Thuốc bổ trứng, tăng trứng có giúp phụ nữ dễ thụ thai?
Hiện nay nhiều phụ nữ có xu hướng trì hoãn việc lập gia đình, sinh con muộn. Đến khi có tuổi khó mang thai, nhiều phụ nữ tìm mua thuốc bổ trứng, tăng trứng với hy vọng những loại thuốc này sẽ giúp dễ thụ thai.
Sản phụ khám thai định kỳ – Ảnh: BVCC
Nhiều loại thuốc được quảng cáo trên mạng hiện nay là thuốc bổ trứng, tăng trứng, giúp tăng khả năng thụ thai cho phụ nữ.
“Chủ yếu uống cho vui và giúp chị em đỡ lo thôi”
Tuy nhiên, theo bác sĩ Hồ Mạnh Tường – tổng thư ký Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TP.HCM, các thuốc quảng cáo trên mạng làm tăng trứng, bổ trứng chủ yếu uống cho vui và giúp chị em đỡ lo thôi.
“Uống những loại thuốc này nhiều thì tốn tiền và làm phụ nữ trì hoãn việc điều trị đúng để có con sớm”, bác sĩ Tường cho biết thêm.
Bác sĩ Lê Thị Thu Hà, Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM, cũng cho biết thuốc tăng trứng, bổ trứng không giúp được những người phụ nữ có tuổi dễ thụ thai hơn. Những loại thuốc này chỉ giúp được những người phụ nữ bị “buồng trứng” đa nang điều hòa được kinh nguyệt.
Theo bác sĩ Tường, phụ nữ càng lớn tuổi thì số trứng trên 2 buồng trứng càng giảm dần và chất lượng trứng cũng giảm, tỉ lệ trứng bất thường tăng.
Số lượng và chất lượng trứng chỉ có thể giảm dần theo thời gian. Các thuốc quảng cáo trên mạng làm tăng trứng, bổ trứng chủ yếu uống cho vui và đỡ lo thôi.
Đặc điểm trên làm cho phụ nữ càng lớn tuổi, khả năng có thai càng giảm và tỉ lệ sẩy thai càng tăng, tỉ lệ biến chứng, bất thường của thai cũng tăng theo (sau 35 tuổi).
Video đang HOT
Trong xã hội hiện nay, phụ nữ có khuynh hướng trì hoãn việc lập gia đình, có con. Chị em dành thời gian tuổi trẻ, dưới 30 tuổi cho học hành như học đại học, sau đại học và cho sự nghiệp như tìm việc làm, thu nhập, vị trí… Đến khi muốn có con thì nhiều phụ nữ đã ở độ tuổi mà việc có con trở nên khó khăn.
Phụ nữ nên có con ở độ tuổi nào?
Cũng theo bác sĩ Tường, tuổi có thai tốt nhất ở phụ nữ là dưới 30 tuổi. Nếu trễ hơn, hãy cố gắng có con trước 35 tuổi.
Sau 35 tuổi, nếu sau 6 tháng cố gắng mà chưa có thai, nên khám và điều trị tích cực, không nên chờ đợi.
Muốn có con sau 40 tuổi là rất khó, mặc dù đa số phụ nữ chu kỳ kinh vẫn còn đều đặn. Khả năng có con của phụ nữ thường chấm dứt khoảng 5-7 năm trước khi mãn kinh.
Nhiều người cho rằng nếu kinh còn đều và đi siêu âm thấy nang noãn là vẫn còn có khả năng có con tốt dù đã trên 35-40 tuổi. Đây là quan niệm sai lầm, khiến nhiều phụ nữ bỏ qua thời điểm can thiệp sớm để có thai.
5 dấu hiệu cảnh báo lạc nội mạc tử cung cần đi khám
Lạc nội mạc tử cung tuy không gây nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí vô sinh.
Vì vậy chị em không nên chủ quan với những dấu hiệu cảnh báo lạc nội mạc tử cung để đi khám kịp thời.
1. Không nên chủ quan với lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là căn bệnh ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của rất nhiều phụ nữ. Đặc biệt nó có thể là nguyên nhân dẫn đến vô sinh nếu không được điều trị. Mặc dù đây là một căn bệnh tương đối phổ biến nhưng nhiều phụ nữ không nhận ra mình mắc bệnh hoặc chủ quan cho rằng đó là những triệu chứng đau trong kỳ kinh đơn thuần.
Về bản chất, nội mạc tử cung là lớp tế bào mỏng lót ở trong lòng tử cung. Lớp niêm mạc này biến đổi hằng ngày theo các chất nội tiết của buồng trứng tiết ra trong kỳ kinh nguyệt. Vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt nếu quá trình thụ thai không diễn ra khiến lớp nội mạc này bong đi và trôi ra ngoài cùng máu kinh.
Tuy nhiên, có những trường hợp, do nhiều nguyên nhân khác nhau, thay vì được trôi ra ngoài trong những ngày hành kinh như bình thường, các tế bào niêm mạc tử cung đi lạc chỗ, vào sâu trong lớp cơ của thành tử cung hoặc ra ngoài tử cung như ở buồng trứng, màng bụng thành ruột gây ra tình trạng viêm nhiễm, chảy máu. Tổn thương lạc nội mạc tử cung cũng có thể xuất hiện ở các cơ quan lân cận như đường tiêu hóa, tiết niệu hoặc xa hơn nữa ở các bộ phận khác trên cơ thể.
Đau bụng trong kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu điển hình của lạc nội mạc tử cung.
2. Một số dấu hiệu cảnh báo lạc nội mạc tử cung
Đau bụng trong kỳ kinh nguyệt
Do các tế bào có nguồn gốc là niêm mạc tử cung nên nó cũng biến đổi theo chu kỳ và cũng gây chảy máu giống như kinh nguyệt, từ đó gây đau. Do đó, biểu hiện lâm sàng điển hình của lạc nội mạc tử cung là đau bụng trong kỳ kinh nguyệt.
Cơn đau do lạc nội mạc tử cung thường bắt đầu trước kỳ kinh nguyệt và kéo dài sau đó, thường xuất hiện khắp vùng xương chậu và ở lưng dưới và trở nên nặng nề hơn trong những ngày "đèn đỏ". Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị chảy máu nhiều, ngày kinh dài hơn bình thường, thấy những cục máu đông trong dòng chảy kinh nguyệt.
Cảm giác khó chịu nhẹ khi có kinh có thể là bình thường nhưng phụ nữ cần lưu ý, nếu cơn đau bụng kinh khiến chị em không thể làm việc hoặc thực hiện các hoạt động hàng ngày khác là không bình thường và cần được bác sĩ phụ khoa khám.
Khó chịu khi đi tiểu hay đại tiện
Theo thời gian, các tế bào giống như tế bào lót trong tử cung sẽ chảy máu ra ngoài tử cung tạo ra sự liên kết của các cơ quan vùng chậu khác nhau, khiến các cơ quan này bị "đông cứng" tại chỗ. Điều này có thể gây đau khi người bệnh đi tiểu và đại tiện.
Mỗi lần đi tiểu hay đại tiện đều có cảm giác khó chịu, tức bụng, đặc biệt là khi có kinh nguyệt. Có máu trong phân hoặc nước tiểu, chảy máu âm đạo sau khi quan hệ tình dục.
Đau khi giao hợp
Triệu chứng này còn được gọi là chứng khó giao hợp, có thể là do lạc nội mạc tử cung bên dưới tử cung. Trong quá trình thâm nhập, phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung có thể bị đau dữ dội, đôi khi không có cảm giác hưng phấn, thậm chí sẽ cảm thấy rất khó chịu khi giao hợp. Vấn đề này gây căng thẳng trong đời sống tình dục của người phụ nữ cũng như quan hệ vợ chồng.
Mệt mỏi
Người bị lạc nội mạc tử cung thường xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, đau nhức cơ bắp, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, stress... đặc biệt là trong những giai đoạn tiền kinh nguyệt. Cảm giác mệt mỏi như vậy cũng có thể cảnh báo rằng cơn đau sắp bùng phát và sẽ tăng lên nghiêm trọng trong khoảng thời gian có kinh.
Vô sinh - hiếm muộn
Lạc nội mạc tử cung có thể dẫn đến vô sinh do gây ra mô sẹo cũng như tổn thương và viêm ống dẫn trứng. Nghiên cứu cũng cho thấy, lạc nội mạc tử cung có thể ảnh hưởng đến chất lượng trứng và làm giảm số lượng trứng trong cơ thể.
Phụ nữ nên đi khám và điều trị sớm khi có dấu hiệu nghi ngờ lạc nội mạc tử cung.
3. Cần điều trị sớm để ngăn ngừa ảnh hưởng của lạc nội mạc tử cung
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lạc nội mạc tử cung ảnh hưởng đến khoảng 10% phụ nữ và trẻ em gái trong độ tuổi sinh sản trên toàn cầu. Đây là một căn bệnh mạn tính liên quan đến những cơn đau dữ dội, ảnh hưởng đến cuộc sống trong thời kỳ kinh nguyệt, quan hệ tình dục, mệt mỏi và đôi khi trầm cảm, lo lắng và vô sinh. Do đó việc tiếp cận chẩn đoán sớm và điều trị lạc nội mạc tử cung hiệu quả là rất quan trọng.
Theo PGS.TS Lê Thị Anh Đào, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, việc điều trị lạc nội mạc tử cung nhằm 2 mục đích chính là chữa đau và vô sinh, nhằm giảm tiến triển của tổn thương lạc nội mạc tử cung, bảo tồn khả năng sinh sản và phòng ngừa tiến triển đau mạn tính.
Xu hướng điều trị lạc nội mạc tử cung hiện nay là điều trị nội khoa, hạn chế tối đa phẫu thuật. Gần đây, một vấn đề được đồng thuận lớn trong điều trị lạc nội mạc tử cung chính là cá thể hóa điều trị vì không có một phác đồ điều trị nào có thể đại diện cho từng trường hợp cụ thể. Vì vậy, bệnh nhân cần được bác sĩ thăm khám, theo dõi và cân nhắc biện pháp điều trị thích hợp nhất.
Do đó, khi phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ lạc nội mạc tử cung, chị em nên đến bệnh viện Sản phụ khoa để khám để có biện pháp điều trị phù hợp, ngăn ngừa những hậu quả có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản.
5 điều chị em nên biết về rụng trứng để xác định thời điểm thụ thai tốt nhất Ngày rụng trứng ở phụ nữ báo hiệu khả năng thụ thai cao nhất. Tìm hiểu thời gian rụng trứng kéo dài bao lâu để tăng khả năng mang thai thành công. Nếu bạn đang cố gắng có thai hoặc tránh không có thai, điều quan trọng là phải biết thời gian rụng trứng. Quan hệ tình dục ngay trước và trong thời...