Thực phẩm chống nắng từ bên trong cơ thể
Trà xanh, chocolate đen, dưa hấu, khoai lang… giúp cơ thể ngăn ngừa thương tổn và bảo vệ làn da khỏi tác hại của tia UV.
Ảnh minh họa
Dưa hấu
Ngoài những khoáng chất như canxi, sắt, kali, vitamin A, C, E, dưa hấu còn giàu lycopene là chất bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím và trung hòa các gốc tự do. Bạn có thể dùng nước ép dưa hấu thoa lên các vùng da bị cháy nắng để làm dịu và xóa mờ vết cháy nắng.
Trà xanh
Chất chống oxy hóa và thuộc tính chống viêm trong trà xanh được ví như SPF tự nhiên giúp cơ thể chống nắng hiệu quả. Theo một nghiên cứu ở Mỹ, mỗi ngày uống 2-6 tách trà xanh liên tục trong vòng 12 tuần sẽ giúp da giảm khả năng bắt nắng 25%. Lưu ý là uống trà lúc còn nóng để giữ được hiệu quả của chất chống oxy hóa.
Chocolate đen
Chocolate đen chứa chất oxy hóa có khả năng cải thiện kết cấu da và chống tia cực tím. Chocolate đen còn giúp cơ thể phòng ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm như tim mạch, đột quỵ, ung thư.
Omega 3
Omega 3 là axit béo thiết yếu giúp giảm viêm, có nhiều trong quả óc chó, hạt lanh, cá hồi, cá mòi… Bổ sung thực phẩm chứa omega 3 bảo vệ cơ thể chống gốc tự do hình thành khi da tiếp xúc với tia UV.
Khoai lang
Video đang HOT
Khoai lang cung cấp vitamin A để cơ thể xây dựng các vi chất dinh dưỡng chống oxy hóa, bảo vệ da và mắt khỏi ánh mặt trời. Vitamin C trong khoai lang sản sinh collagen làm chậm quá trình lão hóa da.
Theo vnexpress.net
Thiếu vitamin C, cơ thể bạn có thể sẽ phải đối mặt với những tình trạng bệnh này
Nếu thấy triệu chứng của các bệnh này, hãy nghĩ đến việc cơ thể bạn đang thiếu vitamin C và cần bổ sung vitamin C vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình ngay nhé.
Vitamin C còn có khả năng tăng cường miễn dịch và giúp làm lành vết thương nhanh chóng. Ngoài ra, sở hữu đặc tính chống oxy hóa, chất này giúp chống lại những tổn thương do gốc tự do gây nên và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như tim mạch, ung thư và xương khớp. Do đó, thiếu hụt vitamin C có thể gây ảnh hưởng xấu tới quá trình hoạt động trong cơ thể.
Cơ thể hấp thụ đủ lượng vitamin C cần thiết sẽ giúp bạn ngăn ngừa nhiều vấn đề về sức khỏe từ đơn giản như tình trạng giòn móng đến nghiêm trọng như bệnh thiếu máu do thiếu chất sắt. Các triệu chứng thiếu hụt vitamin C có thể dễ dàng nhận thấy do chúng thường xuất hiện khi người bệnh không bổ sung đủ chất này trong một thời gian dài.
Thiếu vitamin C, cơ thể bạn có thể sẽ phải đối mặt với những tình trạng bệnh như dưới đây. Vì vậy, nếu thấy triệu chứng của các bệnh này, hãy nghĩ đến việc bổ sung vitamin C vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn nhé.
Vitamin C còn có khả năng tăng cường miễn dịch và giúp làm lành vết thương nhanh chóng.
Viêm lợi và các vấn đề về răng
Viêm lợi và các bệnh về răng miệng có thể tấn công bạn dễ dàng nếu cơ thể không được bổ sung đủ vitamin C. Tình trạng này sẽ làm các mô xung quanh răng bị nhiễm trùng. Các triệu chứng viêm lợi bao gồm chảy máu chân răng, lợi dễ bị tổn thương, sưng lợi và hơi thở có mùi.
Ngoài ra, theo Hong Lee, bác sĩ chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt tại Trung tâm Y tế AMITA Adventist Hinsdale ở Illinois, thiếu hụt vitamin C cũng có thể làm suy yếu men răng, từ đó gia tăng nguy cơ sâu răng.
Thiếu máu do thiếu sắt
Vitamin C cùng với một số chất khác tham gia vào quá trình hỗ trợ cơ thể hấp thụ sắt. Do đó, nếu không bổ sung đủ chất này, mọi người có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Jennifer Caudle, chuyên gia y khoa kiêm phó giáo sư tại Trường Y Osteopathic Rowan cho biết, các dấu hiệu của tình trạng này bao gồm mệt mỏi bất thường, mất tập trung, đau nhức đầu, hoa mắt, da nhợt nhạt, móng tay dễ gãy và đau lưỡi.
Vitamin C cùng với một số chất khác tham gia vào quá trình hỗ trợ cơ thể hấp thụ sắt.
Các vấn đề về da
Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong quá trình duy trì liên kết giữa các mô trong cơ thể. Do đó, thiếu hụt chất này sẽ gây nên các vấn đề về da, trong đó có đốm xuất huyết. Suzanne Friedler, bác sĩ da liễu tại Trung tâm y tế Advanced Dermatology PC ở Manhattan giải thích, khi gặp phải tình trạng này, người bệnh có thể nhận thấy các nốt xanh, đỏ xuất hiện ở cẳng chân hoặc các khu vực khác trên da.
Hơn nữa, thiếu hụt vitamin C lâu dài còn có khả năng gây nên chứng ban xuất huyết như nổi nốt hoặc mảng đỏ ở da, niêm mạc và khoang miệng.
Bệnh Scorbut
Một trong những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhất bắt nguồn từ tình trạng thiếu hụt sắt là bệnh scorbut. Bệnh này thường phổ biến ở những nước đang phát triển do khả năng cung cấp chất dinh dưỡng còn nhiều hạn chế.
Linda Anegawa, bác sĩ chuyên khoa tại trung tâm y tế Hawaii Pacific Health 360 cho biết, các triệu chứng của bệnh scorbut thường xuất hiện sau khi thiếu hụt vitamin C ít nhất 3 tháng. Những dấu hiệu của bệnh bao gồm thường xuyên mệt mỏi, đau chân, đau khớp, dễ bị kích ứng, bầm tím, tâm trạng xuống dốc, xuất hiện đốm xanh đỏ, sưng hoặc chảy máu ở nướu răng, răng yếu, rụng răng và khả năng lành vết thương kém.
Một trong những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhất bắt nguồn từ tình trạng thiếu hụt sắt là bệnh scorbut.
Các vấn đề về xương
Sưng đau khớp, cơ bắt nguồn từ tình trạng thiếu hụt vitamin C nghiêm trọng và bệnh Scorbut có thể dẫn tới các thay đổi về cấu trúc của collagen và làm phá hủy xương. Hơn nữa, hiện tượng này còn gia tăng nguy cơ loãng xương và khiến xương dễ gãy. Một nghiên cứu tại Trung tâm y tế San Francisco (Hoa Kỳ) cho biết, người thiếu hụt vitamin C trong thời gian dài còn phải đối mặt với tình trạng viêm xương khớp.
Các vấn đề khác liên quan đến tình trạng thiếu hụt vitamin C
Mọi người cũng có thể mắc phải các vấn đề sức khỏe khác đi kèm với những dấu hiệu thiếu hụt vitamin C kể trên. Các triệu chứng bao gồm lâu lành vết thương, tóc khô, chẻ ngọn, da khô mọc vảy, chảy máu cam và giảm khả năng chuyển hóa chất gây tăng cân.
Những người có nguy cơ cao bị thiếu hụt vitamin C
Bệnh nhân đang hóa trị hoặc những người mang thai, mất cảm giác thèm ăn, chán ăn, áp dụng chế độ dinh dưỡng không phù hợp sở hữu nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng này. Hơn nữa, hút thuốc cũng làm giảm khả năng hấp thụ vitamin C từ chế độ ăn uống hàng ngày. Vì vậy, những người nghiện hút thuốc cũng có nguy cơ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng này.
Ngoài ra, những người mắc các bệnh về rối loạn đường tiêu hóa như bệnh Crohn, người già, người nghiện rượu hoặc ma túy và trẻ nhỏ cũng có khả năng không cung cấp đủ vitamin cần thiết cho cơ thể.
Bệnh nhân đang hóa trị hoặc những người mang thai, mất cảm giác thèm ăn, chán ăn, áp dụng chế độ dinh dưỡng không phù hợp sở hữu nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng này.
Hấp thụ đủ lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày
Nhìn chung, cơ thể cần khoảng 90 mg vitamin C mỗi ngày đối với nam giới trưởng thành. Con số này là 75 mg đối với phụ nữ. Mona Gohara, dược sĩ kiêm bác sĩ đa khoa tại Đại học Yale, New Haven (Mỹ) cho hay, những người đang mang thai hoặc cho con bú cần hấp thụ vitamin C nhiều hơn bình thường.
Các bệnh nhân vừa hồi phục sau phẫu thuật hoặc bị bỏng cũng nên bổ sung chất này để nhanh chóng lành vết thương. Mọi người có thể hấp thụ vitamin C dễ dàng bằng cách tiêu thụ loại thực phẩm như trái cây họ cam quýt, cà chua, rau lá xanh, ớt và ngũ cốc.
(Nguồn: Curejoy)
Theo Helino
Không chỉ mùa đông, mùa hè bạn cũng có thể bị tróc da tay chân và đây là lý do Tình trạng tróc da tay chân có thể xảy ra vào bất cứ mùa nào, kể cả mùa hè do những tác nhân dưới đây. Có bao giờ bạn gặp trường hợp, vào mùa hè, dù đã cố dưỡng ẩm nhưng da tay chân vẫn cứ bong tróc đều đều hay không? Và có bao giờ bạn gặp trường hợp, cứ hễ động...