Thực hư công dụng uống viên chống nắng, ra đường thoải mái cả ngày
Với hướng dẫn sử dụng uống viên chống nắng trước khi ra nắng 30 phút, nhiều chị em tin rằng mình đã tìm được cách chống nắng toàn diện và đơn giản hơn nhiều so với đội mũ, mặc áo và bôi kem chống nắng. Trên thực tế viên uống này được kê đơn tại bệnh viện và mới đây nhất FDA cũng đưa ra khuyến cáo về sản phẩm này.
Uống 1 viên – ra nắng cả ngày?
Theo quảng cáo trên các trang mạng, viên uống chống nắng sẽ khắc phục hoàn toàn các nhược điểm của kem chống nắng.
“Nếu đã từng một lần dùng kem chống nắng, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy khó chịu vì độ bí rít, “loang lổ” và nhờn bóng để lại trên da. Hãy tưởng tượng, khuôn mặt và các vùng da trên cơ thể của bạn phải phủ độ dày 0,2 mm kem chống nắng, mới đủ để chặn đứng tác hại của tia UV. Khi đó, làn da phải “ăn” quá nhiều kem chống nắng, dễ dẫn đến “ngạt thở” và phản ứng lại bằng việc nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy”, quảng cáo nêu .
Chia sẻ trên diễn đàn, 1 nickname khoe: “Viên uống chống nắng bảo vệ da từ bên trong, rất tiện lợi nhé. Bà chị mình thường đi theo tour xuyên việt nên lúc nào trong vali cũng có sẳn viên uống chống nắng P. Thấy bả đi nắng thường xuyên mà da ngày càng trắng ra chứ không có dấu hiệu của rám nắng”.
Quảng cáo cũng chỉ rõ loại viên uống chống nắng này đặc biệt thích hợp với “những vận động viên và người chơi thể thao, hoạt động và ra mồ hôi nhiều; các diễn viên, người mẫu phải chụp ảnh ngoài trời gặp khó khăn khi trang điểm với kem chống nắng”.
Một ý kiến trên mạng xã hội về dùng viên uống chống nắng
Chỉ kê cho người bệnh!
Trao đổi với phóng viên Dân trí, BS Vũ Nguyệt Minh, Phó trưởng khoa Nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu trung ương, đồng thời là giảng viên ĐH Y Hà Nội, khẳng định: “Việc thần tượng hóa khả năng của sản phẩm và dùng viên uống thay kem chống nắng là không đúng”.
Theo BS Nguyệt Minh, viên uống chống nắng có rất nhiều thành phần, được pha chế theo tỉ lệ nhất định, bao gồm các loại vitamin C, E, A, các polyphenol thực vật, các vitamin axit giúp kháng viêm… nhằm vào 1 trong các cơ chế như giảm gốc tự do, tăng cường quá trình hồi phục AND, giảm viêm trên da…
Video đang HOT
Các thành phần này tương tự như thành phần của các thực phẩm chức năng có công dụng chống lão hóa nhưng khác ở chỗ: phải được nghiên cứu và đưa ra được khả năng chống nắng là bao nhiêu.
Theo BS Lê Tuấn, 1 loại viên uống chống nắng của Italia có tác dụng tăng hấp thụ ánh nắng, nhuộm da (bronzing) để tạo thành một lớp màu nâu (Tan) trên da ngăn cản tia cực tím xuyên tới các nhiễm sắc thể trong nhân tế bào gây ra lão hóa và ung thư da. Bởi người châu Âu có làn da quá trắng, lớp thượng bì ngoài cùng rất ít sắc tố melanin do vậy khả năng bảo vệ khỏi tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời rất kém).
Trên thực tế, “Tại Viện hiện nay, viên uống chống nắng chỉ được kê cho các bệnh da do ánh nắng gây nên. Việc sử dụng đại trà với chức năng làm trắng, chống lão hóa hay chống nám đều không được khuyến cáo. Dùng kem chống nắng vẫn là tốt nhất!”, BS Nguyệt Minh khuyên.
Giải thích về lý do sử dụng viên uống chống nắng cho các trường hợp bệnh nhân dày sừng ánh sáng, ung thư da…, BS Nguyệt Minh cho biết, thông thường bệnh nhân sẽ phải bôi kem chống nắng nhiều lần trong ngày, có người phải thoa kem chống nắng tới 4 lần/ngày. Do đó, nếu người bệnh không tuân thủ việc này thì sẽ phải dùng thêm đường uống, giúp giảm số lần bôi kem chống nắng xuống còn 2 lần/ngày.
Hơn nữa, tất cả các nghiên cứu về viên uống chống nắng đều là trên các bệnh nhân có vấn đề dày sừng ánh sáng, mắc ung thư da.
Cụ thể, loại viên uống chống nắng được FDA công nhận đã có nhiều nghiên cứu labo và lâm sàng cho thấy khi sử dụng viên uống có hàm lượng chiết xuất dương xỉ chuẩn 240mg/ngày, sẽ giảm ung thư tế bào vảy 2 lần, giảm 2,5 lần tình trạng dày sừng khi cùng chiếu 1 lượng ánh sáng tương đương so với người bệnh không dùng viên uống.
Một nghiên cứu khác cho thấy với nám má, khi dùng viên uống chống nắng kết hợp với kem chống nắng, sẽ giảm 40% nám má so với nhóm không dùng.
Do đó, “việc kê viên uống chống nắng phải đảm bảo các yếu tố: bệnh nhân không chống nắng được liều tại chỗ, đi biển, không dùng thực phẩm chức năng nào đi cùng”, BS Nguyệt Minh nhấn mạnh.
Cảnh báo mới nhất của FDA
Ngày 22/5 vừa qua, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã chính thức phủ nhận khả năng thay thế kem chống nắng của viên uống chống nắng. Đồng thời, FDA cũng cảnh cáo 4 công ty đang kinh doanh mặt hàng này về những “hứa hẹn sai lầm” khi sử dụng sản phẩm của hãng.
4 công ty bị cảnh báo là Advanced Skin Brightening Formula, Synsafe Rx, Solaricare và Sunergetic. Các công ty này đã quảng bá sản phẩm chống nắng không được kiểm định hiệu quả theo tiêu chuẩn của FDA. Những lời quảng bá sai sự thật này dẫn đến việc người dùng không thực hiện đủ các biện pháp bảo vệ bản thân khỏi ánh nắng mặt trời, làm tăng nguy cơ các bệnh da, thậm chí là ung thư da.
FDA cũng kêu gọi người dùng hãy cảnh giác với những quảng cáo sai sự thật của các công ty vô trách nhiệm.
“Không có một loại thực phẩm chức năng nào có thể thay thế kem chống nắng”, FDA khẳng định.
Các viên uống chống nắng cũng đã xuất hiện ở các nước Âu, Mỹ từ lâu, có sản phẩm đã được FDA công nhận từ 2009 nhưng mới chỉ phát triển ở Việt Nam trong 1 vài năm trở lại đây.
Trần Phương
Theo Dân trí
Muốn nhận biết bệnh eczema nhanh chóng và chính xác nhất định phải nắm rõ những dấu hiệu sau
Nếu vùng da của bạn bị thô ráp và nứt nẻ nghiêm trọng, rất có thể bạn đang phải đối mặt với eczema hay còn gọi là viêm da dị ứng.
Eczema còn được biết đến với tên viêm da dị ứng, là hội chứng có khả năng gây ngứa ngáy khó chịu và thậm chí ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt thường ngày của bạn.
Tuy nhiên, phân biệt tình trạng khô da thông thường với eczema không phải điều ai cũng có thể làm được. Những dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết sớm eczema đồng thời nhanh chóng có phương án xử trí tình trạng này:
Eczema còn được biết đến với tên viêm da dị ứng.
Eczema thường đi kèm với những dấu hiệu khác
Nếu như khô da không gây thêm bất cứ vấn đề nào với làn da thì eczema lại thường đi kèm với những triệu chứng như ngứa, rát, mẩn đỏ tại vùng da đó. Tùy thuộc vào độ nặng nhẹ, những cơn ngứa có thể nghiêm trọng, dai dẳng, thậm chí gây khó cử động. Những khu vực dễ gặp phải tình trạng này bao gồm tay, chân, mắt cá, cổ tay, ngực, mi mắt...
Những vết ngứa sẽ càng tồi tệ hơn khi bạn gãi. Cynthia Bailey, thành viên của Hội đồng Da liễu Hoa Kỳ và là người sáng lập trung tâm Bailey Skin Care cho biết, bạn nên tránh để da của mình bị quá khô. Uống thiếu nước, không dùng kem dưỡng da trong thời gian dài có thể khiến da bạn tổn thương. Eczema có thể dễ dàng xảy ra khi da bạn đang gặp trục trặc và thiếu độ ẩm cần thiết. Dùng móng tay gãi cũng khiến tình trạng của bạn thêm tồi tệ hơn. Các chuyên gia y khoa thông thường sẽ chỉ định bạn sử dụng một số loại kem bôi để chống viêm đồng thời giảm ngứa ngáy, khó chịu.
Nếu như khô da không gây thêm bất cứ vấn đề nào với làn da thì eczema lại thường đi kèm với những triệu chứng như ngứa, rát, mẩn đỏ tại vùng da đó.
Vùng da dễ bị kích thích bởi những thay đổi bên ngoài
Eczema là một tình trạng viêm da mãn tính và những dấu hiệu của tình trạng này có thể kéo dài ngay cả khi bạn tăng cường độ ẩm cho da. Thông thường, nếu da chỉ đơn thuần bị khô, tăng cường độ ẩm cho da sẽ lấy lại vẻ mịn màng, láng mịn và đẩy lùi thô ráp. Tuy nhiên, khi gặp phải eczema, những cơn ngứa ngáy, khó chịu và thô ráp sẽ không biến mất nếu bạn không can thiệp bằng những biện pháp đặc biệt.
Bởi đây là một dạng dị ứng, hội chứng này cũng có một vài nhân tố kích thích đặc trưng như bụi, không khí lạnh và khô. Tiếp xúc với các chất hóa học hoặc sợi vải cũng có thể khiến tình trạng này thêm tồi tệ. Bạn cũng cần hạn chế những thói quen có hại cho da như tắm nước nóng hoặc sử dụng các loại xà phòng nhiều sút.
Eczema là một tình trạng viêm da mãn tính và những dấu hiệu của tình trạng này có thể kéo dài ngay cả khi bạn tăng cường độ ẩm cho da.
Các loại kem dưỡng ẩm không phải lúc nào cũng dễ chịu khi bôi ngoài da
Kem bôi, thuốc mỡ hoặc các sản phẩm dưỡng ẩm khác không thể làm dịu đi sự khó chịu và khô ráp của làn da thì rất có thể, bạn không chỉ đối mặt với khô da thông thường. Gary Goldenberg, trợ lý giáo sư lâm sàng về da liễu tại Trường Y khoa Icahn ở Mount Sinai, cho biết, khi mắc Eczema, những cơn ngứa sẽ vẫn tồn tại dai dẳng kể cả khi bạn sử dụng các loại kem bôi tăng cường độ ẩm cho da. Đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp phải những vấn đề không đơn giản chỉ là khô da.
Tuy nhiên, không vì lý do này mà bạn nên bỏ qua những biện pháp làm ẩm da. Càng tăng cường độ ẩm cho da bao nhiêu, tốc độ hồi phục của vùng da càng cao bấy nhiêu. Bạn cũng cần lưu ý trong việc lựa chọn các loại kem dưỡng ẩm. Giống như lựa chọn xà phòng, những loại kem ít mùi, không có cồn và ít chất kích ứng là lựa chọn hàng đầu cho một làn da nhạy cảm. Thậm chí, nếu da quá nhạy cảm, bạn có thể xem xét đến việc làm ẩm không khí trong nhà thay vì dùng kem dưỡng.
(Nguồn: Self)
Theo Helino
Cách nấu 3 loại nước uống thanh nhiệt giúp con "mát từ trong ra ngoài" suốt hè Để thân nhiệt của con lúc nào lúc mát mẻ, không bị nóng trong hay nổi mụn mẹ có thể tham khảo cách nấu 3 loại nước uống dưới đây. Mới đầu hè nhưng thời tiết khó chịu, oi nóng dễ khiến trẻ mắc các bệnh về nóng trong, nổi mẩn đỏ. Để phòng và điều trị các bệnh do thời tiết gây...