xanh mướt, những chùm tiêu chín mọng trên cành.
Hồ tiêu Phú Quốc có vị thơm và cay nồng, đặc biệt là đậm vị hơn nhiều loại hồ tiêu đến từ những vùng miền khác, trong các số ấy phải kể đến tiêu đỏ. Từng chùm tiêu đỏ được hái xuống rồi phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, những trái tiêu từ màu đỏ ối đổi sang màu đo đậm trông rất đẹp mắt.Tiêu được người dân Phú Quốc thu hoạch từng đợt chín và chủ yếu là bằng thủ công, chọn lựa những quả chín riêng phân ra thành 3 loại: tiêu đỏ, tiêu sọ và tiêu đen.
9. Nước mắm Phú Quốc
Nước mắm Phú Quốc từ lâu đã nổi tiếng cả trong và ngoài nước không chỉ nhờ độ đạm cao, có màu, mùi, vị thơm ngon đặc trưng mà còn bởi truyền thống làm nước mắm lâu đời của người dân nơi đây. Vùng biên Phú Quốc được thiên nhiên ban tặng nguồn sản lượng thủy hải sản rất to lớn từ đó có thể chế biến được Nước mắm Phú Quốc nổi tiếng trong và ngoài nước. Hầu như trong mâm cơm người Viêt không thể không có chén nước mắm nguyên chất để tăng hương vị của món ăn. Nước mắm Phú Quốc là đặc sản ẩm thực của đảo ngọc, mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.
Theo Dulich,net
Những đặc sản đắt "xắt ra miếng" tại đảo ngọc Phú Quốc Đảo ngọc Phú Quốc được biết đến với bãi biển xanh, cát trắng hoang sơ cùng những làng chài đẹp như tranh. Bên cạnh đó, Phú Quốc còn nổi tiếng với nhiều loại đặc sản biển quý hiếm và có giá "trên trời". Dù vậy, nhiều du khách vẫn săn lùng và quyết tìm mua bằng được. Cá ngựa khô Cá ngựa khô...