Thực phẩm có tác dụng chống viêm
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những thực phẩm có tác dụng phòng chống viêm bao gồm trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, protein có nguồn gốc thực vật (đậu và hạt các loại), cá béo, các loại thảo mộc và gia vị tươi.
Nghiên cứu cho thấy các loại rau lá xanh giàu vitamin K như rau bina, bông cải xanh, bắp cải và cải xoăn có tác dụng giúp giảm viêm. Ngũ cốc nguyên hạt, bột yến mạch, gạo lứt, bánh mì nguyên cám cũng giúp giảm viêm (nhóm thực phẩm này vừa giàu chất xơ, chất chống ôxy hóa và các chất chống viêm). Các loại thảo mộc và gia vị như nghệ hay tỏi cũng có tác dụng chống viêm.
Dầu ôliu và quả bơ là những nguồn chất béo tốt, chất béo lành mạnh này có tác dụng ngăn chặn nguy cơ viêm. Nên ăn ít nhất 2 lần cá trong tuần; cá hồi, cá ngừ và cá mòi đều có nhiều axít béo omega-3… có tác dụng chống viêm.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo cần tránh hay hạn chế dùng những thực phẩm sau đây để tránh nguy cơ viêm. Đầu tiên là nhóm kẹo, bánh ngọt, nước ngọt, nhóm thực phẩm này không chứa nhiều chất dinh dưỡng nếu ăn quá nhiều, có thể dẫn đến tăng cân, lượng đường trong máu cao và cholesterol cao (tất cả đều gây viêm).
Nên chọn dùng dầu ôliu vì là chất béo tốt có tác dụng ngăn chặn nguy cơ viêm (Ảnh minh họa từ Internet)
Hạn chế dùng thịt đỏ chế biến sẵn (chẳng hạn như xúc xích) vì có nhiều chất béo bão hòa, có thể gây viêm nếu ăn quá nhiều mỗi ngày. Các thực phẩm như bơ, sữa nguyên chất và phô mai cũng nên dùng hạn chế, tốt nhất là thay thế bằng các sản phẩm từ sữa ít béo.
Khoai tây chiên, gà rán và các loại thực phẩm chiên khác (kể cả khi chiên bằng dầu thực vật, vẫn không tốt cho sức khỏe); những loại thực phẩm có chất béo chuyển hóa (trans fat) – trên nhãn sản phẩm thường ghi là “dầu hydro hóa một phần” – cần hạn chế hoặc không dùng vì làm tăng cholesterol LDL, gây viêm.
Video đang HOT
Chế độ ăn chống viêm tự nhiên
Tình trạng viêm xảy ra tự nhiên trong cơ thể bạn. Viêm bảo vệ bạn khỏi độc tố, nhiễm trùng và thương tích, nhưng nếu nó xảy ra quá thường xuyên lại gây bệnh.
Các chuyên gia cho rằng chứng viêm mạn tính có thể gây: Ung thư, bệnh tim, bệnh tiểu đường, Alzheimer, trầm cảm... Bạn có thể giảm nguy cơ bị viêm mạn tính bằng cách thay đổi những gì bạn ăn.
Chất chống viêm tự nhiên là gì?
Chất chống viêm tự nhiên là thực phẩm bạn có thể ăn để giảm nguy cơ bị viêm. Nếu bạn đang mắc phải một bệnh viêm, bạn có thể thay đổi thói quen ăn uống của mình. Mặc dù thuốc và các phương pháp điều trị khác rất quan trọng, nhưng chế độ ăn uống chống viêm cũng sẽ mang lại lợi ích.
Ví dụ, nếu bạn bị viêm khớp dạng thấp, thay đổi chế độ ăn sẽ không phải là một phương pháp chữa bệnh kỳ diệu, nhưng một chế độ ăn uống chống viêm có thể làm giảm số lần phát bệnh hoặc giúp bạn đỡ đau. Một chế độ ăn uống chống viêm được nhiều người coi là lành mạnh. Có thể nó không giúp ích cho bệnh hiện tại của bạn, nhưng nó có thể giúp giảm khả năng bạn gặp các vấn đề khác.
Thực phẩm chống viêm
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bạn ăn thực phẩm chống viêm. Chúng bao gồm trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, protein có nguồn gốc thực vật (như đậu và các loại hạt), cá béo, các loại thảo mộc và gia vị tươi.
Trái cây và rau: Cần đa dạng và có nhiều màu sắc. Nghiên cứu cho thấy rằng các loại rau lá xanh giàu vitamin K như rau bina, bông cải xanh, bắp cải và cải xoăn giúp giảm viêm. Chất tạo màu cho các loại quả như anh đào, mâm xôi và mâm xôi đen cũng vậy.
Thực phẩm giúp chống viêm tự nhiên
Ngũ cốc nguyên hạt: Bột yến mạch, gạo lứt, bánh mì nguyên cám và các loại ngũ cốc chưa tinh chế khác có xu hướng giàu chất xơ và chất xơ cũng có thể giúp giảm viêm.
Đậu: Chúng giàu chất xơ, chất chống oxy hóa và các chất chống viêm khác.
Quả hạch: Chúng có một loại chất béo lành mạnh giúp ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm. Dầu ô liu và quả bơ cũng là những nguồn chất béo tốt. Chỉ nên ăn một ít các loại hạt mỗi ngày, nếu không bạn sẽ bị thừa chất béo và calo.
Cá: Nên ăn ít nhất hai lần một tuần. Cá hồi, cá ngừ và cá mòi đều có nhiều axit béo omega-3, có tác dụng chống viêm.
Cá hồi rất giàu omega-3.
Các loại thảo mộc và gia vị: Chúng bổ sung chất chống oxy hóa (cùng với hương vị) vào thức ăn của bạn. Nghệ rất tốt cho bạn vì nó chứa curcumin. Tỏi hạn chế cơ thể bạn tạo ra những thứ gây viêm.
Thực phẩm gây viêm cần tránh
Bất cứ thứ gì được chế biến nhiều, quá nhiều dầu mỡ hoặc siêu ngọt đều không phải là lựa chọn tốt cho bạn nếu bạn bị viêm.
Kẹo, bánh ngọt, bánh quy và nước ngọt: Chúng không chứa nhiều chất dinh dưỡng và dễ khiến bạn ăn quá nhiều, có thể dẫn đến tăng cân, lượng đường trong máu cao và cholesterol cao (tất cả đều gây viêm). Đường khiến cơ thể bạn tiết ra các tác nhân gây viêm gọi là cytokine. Soda và các thức uống ngọt khác là thủ phạm chính gây viêm. Các chuyên gia về chế độ ăn uống chống viêm thường nói rằng bạn nên cắt bỏ tất cả các loại đường bổ sung, bao gồm cả cây thùa và mật ong.
Thịt đỏ chế biến sẵn và giàu chất béo (như xúc xích): Những loại này có nhiều chất béo bão hòa, có thể gây viêm nếu bạn ăn quá nhiều mỗi ngày.
Bơ, sữa nguyên chất và pho mát: Thay vào đó, hãy ăn các sản phẩm từ sữa ít béo. Chúng không được coi là gây viêm.
Khoai tây chiên, gà rán và các loại thực phẩm chiên khác: Kể cả khi bạn chiên chúng bằng dầu thực vật, chúng vẫn không tốt cho sức khỏe. Dầu ngô, dầu cây rum và các loại dầu thực vật khác đều có axit béo omega-6. Bạn cần omega-6, nhưng nếu bạn ăn quá nhiều chất này, bạn sẽ mất cân bằng giữa omega-6 và omega-3 trong cơ thể và dẫn đến tình trạng viêm nhiều hơn.
Kem cho vào cà phê, bơ thực vật và bất cứ thứ gì khác có chất béo chuyển hóa (trans fat): Chất béo chuyển hóa (trên nhãn sản phẩm thường ghi là "dầu hydro hóa một phần", làm tăng cholesterol LDL, gây viêm. Hãy tránh xa các loại thực phẩm này, vì nó gây hại cho bạn dù bạn ăn ít thế nào đi nữa.
Một số thực phẩm chống viêm
Quả mọng: Các loại quả mọng như dâu tây, quả việt quất, quả mâm xôi, dâu đen... chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Quả mọng cũng chứa chất chống oxy hóa anthocyanins. Các hợp chất này có tác dụng chống viêm, tăng cường miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Cá béo: Cá béo là nguồn cung cấp protein dồi dào và axit béo omega-3 chuỗi dài EPA và DHcó tác dụng chống viêm (viêm có thể dẫn đến hội chứng chuyển hóa, bệnh tim, đái tháo đường và bệnh thận). Mặc dù tất cả các loại cá đều chứa một số axit béo omega-3, nhưng cá hồi, cá mòi, cá trích cá thu, cá cơm... là một trong những nguồn tốt nhất chứa các chất dinh dưỡng này.
Bông cải xanh: Là một loại rau thuộc họ cải, cùng với súp lơ, cải Brussels và cải xoăn. rất giàu sulforaphane, một chất chống oxy hóa chống lại chứng viêm bằng cách giảm mức độ cytokine và NF-kB trong cơ thể. Đây là nguyên nhân dẫn đến chứng viêm.
Bơ: Là một trong những loại "siêu thực phẩm", chứa nhiều kali, magiê, chất xơ và chất béo không bão hòa đơn tốt cho tim mạch. Bơ cũng chứa carotenoid và tocopherol, có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư...
Trà xanh: Là một trong những thức uống lành mạnh nhất mà bạn có thể dùng. Trà xanh chứa các chất chống ôxy hóa và chống viêm. Hàm lượng EGCG cao trong trà xanh giúp giảm viêm và bảo vệ các tế bào của bạn khỏi những tổn thương có thể dẫn đến bệnh tật.
Nho: Nho có chứa anthocyanins, giúp giảm viêm. Ngoài ra, chúng có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường, béo phì, Alzheimer và rối loạn mắt. Nho cũng là một trong những nguồn cung cấp resveratrol tốt nhất, một hợp chất có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Nghệ: Nghệ là một loại gia vị có hương vị đậm đà, thường được sử dụng trong món cà ri và các món ăn Ấn Độ khác. Nghệ có chất curcumin, một chất dinh dưỡng chống viêm mạnh mẽ, giúp phòng ngừa bệnh tật. Ăn hạt tiêu đen với nghệ có thể tăng cường đáng kể sự hấp thụ của chất curcumin.
5 lợi ích tuyệt vời của chanh ngâm Nhiều người thích dưa chua (nói chung các loại rau củ ngâm), nhưng nhiều người lại cho rằng dưa chua không tốt cho sức khỏe. Chanh có thể chế biến thành món chanh ngâm, rất có lợi cho sức khỏe - ẢNH: SHUTTERSTOCK Trong một bài đăng trên Instagram, nhà dinh dưỡng học nổi tiếng Rujuta Diwekar (Ấn Độ) đã phá vỡ quan...