Thứ trưởng Bộ Y tế nêu nguyên nhân F0 cộng đồng nhiều tỉnh chiếm tỷ lệ lớn
Tại cuộc họp trực tuyến với 12 tỉnh Tây Nam bộ, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, F0 trong cộng đồng chiếm tỷ lớn (có tỉnh lên tới 90%) do việc xét nghiệm được triển khai quyết liệt.
Chiều 25/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì cuộc họp trực tuyến với 12 tỉnh Tây Nam bộ để đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 86 và các Công điện 1081, 1102 của Chính phủ.
Trong một tuần qua, 5 trong 12 địa phương ở Tây Nam Bộ có số ca F0 tăng so với 7 ngày liền kề trước đó. Tiền Giang có số mắc tăng 2,5 lần (trung bình 400-700 ca/ngày), An Giang tăng 1,7 lần, Kiên Giang tăng hơn 2 lần. Cần Thơ và Đồng Tháp ghi nhận 100-200 ca/ngày, còn 3 tỉnh Hậu Giang, Cà Mau và Bạc Liêu có dưới 20 ca/ngày.
Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang cho biết địa phương triển khai kế hoạch xét nghiệm sàng lọc từ ngày 18/8. Đến nay, tỉnh chưa thể kiểm soát tốt nguồn lây trên địa bàn.
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên chủ trì cuộc họp trực tuyến với các tỉnh Tây Nam Bộ chiều 25/8.
Báo cáo của Tổ công tác Bộ Y tế tại 3 tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang và Cần Thơ cho thấy, Kiên Giang đang thực hiện xét nghiệm diện rộng nên số mắc tăng. Tỉnh này thực hiện xét nghiệm mẫu gộp PCR, tần suất 7 ngày/lần khu vực nguy cơ cao, rất cao.
Đánh giá tần suất này sẽ không đuổi kịp tốc độ lây lan của biến thể Delta, Tổ công tác khuyến cáo với TP Rạch Giá, Kiên Giang – nơi có các ca mắc chưa rõ nguồn lây, phải làm thêm “vòng đệm” xét nghiệm nhanh kháng nguyên giữa 2 chu kỳ xét nghiệm.
Trước đó, Nghị quyết 86 của Chính phủ ngày 6/8 đặt mục tiêu 11 tỉnh, thành phố Tây Nam bộ phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 25/8, riêng tỉnh Long An phấn đấu trước ngày 1/9.
Tuy nhiên, theo tiêu chí kiểm soát dịch do Bộ Y tế ban hành, đến nay, chưa địa phương nào ở Tây Nam bộ có quyết định dừng thực hiện Chỉ thị 16 trên phạm vi toàn tỉnh.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhận định, việc số lượng F0 tăng đã nằm trong dự liệu, là minh chứng cho việc sàng lọc rất kỹ, rất nhanh.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, F0 trong cộng đồng chiếm tỷ lệ lớn (có tỉnh lên tới 90%) do việc xét nghiệm được triển khai quyết liệt. Điều này cũng chứng tỏ trong cộng đồng vẫn tiềm ẩn nguồn lây. Ông Tuyên nhấn mạnh đây là “mối nguy lây nhiễm rất lớn”, nếu không đẩy nhanh, đẩy mạnh việc xét nghiệm thì rất dễ lây lan, bùng phát dịch.
Lãnh đạo Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố thực hiện chặt Công điện 1102, trong đó tập trung thực hiện Chỉ thị 16 thật nghiêm túc và thực chất.
Về xét nghiệm, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đề nghị những nơi đang tổ chức tần suất 7 ngày/lần cần bổ sung test nhanh mẫu gộp vào khoảng thời gian giữa hai chu kỳ. Việc này phải thực hiện thần tốc để đảm bảo tách bằng được F0 ra khỏi cộng đồng.
Ngoài ra, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cũng yêu cầu các địa phương khảo sát vị trí, cơ sở vật chất và phê duyệt ngay phương án sẵn sàng thiết lập bệnh viện dã chiến do quân đội đảm nhiệm trong tình huống khi gia tăng số ca F0.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn hướng dẫn người dân tự làm test nhanh Covid-19
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết việc cho người dân lấy mẫu tại nhà hoặc tự lấy mẫu ở nhà sẽ giúp giảm nguồn lực y tế, tránh việc lây lan khi lấy mẫu từng xảy ra ở một số nơi.
Ngày 23/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cùng một số thành viên trong đoàn công tác của Bộ Y tế đã đến một số điểm lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại TP Thủ Đức để hướng dẫn người dân tự làm test nhanh tại nhà.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn hướng dẫn người dân làm xét nghiệm Covid-19
Thứ trưởng Sơn cho biết, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành những quyết định, chỉ thị, công điện đối với tình hình mới, TPHCM cũng đã xác lập trạng thái mới trong vòng một tháng từ ngày 15/8 đến ngày 15/9. Vì thế, việc sử dụng xét nghiệm để phát hiện cho bằng được các F0 trong cộng đồng là hết sức quan trọng. Để làm được việc này phải tổ chức một lượng xét nghiệm rất lớn.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn trực tiếp hướng dẫn người dân tự xét nghiệm Covid-19 (Ảnh: Bộ Y tế).
Theo ông, bên cạnh việc chuẩn bị các bộ test kit, hệ thống để chạy xét nghiệm RT-PCR thì việc tổ chức hướng dẫn người dân lấy mẫu tại nhà hoặc tự lấy mẫu ở nhà là rất quan trọng.
"Trước hết, điều này sẽ giúp giảm nguồn lực y tế, chỉ cần đội ngũ giám sát và tình nguyện viên để hỗ trợ cho người dân. Bên cạnh đó, trong thời gian trước, việc lây lan F0 trong khi lấy mẫu đã xảy ra ở một số nơi do chưa đảm bảo điều kiện sát khuẩn. Vì thế, việc người dân tự lấy mẫu cũng sẽ đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện test diện rộng", Thứ trưởng Sơn chia sẻ.
Thứ trưởng hy vọng, với sự tham gia tự nguyện của người dân lấy mẫu cùng với sự theo dõi, giám sát hỗ trợ của ngành y tế, hoạt động này sẽ đảm bảo tiêu chí về mặt kỹ thuật cũng như số lượng lấy mẫu sẽ tăng lên nhiều lần so với trước đây.
Theo các chuyên gia, việc cho người dân tự xét nghiệm tại nhà sẽ giúp làm giảm số lượng công việc của nhân viên y tế (Ảnh: Bộ Y tế).
GS.TS Lê Quỳnh Mai, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, thành viên đoàn công tác Bộ Y tế tại TPHCM cũng cho biết biến chủng lần này của virus SARS-CoV-2 khiến khả năng lây nhiễm trong cộng đồng rất lớn. Nếu người dân tự kiểm soát được khả năng nhiễm của mình sẽ hết sức tốt.
"Nếu người tự làm được test này sẽ giúp bảo vệ cho chính họ, họ có thể kiểm soát được họ có thể bị nhiễm hay không. Đồng thời, giảm áp lực cho nhân viên y tế", TS Mai chia sẻ.
Tuy nhiên, chuyên gia lưu ý việc để người dân tự xét nghiệm là rất cần thiết với tình hình dịch tại TPHCM hiện nay nhưng việc sử dụng test này phải có sự quản lý của nhân viên y tế.
Các nhân viên y tế, tình nguyện viên sẽ hỗ trợ người dân khi tự xét nghiệm Covid-19 (Ảnh: Bộ Y tế).
Ông Hoàng Tùng, Chủ tịch UBND TP Thủ Đức cho biết TP đang thực hiện công tác xét nghiệm diện rộng cho toàn bộ khu vực có nguy cơ cao và rất cao với mục tiêu nhanh chóng tìm được các ca F0 còn trong cộng đồng, kịp thời đưa đi các cơ sở tiếp nhận điều trị hoặc cách ly tại nhà và có hướng dẫn y tế phù hợp tại nhà theo quy định của Bộ Y tế.
"Với nguồn lực nhân viên y tế có hạn nên chúng tôi rất cần sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt là người dân tự làm xét nghiệm, nhân viên y tế có vai trò giám sát, hướng dẫn sau đó đọc kết quả. Trong trường hợp phát hiện ca dương tính sẽ kịp thời xử lý", ông Tùng nói.
Theo đó, đầu tiên người dân sẽ được làm test nhanh, trường hợp dương tính sẽ tiếp tục được làm xét nghiệm PCR để khẳng định, từ đó có hướng giải quyết phù hợp.
Khi nào cần sàng lọc ung thư vú? Tôi năm nay 42 tuổi, có mẹ đã mất vì ung thư vú cách đây 3 năm. Vậy khi nào tôi cần đi khám để sàng lọc nguy cơ ung thư vú? GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện K khuyến cáo, chị em trên 40 tuổi nên sàng lọc ung thư vú hàng năm. Bởi...