Bé trai 22 ngày tuổi có biểu hiện quấy khóc từng cơn, da xanh nhợt, bỏ bú, mệt dần, thóp trước căng phồng.
Các bác sĩ khoa Sơ Sinh, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc, vừa cấp cứu thành công bé trai 22 ngày tuổi, nặng 3 kg, nguy kịch do bị xuất huyết não.
Theo lời kể của bố mẹ, một ngày trước đó, trẻ có biểu hiện quấy khóc từng cơn, mệt dần, da xanh nhợt tăng lên và bú kém. Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng lơ mơ, bỏ bú, da vàng nhợt, thóp trước căng phồng.
Tình trạng của bệnh nhi hiện ổn định, đã qua giai đoạn nguy kịch. Ảnh: BVCC.
Các bác sĩ nhận định đây là trường hợp sốc, thiếu máu nặng, nghi ngờ có chảy máu não . Ngay sau đó, bệnh nhi được an thần, đặt ống nội khí quản, thở máy, đặt huyết áp động mạch xâm lấn và catheter tĩnh mạch trung tâm.
Các bác sĩ vừa hồi sức, vừa siêu âm cấp cứu tại giường và cho chẩn đoán hình ảnh chảy máu não nặng. Bé trai được truyền 2 đơn vị khối hồng cầu, và một đơn vị huyết tương tươi đông lạnh để bù lại lượng máu đã mất, hỗ trợ đông cầm máu của cơ thể. Bệnh nhi cũng được điều trị tình trạng tăng áp lực nội sọ.
Sau 6 giờ cấp cứu liên tục, tình trạng thiếu máu và rối loạn đông máu của bé trai ổn định hơn, các chức năng sống được kiểm soát tốt. Sau 3 ngày hồi sức tích cực, bệnh nhi đã qua giai đoạn nguy kịch. Hiện bé được chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) để điều trị tiếp.
Bác sĩ Nguyễn Văn Nhiên , người trực tiếp tham gia cấp cứu và điều trị bệnh nhi, cho biết xuất huyết não có thể hiểu chung là tình trạng mạch máu não bị vỡ, rò rỉ, gây chảy máu não và màng não.
Đây là bệnh có thể gây tử vong cho trẻ sơ sinh hoặc để lại di chứng thần kinh. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là rối loạn đông máu . Trẻ sơ sinh đủ tháng thiếu vitamin K cũng có thể dẫn đến giảm tổng hợp các yếu tố đông máu.
Các triệu chứng sớm nhận biết trẻ bị xuất huyết não không đặc hiệu gồm thường quấy khóc, bú kém hoặc bỏ bú, li bì, tái nhợt nặng hơn là tím tái, co giật và hôn mê. Khi trẻ có các dấu hiệu bệnh nặng hoặc bất thường, gia đình nên đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời nhằm hạn chế những biến chứng xảy ra.
Nhiều bệnh nhân chảy máu não vì trời rét đậm
Những ngày rét đậm, số bệnh nhân đột quỵ chảy máu não tăng 10-20%, rất nhiều trường hợp nặng.
TS Đào Việt Phương, Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, liên tiếp những ngày gần đây, trung bình mỗi ngày trung tâm tiếp nhận 35-40 bệnh nhân bị đột quỵ. Trong đó số bệnh nhân nặng tăng lên, riêng nhóm chảy máu não tăng 10-20%.
TS Phương lý giải, trời rét là yếu tố thúc đẩy nguy cơ bị đột quỵ. Khi nhiệt độ ngoài trời xuống thấp, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách nâng huyết áp lên, nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng huyết áp kịch phát 230/130 mmHg.
Bệnh nhân đột quỵ được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu
Tăng huyết áp là căn nguyên gây ra 80% ca đột quỵ tại Việt Nam. Theo các nghiên cứu, chỉ cần giảm mỗi 2 mmHg huyết áp sẽ giúp giảm 10% tử vong do đột quỵ. Nếu đưa huyết áp về mức tối ưu 120/80 mmHg sẽ phòng ngừa được biến chứng đột quỵ ở hầu hết các trường hợp.
Tăng huyết áp lâu ngày sẽ làm tăng xơ vữa động mạch, hình thành các cục máu đông, dễ gây nhồi máu não. Ngoài ra, tăng huyết áp cũng làm tăng áp lực các động mạch não khiến các mạch máu dễ vỡ, gây đột quỵ chảy máu não.
Trời rét cũng khiến nhiều người dân có xu hướng ăn mặn hơn, ăn nhiều dầu mỡ hơn trong khi giảm vận động...
"Nguy hiểm nhất là khi trời rét, các bệnh nhân tăng huyết áp lười uống thuốc, hết thuốc nhưng ngại đi khám lại khiến huyết áp không thể kiểm soát", TS Phương nhấn mạnh.
Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có trên 200.000 ca bị đột quỵ và tiếp tục tăng khoảng 2% sau mỗi năm, tuy nhiên người dân chưa thực sự có kiến thức về đột quỵ và các biện pháp dự phòng, sơ cứu.
"Chúng tôi luôn mơ ước bệnh nhân đến viện trước 3 giờ kể từ khi khởi phát nhưng cực kỳ khó, chỉ có một số ít ca bệnh ở Hà Nội, còn lại hầu hết đều đến muộn. Nhiều trường hợp nhập viện sau 2-3 ngày, khi đó điều trị rất khó khăn, khả năng hồi phục hạn chế", TS Phương nói.
Trong cấp cứu đột quỵ, thời gian là não. Nếu bệnh nhân nhồi máu não đến viện trước 4,5 giờ có thể dùng thuốc tiêu sợi huyết, nếu trước 6 giờ có thể lấy huyết khối. Theo thống kê, nếu dùng tiêu sợi huyết trong 90 phút đầu tiên, cứ 4-5 bệnh nhân sẽ có 1 người hồi phục hoàn toàn.
TS.BS Đào Việt Phương
Với bệnh nhân xuất huyết não, khi đến sớm sẽ được kiểm soát huyết áp, giảm di chứng sau đột quỵ khá nhiều.
Theo TS Phương, có 3 nguyên nhân chính khiến người bệnh đột quỵ đến viện muộn:
Thứ nhất , do bản thân người bệnh, người nhà không nhận thức được những dấu hiệu của đột quỵ, thường nghĩ bị cảm.
Thứ hai , nhiều trường hợp biết bị đột quỵ nhưng cho rằng cần phải nằm một chỗ, không di chuyển nên "cố thủ" ở nhà. Nhiều trường hợp nằm mãi không đỡ mới đến viện, khi đó bác sĩ không thể can thiệp được gì.
Thứ ba , người dân chưa có thói quen gọi 115 để hỗ trợ trước khi đến viện. Nhiều gia đình ở rất xa vẫn đưa tới Hà Nội làm mất thời gian vàng trong khi Bệnh viện Bạch Mai đã thực hiện chương trình tiêu huyết khối tới 27 tỉnh, thành, nhiều bệnh viện tuyến huyện cũng đã làm được.
Việc gọi cấp cứu sẽ giúp gia đình được tư vấn, hỗ trợ giai đoạn đầu, được hướng dẫn vận chuyển bệnh nhân an toàn nếu xe cấp cứu ở xa.
Để phát hiện sớm đột quỵ, TS Phương lưu ý 5 dấu hiệu:
- Đột ngột có cảm giác tê hay yếu liệt ở mặt, tay hoặc chân (các triệu chứng thường xảy ra ở một bên của cơ thể).
- Đột ngột mất ngôn ngữ, giọng bị méo hoặc nói khó.
- Thị lực một bên đột ngột bị mất.
- Đau đầu dữ dội.
- Cơ thể mất thăng bằng, chóng mặt.
Nếu ai có bất cứ triệu chứng nào như trên, thậm chí không rõ ràng, ngay lập tức gọi cấp cứu 115, vận chuyển người bệnh an toàn tới bệnh viện gần nhất.
Cuối năm, cảnh giác với bệnh liên cầu lợn Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Thân Mạnh Hùng - Phó Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, bệnh liên cầu lợn xảy ra rải rác quanh năm, nhưng cứ vào dịp cuối năm (tính theo âm lịch), bệnh có xu hướng gia tăng. Đáng chú ý, bệnh liên cầu lợn không chỉ xảy ra với những trường hợp ăn tiết...
Tin mới nhất
Nếu ngại thì không làm được bác sĩ tâm thần
22:53:22 27/02/2021
Không giống như ở các bệnh viện khác, các y, bác sĩ làm việc tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh phải đảm nhiệm nhiều vai trò.
Cháu bé bị nhiễm độc thủy ngân khi đo thân nhiệt
22:38:07 27/02/2021
Hiện Khoa Nhi và Trung tâm Chống độc của Bệnh viện Bạch Mai đang điều trị cho một cháu bé bị nhiễm độc thủy ngân qua da khi người nhà vẩy nhiệt kế thủy ngân và không may chọc vào tay trẻ.
Phương pháp tái tạo tóc cho người hói
22:35:54 27/02/2021
Một nghiên cứu đột phá từ các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Vật lý và Hóa học RIKEN Nhật Bản đã phát hiện ra các đặc điểm cụ thể của tế bào gốc trong da chịu trách nhiệm tái tạo tóc.
Người mắc bệnh thống phong nên hạn chế 6 nhóm thực phẩm này nếu không muốn bệnh nặng hơn
22:32:06 27/02/2021
Bệnh thống phong thường cần đảm bảo chế độ ăn uống kỹ lưỡng và hợp lý, đặc biệt 6 nhóm thực phẩm sau đây nên hạn chế sử dụng để không làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Vị bác sỹ cứu tinh của nhiều chị em phụ nữ
22:29:52 27/02/2021
Có duyên với nhiều ca khó, BS. Đỗ Khắc Huỳnh, BV Phụ sản Hà Nội tâm niệm không đâu chữa, họ tin tưởng tìm đến mình, không cớ gì để từ chối.
Nghiện tập gym: Chuyên gia nói gì?
22:26:21 27/02/2021
Theo các chuyên gia nghiện tập gym cũng là hội chứng gây nghiện. Dù tập gym tốt nhưng nếu nghiện cũng gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Vị bác sĩ sửa “lỗi” tạo hóa cho hàng ngàn trẻ em
22:21:43 27/02/2021
Nhiều năm qua, TS-BS Lê Thanh Hùng đã âm thầm thực hiện hàng ngàn ca phẫu thuật nhằm sửa chữa lỗi của tạo hóa cho các bé sinh ra với bộ phận sinh dục không được bình thường.
Cảnh báo những vấn đề về mắt có thể là triệu chứng của COVID-19
22:19:43 27/02/2021
Những vấn đề về mắt cũng có thể là triệu chứng của bệnh viêm phổi cấp do virus SARS-CoV-2 (COVID-19).
Cứu những bệnh nhân còn trong bụng mẹ
22:16:20 27/02/2021
Hơn 30 năm khoác trên mình tấm áo blouse trắng, Thầy thuốc Nhân dân, PGS.TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã chèo lái đưa bệnh viện trở thành một trong những cơ sở đầu ngành của cả nước về sản phụ khoa.
“Bánh mì say” - dịch bệnh kỳ lạ nhất ở Liên Xô
22:13:36 27/02/2021
Vào đầu những năm 1930, một trận dịch bí ẩn xuất hiện ở Liên Xô, khiến hàng nghìn người thiệt mạng. Chỉ sau vài năm, các nhà khoa học mới xác định được nguyên nhân của căn bệnh kỳ lạ đó - một loài nấm làm cho bánh mì bị say là nguyên nh...
Nhìn tình trạng đôi môi để biết được sức khỏe bản thân
22:11:28 27/02/2021
Chắc hẳn nhiều người không biết đôi môi có mối liên hệ với dạ dày và ruột. Do đó, những gì bạn ăn mà ảnh hưởng đến dạ dày và ruột thì tình trạng đôi môi sẽ thay đổi theo.
Người hoàn thành cách ly tập trung cần lưu ý gì?
18:58:55 27/02/2021
HCDC yêu cầu người kết thúc cách ly tập trung có thể đi học, đi làm nhưng hạn chế tụ tập đông người, phải về nơi cư trú đã khai báo.
Ăn cơm trắng đúng cách
18:47:15 27/02/2021
Chuyên gia Singapore chỉ cách ăn gạo trắng đúng cách, là ăn rau trước, đến thịt, cơm, giúp giảm chỉ số đường huyết, ngăn bệnh tiểu đường type 2.
Cụ bà 101 tuổi được phẫu thuật tạo hình đốt sống
17:14:03 27/02/2021
Các bác sĩ khoa Ngoại sản, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, vừa phẫu thuật tạo hình đốt sống bằng bơm cement sinh học cho bệnh nhân N.T.H. (nữ, 101 tuổi, trú tại Đại Mạch, Đông Anh, Hà Nội).
Tai nạn khiến người đàn ông gãy 9 xương sườn
17:10:00 27/02/2021
Sau tai nạn, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch, tràn khí màng phổi, được mổ cấp cứu.
Không thở được, mất khứu giác sau nâng mũi
16:51:19 27/02/2021
Theo GS.TS Đỗ Quang Hùng, nguyên Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ BV Chợ Rẫy, TP.HCM, ông thường xuyên tiếp nhận những ca thẩm mỹ lỗi tại các spa đến khắc phục hậu quả, đặc biệt trước và sau Tết số ca làm đẹp biến chứng c...
Bên trong phòng mổ đặc biệt, nơi cứu sống hàng nghìn người ở BV Bạch Mai
16:21:04 27/02/2021
Bên trong phòng mổ luôn sáng đèn, nơi cứu sống hàng nghìn bệnh nhân ở bệnh viện Bạch Mai
Các triệu chứng thường gặp của ung thư xương
16:10:47 27/02/2021
Ung thư xương được xếp vào nhóm khó phát hiện sớm. Đến nay không có xét nghiệm đặc biệt nào giúp phát hiện sớm bệnh.
Bệnh nhân ung thư có được tiêm vắc xin Covid-19 không?
16:08:19 27/02/2021
Bệnh nhân ung thư cũng như các bệnh nhân có các bệnh lý nền khác, nằm trong nhóm khuyến cáo tiêm phòng Covid-19.
Bác sĩ cứu sống mẹ mắc COVID-19 thể nặng ngay tại nhà
15:28:33 27/02/2021
Trong lúc các bệnh viện quá tải, một bác sĩ tại thành phố Manaus, Brazil, đã quyết định tự điều trị cho mẹ của mình ngay tại nhà.
Thuốc viêm khớp có thể giảm nguy cơ tử vong ở những bệnh nhân mắc COVID-19 nặng?
15:19:24 27/02/2021
Các nhà khoa học kỳ vọng thuốc điều trị viêm khớp có thể giúp giảm viêm, đồng thời hỗ trợ bệnh nhân mắc COVID-19 phục hồi sau các phản ứng miễn dịch.
Đau đầu, nhìn mờ, vào viện phát hiện khối u ở hốc mắt
15:17:03 27/02/2021
Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Tây Ninh vừa thực hiện phẫu thuật lấy khối u vùng đỉnh hốc mắt trái cho bệnh nhân 27 tuổi, trú tại Tây Ninh.
Những người Việt giải mã được bộ gen SARS-CoV-2
15:11:25 27/02/2021
Bản năng tò mò của nhà khoa học đã giúp họ tìm thấy những thông tin hiếm hoi để truy lùng, bắt virus SARS-CoV-2 phải hiện nguyên hình bộ gen.
"Bác sĩ Việt Nam may mắn vì luôn đủ trang thiết bị phòng tránh COVID-19"
15:07:48 27/02/2021
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, trong chiến dịch chống COVID-19, đội ngũ nhân viên y tế tại Việt Nam may mắn vì chưa bao giờ bị kiệt sức, quá sức hay gặp tình trạng thiếu trang thiết bị p...
Thực đơn giảm cân, giữ dáng cho dân văn phòng
15:02:11 27/02/2021
Do đặc tính công việc phải ngồi nhiều, khiến cho vòng 2 của nhân viên văn phòng dễ tích tụ mỡ thừa. Vì vậy, một thực đơn hợp lý để giảm cân, duy trì dáng vóc và giữ gìn sức khoẻ là điều rất cần thiết.
10 thực phẩm giàu chất xơ nhiều hơn cả táo hay chuối, có loại còn nhiều gấp 13 lần
14:55:00 27/02/2021
Nhiều người cứ nghĩ rằng ăn táo, chuối sẽ bổ sung chất xơ nhiều nhất mà không hề biết những thực phẩm dưới đây còn nhiều chất xơ hơn táo nhiều lần.
Loại nấm trông như quả dại là dược liệu cực quý hiếm, người dân đào bới đến mức tận diệt
14:53:04 27/02/2021
Sự hình thành của nấm này là một sự tình cờ, khả năng sinh trưởng của nó nhỏ hơn 1% nên ngày càng khan hiếm.
Em bé bị thoát vị hoành bẩm sinh
13:11:15 27/02/2021
Bé sinh non ở 36 tuần thai, bị suy hô hấp do thoát vị hoành bẩm sinh, nguy cơ tử vong nếu không phẫu thuật sớm.
Cứu sống chuyên gia Hàn Quốc vừa đột quỵ vừa nhồi máu cơ tim
13:08:47 27/02/2021
Người đàn ông Hàn Quốc, 60 tuổi, được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Tây Ninh trong tình trạng nhồi máu não, nhồi máu cơ tim cấp.
Không khí ô nhiễm thấp cũng gây hại cho tim, phổi
12:50:10 27/02/2021
Kết quả nghiên cứu mới của nhóm học giả Mỹ cảnh báo rằng việc hít thở không khí có mức độ ô nhiễm thấp cũng có thể đe dọa đến sức khỏe tim, phổi, đặc biệt là ở người lớn tuổi, theo tạp chí Circulation.