Thức ăn bổ dưỡng có thật cần cho trẻ?
Đã qua rồi cái thời mà những món ăn được truyền tụng là… “thập toàn đại bổ” chỉ dành để tiến vua hoặc được dùng trong những gia đình quyền quý. Ngày nay, các gia đình chẳng cần phải giàu có cũng có thể mua được các món ăn lừng danh như nhân sâm, yến sào, nhung hươu, mật gấu… để mong cải thiện sức khỏe, giữ gìn tuổi xuân hay thậm chí để… chữa bệnh nan y.
Với người lớn, thôi thì, nếu không đạt hiệu quả về thể chất, ít ra hiệu quả về tinh thần cũng là điều không thể không công nhận. Vấn đề chỉ trở nên đáng chú ý khi ngày càng có rất nhiều trẻ em, thậm chí trẻ mới… bốn tháng tuổi (!) cũng được bố mẹ, ông bà ưu ái cho dùng các món ăn này để bồi bổ. Người lớn vô tình không biết rằng việc “bồi” này chẳng những không “bổ” mà có khi dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng cho con.
Thành phần chủ yếu của các món ăn quý có dược tính như sâm, nhung, yến… là các axít amin, vitamin, chất khoáng và các chất chức năng. Các chất chức năng này giúp gia tăng tốc độ chuyển hóa và sử dụng dưỡng chất của từng tế bào, hiểu nôm na là kích hoạt các tế bào hoạt động “sung” hơn để mang lại cảm giác cơ thể sung mãn. Các chất này có thể cần cho người lớn khi bị suy nhược cơ thể, nhưng khi cho trẻ em dùng thì không tốt.
Trẻ em là cơ thể đang phát triển nên nội tiết tố và hoạt động của tế bào… phải ở mức độ cao mới đáp ứng đủ cho tốc độ phát triển, vì vậy ở trẻ thường có mức chuyển hóa cơ bản cao và các tế bào thường hoạt động mạnh mẽ hơn hẳn so với người lớn. Có thể thấy rõ hiện tượng này ở một số biểu hiện bên ngoài như trẻ thường có khuynh hướng hoạt động suốt ngày, dễ thích nghi với môi trường như chịu nóng, chịu lạnh tốt hơn, nhiệt độ ở da thường cao hơn… so với người lớn. Bình thường đã hoạt động như thế, giờ lại bắt hoạt động nhiều hơn, nguy cơ đầu tiên là tế bào sẽ bị ứ đọng chất chuyển hóa, trở nên mệt mỏi sớm và tăng nguy cơ sao chép sai, tổng hợp sai các yếu tố di truyền. Hậu quả của quá trình này có thể là tình trạng tế bào bị tổn thương và lão hóa nhanh hơn, rút ngắn giai đoạn trưởng thành sinh lý, đôi khi dẫn đến các bệnh lý liên quan đến cấu trúc tế bào. Với những trẻ suy kiệt, kém dinh dưỡng, sự gia tăng hoạt động chuyển hóa của cơ thể là một yếu tố làm cơ thể trẻ hao hụt dưỡng chất dự trữ trong cơ thể hơn (vì đã yếu còn bắt làm việc nhiều). Với những trẻ thừa cân, béo phì, sự gia tăng hoạt động của các nội tiết tố kết hợp với tăng lượng tế bào mỡ dự trữ có thể làm thúc đẩy dậy thì, một tình trạng đang được báo động của thời đại công nghiệp hóa vì những hậu quả nghiêm trọng về thể chất lẫn tâm lý.
Nhìn chung, không nên cho trẻ dưới độ tuổi trưởng thành dùng các loại thức ăn “bổ”, tức là những loại thực phẩm có những chất chức năng làm tăng hoạt động của cơ thể tạo ra cảm giác hưng phấn, khỏe mạnh… như một cách bồi dưỡng cơ thể. Đừng quên, mỗi cơ thể sống của bất kỳ sinh vật nào đều bắt buộc phải trải qua bốn giai đoạn sinh lý: sinh ra, trưởng thành, suy thoái (lão hóa) và tàn lụi. Sự thúc đẩy tăng trưởng quá mức trong giai đoạn trưởng thành sẽ rút ngắn thời gian này lại, giai đoạn suy thoái sẽ đến sớm hơn so với chương trình đã được lập sẵn trong tế bào. Đương nhiên, nếu chỉ là “nếm thử một miếng cho biết” thì chẳng có gì đáng ngại cả!
Theo PNO
Video đang HOT
Ai không được dùng nhân sâm và sữa ong chúa?
Ăn nhung hươu có bị phá nứt nẻ? Ăn tổ yến kéo dài tuổi thọ? Trường hợp nào không nên dùng nhân sâm và sữa ong chúa? Không phải ai cũng có thể dùng được những món đại bổ này.
1. Ăn nhung hươu bị nứt nẻ người
Nhiều người cho rằng, ăn nhung hươu bị phá nứt nẻ người nên không dám ăn. Nhưng cần phải hiểu rằng, nhung hươu là một loại thực phẩm có hàm lượng đạm rất cao, nếu biết cách điều chế sẽ cung cấp một lượng axít amin rất lớn cho cơ thể.
Do vậy, theo kinh nghiệm dân gian và trong y học đối với những người quá béo, sức khỏe dồi dào nếu ăn nhung hươu sẽ gây tình trạng dư thừa tố chất trong cơ thể không cần thiết, không phải nhung hươu gây nứt nẻ da thịt. Còn đối với những người gây yếu, suy dinh dưỡng thì ăn nhung hươu là một việc làm tốt.
2. Ăn tổ yến kéo dài tuổi thọ?
Không ít người cho rằng, ăn tổ con yến có thể kéo dài tuổi thọ, làm trẻ ra. Vậy sự thực ra sao? Tổ yến hay còn gọi là yến sào có chứa 36-52% protid, trong đó có tỷ lệ các acid amin, tryptophan, histidin, cystin, tyrosin..., 30% glucid và một số khoáng chất như phospho, sắt, kẽm..., đặc biệt có acid cyalique có tác dụng kích thích sự tăng trưởng sinh tế bào.
Theo Đông y, yến sào vị ngọt, tính bình, tác dụng vào hai kinh Phế, Vị. Thường dùng làm thuốc bồi dưỡng cơ thể, tăng sinh lực, làm hồi phục sức khỏe cho người mới ốm dậy, kém ăn, kém ngủ, đặc biệt là những bệnh lao, hen suyễn... Nên cơ thể con người có thể tăng thêm sức khỏe mà sống lâu hơn và trẻ lâu hơn.
3. Trường hợp nào không nên dùng nhân sâm và sữa ong chúa?
Nhân sâm và sữa ong chúa là vị thuốc quý, có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, kích thích cảm giác thèm ăn... Tuy rất bổ, nhưng dùng nhân sâm và sữa ong chúa không đúng cách, không đúng người, đúng bệnh, dùng quá nhiều... thì lợi bất cập hại. Những trường hợp sau đây không được dùng nhân sâm và sữa ong chúa:
- Trẻ nhỏ: Sau khi uống nhân sâm và sữa ong chúa, có thể trẻ sẽ phát dục sớm hơn với quy luật tự nhiên.
- Phụ nữ có thai: Nhân sâm làm cho người dùng bị nhiệt, sữa ong chúa kích thích tử cung co bóp, dùng nhiều có thể dẫn tới sảy thai.
- Người bị huyết áp thấp và đường huyết thấp.
- Người đang trong thời kỳ hậu phẫu: Nhân sâm và sữa ong chúa có thể làm cho can dương cực thịnh, khí nghẽn nhiệt vượng, dẫn xuất huyết ngũ quan.
- Người bị rối loạn chức năng đường ruột.
- Những người can dương thịnh, thấp nhiệt ngưng trệ như sốt cao, thổ huyết, vàng da...
- Những người có cơ địa dị ứng.
(Theo Tri thức trẻ)
Nhung hươu, yến sào, vi cá có thật sự bổ? Một số người tự mua và dùng đồ bổ bất chấp giá tiền cao và mất nhiều công sức. Đồ bổ cũng là thuốc, cần có kiến thức trước khi dùng nếu không sẽ lợi bất cập hại. Đồ bổ là thuật ngữ phổ biến dùng để chỉ các loại thực phẩm thuộc nhóm bổ dưỡng, quý hiếm như yến sào, vi cá,...