Thuốc tránh thai có gây tăng cân?
Bác sĩ cho hỏi có phải dùng thuốc tránh thai khiến chị em tăng cân hay không? Tôi rất sợ béo, trong khi đang cân nhắc dùng biện pháp tránh thai này.
Ảnh minh họa
Thạc sĩ, bác sĩ Tạ Việt Cường, Phó giám đốc Trung tâm khám – điều trị sản phụ khoa và chăm sóc sức khỏe sinh sản, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, tư vấn:
Thuốc tránh thai là một trong những phương pháp hiện đại và tương đối an toàn. Tuy nhiên, vấn đề tăng cân do dùng thuốc tránh thai đang khiến cho nhiều chị em e ngại.
Ở tuổi dậy thì, nữ giới có sự tích mỡ dưới da cộng thêm yếu tố nội tiết tố estrogen giúp cơ thể phái nữ có đường cong. Thuốc tránh thai có một lượng estrogen nhất định và nó có thể gây ra tình trạng giữ nước và tăng cân.
Tuy nhiên, quan điểm uống thuốc tránh thai gây tăng cân chưa hoàn toàn đúng. Bởi việc cân nặng của cơ thể còn liên quan tới chế độ ăn. Nếu phụ nữ ăn nhiều năng lượng hơn mức cần thiết của cơ thể, chúng sẽ chuyển thành mỡ tích dưới da.
Nhiều chị em dùng thuốc tránh thai lo lắng việc tăng cân nhưng thực tế, sau khi lập gia đình và có đủ con, chị em có rất ít thời gian để chăm sóc cho bản thân, thời gian để tập luyện thể dục hàng ngày hạn chế, thêm vào đó là thói quen ăn uống từ khi mang bầu và cho con bú chưa được điều chỉnh dẫn đến tình trạng lượng calo nạp vào nhiều hơn lượng calo tiêu hao dẫn đến cân nặng tăng nhanh. Do đó, bạn không nên lo lắng về biện pháp tránh thai khá an toàn này.
Theo Zing
Sau khi ngừng dùng thuốc tránh thai, chị em có thể gặp các triệu chứng khó chịu này
Thuốc tránh thai giống như con dao hai lưỡi. Tuy có khả năng ngừa thai khá hiệu quả, loại thuốc này lại gây nên những tác dụng phụ ảnh hưởng không nhỏ tới người sử dụng.
Video đang HOT
Nicole Noyes, bác sĩ phụ khoa kiêm trưởng khoa nội tiết sinh sản tại Tổ chức Northwell Health cho biết, ngừng dùng thuốc tránh thai là quyết định của mỗi cá nhân. Một số người tránh loại thuốc này do biết chúng có nguy cơ gây nên các biến chứng nghiêm trọng như chứng cục máu đông hoặc ung thư. Dù do nguyên nhân nào, một khi ngừng sử dụng thuốc tránh thai, bạn hoàn toàn có thể gặp phải các phản ứng phụ dưới đây:
Xuất hiện mụn nhọt
Tuy nhiên, con người có thể thay đổi để thích ứng với hiện tại. Trong nhiều năm dùng thuốc tránh thai, cơ thể bạn đã quen với một loại hormone. Bây giờ, chúng cần thời gian để điều chỉnh lại mọi thứ giống như trước đây. Thông thường, mụn nhọt có thể sẽ biến mất sau vài tháng kể từ khi ngừng thuốc tránh thai.
Giảm hoặc tăng ham muốn tình dục
Một số người có ham muốn tình dục cao khi thực hiện biện pháp kiểm soát sinh đẻ vì họ không cần phải lo lắng tới việc mang thai.
Ngừng dùng thuốc tránh thai sẽ không gây nên thay đổi lớn về ham muốn tự nhiên. Do dùng thuốc quá lâu nên rất nhiều người quên đi nhu cầu tình dục trước đây của bản thân. Hơn nữa, trên thực tế, ham muốn của con người có khả năng thay đổi. Bạn hoàn toàn có thể cảm thấy sự khác biệt nhỏ về nhu cầu tình dục khi ngừng dùng uống thuốc sau một thời gian dài sử dụng.
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y Sexual Medicine, có một số phụ nữ lại mất ham muốn, cảm thấy khó khăn khi làm chuyện chăn gối khi sử dụng thuốc tránh thai. Nồng độ testosterone là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này. Do đó, không ít người nhận thấy nhu cầu tình dục của họ tăng cao một khi ngừng dùng thuốc.
Không ít người nhận thấy nhu cầu tinh dục của họ tăng cao một khi ngừng dùng thuốc.
Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt
Thuốc tránh thai có ảnh hưởng lớn đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ. Mary Jane Minkin, bác sĩ phụ khoa kiêm giáo sư sản phụ khoa tại Đại học Yale cho biết, chu kỳ sẽ quay trở lại như trước khi bạn ngừng dùng thuốc.
Cơ thể cần mất một thời gian, khoảng vài tháng để tự điều chỉnh về giai đoạn đầu. Đôi khi, ngừng dùng thuốc không liên quan tới sự thay đổi của chu kỳ kinh nguyệt. Rất nhiều phụ nữ quên chu kỳ hoàn toàn có thể biến đổi theo thời gian.
Ảnh hưởng tới tâm trạng
Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là hiện tượng khá phổ biến ở phụ nữ hiện nay. Trong đó, rối loạn tiền kinh nguyệt (PMDĐ) là dạng nghiêm trọng của PMS gây trầm cảm, khó chịu và căng thẳng trước chu kỳ.
Ngừng dùng thuốc tránh thai có thể làm các triệu chứng này trở nên tồi tệ hơn. Các chuyên gia lưu ý, tất cả những vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt bạn gặp phải trước khi bắt đầu sử dụng thuốc đều có thể xuất hiện trở lại.
Rối loạn tiền kinh nguyệt (PMDĐ) là dạng nghiêm trọng của PMS gây trầm cảm, khó chịu và căng thẳng trước chu kỳ.
Tăng hoặc giảm cân
Thay đổi cân nặng hoàn toàn có thể xảy ra khi bạn ngừng dùng thuốc tránh thai. Loại thuốc này làm tích tụ nước trong cơ thể nên cân nặng giảm đi hầu hết là trọng lượng của nước. Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ mang tính nhất thời vì sụt cân do nước không giống tiêu hao chất béo.
Ít đau đầu
Đau nhức đầu là tình trạng cực kỳ phổ biến khi bạn dùng thuốc tránh thai. Loại thuốc này tác động tới hormone tự nhiên và khiến nồng độ estrogen giảm mạnh, từ đó gây đau đầu và đau nửa đầu. Theo Tổ chức Headache Hoa Kỳ, một số người không còn phải đối mặt với những cơn đau đầu nữa khi ngừng dùng thuốc.
Rụng tóc
Mỗi nang tóc đều có chu kỳ tăng trưởng nhỏ. Hormone thay đổi vì mang thai hoặc tiến hành kiểm soát sinh đẻ sẽ ảnh hưởng tới quá trình này. Dù vậy, hầu hết các chị em phụ nữ không cần phải lo lắng về việc rụng tóc khi ngừng thuốc tránh thai.
Dara Matseoane-Peterssen, bác sĩ phụ khoa kiêm trưởng khoa sản phụ khoa tại Bệnh viện Bệnh viện Allen cho biết, thuốc tránh thai làm chậm sự phát triển của tóc do chúng tác động tới hormone testosterone tự nhiên trong cơ thể.
Hầu hết các chị em phụ nữ không cần phải lo lắng về việc rụng tóc khi ngừng thuốc tránh thai.
Chuyện chăn gối thoải diễn ra thoải mái hơn
Đối với một số người, uống thuốc tránh thai có thể ảnh hưởng tới đời sống tình dục của họ. Không ít phụ nữ cảm thấy đau và khó chịu khi làm chuyện chăn gối. Tình trạng này có thể biến mất một khi bạn ngừng dùng thuốc.
Thuốc tránh thai ảnh hưởng tới hormone trong cơ thể, từ đó gây khô âm đạo. Bạn có thể sử dụng chất bôi trơn để đảm bảo "cuộc vui" không bị gián đoạn bởi các cơn đau khó chịu.
Nguồn: Womenshealthmag/Helino
Cô gái 22 tuổi suýt tử vong do tác dụng phụ của thuốc tránh thai và đây là điều bác sĩ yêu cầu cần lưu ý Mặc dù đây là tình trạng hiếm gặp nhưng không ngoại trừ khả năng có thể xảy ra nên bất kỳ ai cũng cần lưu ý kỹ. Hannah Needham (22 tuổi) đã cảm thấy khó thở và chóng mặt trong nhiều tuần liền cho đến khi cô ngất đi hoàn toàn thì mới được đưa vào bệnh viện để cấp cứu. Tại bệnh...