Thuốc phòng HIV đầu tiên được FDA công nhận
Ngày 16/7, FDA đã ra thông cáo chính thức công nhận thuốc Truvada (tên dược chất là emtricitabine/tenofovir disoproxil fumarate) là thuốc giúp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường tình dục.
Bước tiến quan trọng trong phòng chống AIDS
Truvada là thuốc uống hàng ngày, dùng để điều trị cho những trường hợp có nguy cơ phơi nhiễm, nhóm người có nguy cơ cao nhưng vẫn phải kết hợp với hành vi tình dục an toàn.
Trước đây, Truvada đã từng được FDA phê duyệt sử dụng kết hợp với các loại thuốc kháng retrovirus khác trong điều trị nhiễm HIV co người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên.
Việc phê chuẩn Truvada như một loại thuốc phòng bệnh giúp cho chiến lược phòng chống HIV thêm toàn diện với các biện pháp: thực hành tình dục an toàn, tư vấn giảm thiểu rủi ro và xét nghiệm HIV thường xuyên.
“Hôm nay, việc phê chuẩn loại thuốc này là một bước tiến quan trọng trong cuộc chiến chống HIV. Bởi mỗi năm, khoảng 50.000 người lớn và thanh thiếu niên có chẩn đoán HIV dù đã có nhiều chiến dịch truyền thông, giáo dục, kiểm tra, chăm sóc và các phương pháp pòng chống cần thiết”, Ủy viên FDA Margaret A. Hamburg, cho biết.
“FDA cũng cảnh báo rằng Truvada chỉ sử dụng cho những cá nhân được xác định là HIV âm tính trước khi uống thuốc ít nhất 3 tháng. Thuốc chống chỉ định cho những cá nhân chưa rõ về khả năng có nhiễm HIV hay không và đã có kết quả HIV dương tính.
Video đang HOT
Truvada được phê duyệt dựa trên những đánh giá rủi ro và để giảm thiểu rủi ro cho các cá nhân không bị nhiễm bệnh và giảm nguy cơ phát triển của HIV-1 (biến thể của vi-rút HIV có khả năng kháng thuốc điều trị hiện tại).
Các chương trình phòng chống HIV/AIDS sẽ không hạn chế việc phân phối Truvada nhưng sẽ phải cung cấp các thông tin về tầm quan trọng của việc tuân thủ phác đồ dùng thuốc được đề nghị và sự hiểu biết về những rủi do nhiễm HIV trong khi dùng Truvada”, website FDA chỉ rõ.
Sự phê duyệt dựa trên những thử nghiệm chặt chẽ
Đã có 2.499 nam giới và phụ nữ chuyển giới quan hệ tình dục với nam giới có xét nghiệm HIV âm tính có quan hệ tình dục với đối tác có HIV dương tính (biết hoặc không biết) hoặc làm nghề mại dâm nhưng không sử dụng các biện pháp an toàn như bao cao su… tham gia vào nghiên cứu. Kết quả cho thấy Truvada giúp giảm nguy cơ nhiễm HIV tới 42% so với nhóm sử dụng giả dược. Hiệu quả của thuốc liên quan chặt chẽ với sự tuân thủ phác đồ sử dụng thuốc trong quá trình thử nghiệm.
Thử nghiệm trên 4.758 cặp vợ chồng quan hệ tình dục khác giới (trong đó có 1 người nhiễm HIV, 1 người không) sử dụng Truvada và tenofovir so với giả dược trong việc ngăn ngừa lây nhiễm HIV ở nam giới không bị nhiễm bệnh cho thấy Truvada giảm nguy cơ lây nhiễm bởi 75% so với giả dược.
Không có tác dụng phụ mới được xác định trong các thử nghiệm lâm sàng đánh giá Truvada.
Các tác dụng phụ phổ biến nhất được báo cáo khi dùng Truvada bao gồm tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, nhức đầu, và giảm cân. Nguy cơ gây độc cho thận, xương không phô rbieens.
Như một điều kiện phê duyệt nhà sản xuất thuốc Truvada, công ty Gilead Science đã phải thu thập mẫu vi-rút được phân lập từ các nhân nhiễm HIV trong khi dùng Truvada và đánh giá các phân lập cho sự hiện diện của kháng thể. Ngoài ra, công ty còn phải thu thập các dữ liệu cuối cùng đối với phụ nữ mang thai sử dụng Truvada (có ảnh hưởng đến đứa trẻ khi chào đời).
Gilead cũng phải cam kết cung cấp dữ liệu về những cá nhân sử dụng Truvada thông qua các bảng câu hỏi trong quá trình kê đơn để cơ quan chức năng kiểm định tính phù hợp của người được cấp thuốc.
Theo VNE
Ổ bệnh từ tay bác sĩ
Khảo sát của một nhóm bác sĩ chống nhiễm khuẩn tại bệnh viện ở TP HCM cho thấy chỉ 60% nhân viên y tế rửa tay đúng cách nhiều bác sĩ chỉ vệ sinh tay qua loa thậm chí không rửa trước và sau khi khám cho bệnh nhân./
Khảo sát này do nhóm bác sĩ phụ trách việc chống nhiễm khuẩn bệnh viện tại một bệnh viện nhi ở TP HCM thực hiện. Kết quả cũng cho thấy sự tuân thủ vệ sinh kém nhất thuộc về các bác sĩ và sinh viên y khoa thực tập.
"Trên 70% hộ lý, bảo mẫu và điều dưỡng thường xuyên rửa tay, trong khi đó chỉ có khoảng 40% bác sĩ và sinh viên thực tập rửa đúng kỹ thuật", đại diện nhóm khảo sát cho biết.
Bác sĩ rửa tay sạch thì bệnh nhân có lợi. Ảnh: Trung Hào.
Không chỉ tại bệnh viện nhi, khảo sát cũng thực hiện tại một số bệnh viện đa khoa có khoa nhiễm, cho thấy không quá 60% nhân viên y tế, bác sĩ vệ sinh tay đúng cách.
Phần lớn bác sĩ chỉ rửa tay qua loa không dùng xà phòng, số khác thực hiện trước khi khám mà không vệ sinh lại đã tiếp tục khám cho bệnh nhân khác. Một số bác sĩ không mang găng tay, không đeo khẩu trang đúng quy định khi thăm khám cho bệnh nhân.
Giải thích lý do không rửa tay, rửa tay không đúng kỹ thuật hoặc không mang bao tay khi làm việc, phần lớn nhân viên y tế cho rằng do quá tải bệnh nhân, phải khám liên tục nên không kịp vệ sinh khi chuyển từ ca này sang ca khác. Trong khi đó, cũng chính các bác sĩ chuyên khoa Nhiễm cho rằng bàn tay nhân viên y tế là nơi chứa và truyền vi khuẩn nhanh nhất.
Trước đó, trong nhiều lần đến làm việc tại các bệnh viện ở phía Nam, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đã trực tiếp nhắc nhở cả người bệnh lẫn bệnh nhân tuân thủ việc rửa tay để chống nhiễm khuẩn, nhất là các bệnh truyền nhiễm.
Đầu tháng 3, trong lễ phát động chiến dịch quốc gia phòng chống bệnh tay chân miệng, Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định, rửa tay bằng xà phòng đúng cách là một trong các biện pháp phòng bệnh đơn giản nhưng hiệu quả trong giảm thiểu sự lây lan mầm bệnh, đặc biệt là từ người lớn mang virus sang trẻ. Các nghiên cứu cho thấy, trên 80% số bệnh tật có thể phòng ngừa bằng biện pháp rửa tay đúng cách.
Công bố mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng cho biết, cứ 100 người nằm bệnh viện thì có khoảng 7 người mắc thêm một bệnh nhiễm trùng mới. Việc bội nhiễm này một phần do chính nhân viên y tế không tuân thủ quy định về vệ sinh cá nhân, trong đó có tình trạng không chú ý đến rửa tay trước khi tiếp xúc với bệnh nhân.
Từ thực trạng này, WHO kêu gọi nhân viên y tế phải chú ý đến việc rửa tay thường xuyên hơn nữa bằng dung dịch sát trùng nếu không có những dung dịch này thì nhất thiết phải rửa bằng xà phòng thường.
Theo vietbao
Trở lại phòng tập sau một thời gian dài Bạn muốn tiếp tục trở lại việc tập thể thao của mình? Có rất nhiều nguyên do khiến việc này khó khăn hơn bạn tưởng. Hiển nhiên, ở một thời điểm nào đó, chúng ta rất hào hứng và hồ hởi với thể dục, nhưng qua thời gian chúng ta đánh mất dần sự ham thích vì nhiều lý do như làm việc...