Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh: ‘Quảng Ninh đã có rất nhiều khởi sắc về giáo dục thể chất cho học sinh…’
Giải chạy học sinh sinh viên S-Race Quảng Ninh 2022 do Bộ Giáo dục – Đào tạo, Đài Truyền hình Việt Nam và UBND tỉnh Quảng Ninh phối hợp tổ chức diễn ra rất sôi nổi tại thành phố Hạ Long sáng 2/10/2022.
Đây là sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động truyền thông thể thao trường học giai đoạn 2020 – 2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đài Truyền hình Việt Nam, Tập đoàn TH và Liên đoàn Điền kinh Việt Nam thực hiện. Bên lề sự kiện này, phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh đã có cuộc phỏng vấn bà Ngô Thị Minh, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bà Ngô Thị Minh, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
-Thưa Thứ trưởng, bà đánh giá như thế nào về giải chạy S-Race 2022 tại Quảng Ninh lần đầu được tổ chức?
Có thể thấy rằng Giải chạy học sinh, sinh viên S-Race tổ chức tại Quảng Ninh đã thành công rất tốt đẹp. Ban đầu, mọi người cũng hơi lo vì thời tiết không ủng hộ. Sau đó thì thấy được khí thế, ý chí quyết tâm và tinh thần của các em. Có thể vì thế mà trời đã rất là thương nên lúc chạy lại tạnh mưa (cười).
S-Race Quảng Ninh 2022 với chủ đề “Trưởng thành” đã rất thành công, trở thành ngày hội thể thao sôi động và hào hứng cho học sinh, sinh viên tại thành phố biển Hạ Long.
- Và giải chạy ở Quảng Ninh đã góp phần vào thành công chung của chuỗi sự kiện thể thao mà Bộ đang phối hợp tổ chức, thưa Thứ trưởng?
Giải chạy S-Race năm 2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động ở 63 tỉnh, thành phố trong cả nước nhưng đã chọn 5 địa phương để tổ chức. S-Race tổ chức ở Quảng Nam có chủ đề là “Bản lĩnh”, S-Race ở thành phố Hồ Chí Minh là “Chinh phục” và ở Quảng Ninh S-Race có chủ đề là “Trưởng thành”.
S-Race Quảng Ninh là dấu ấn tiếp theo, mang khát vọng về một thế hệ trẻ phát triển toàn diện. Trưởng thành là khi đã được trang bị bản lĩnh, đã tràn đầy khát vọng chinh phục và trở nên có trách nhiệm hơn với chính mình và cộng đồng. Trưởng thành là khi việc rèn luyện không chỉ là sở thích, thói quen mà là sự ý thức về sức khỏe. Một thế hệ công dân có đầy đủ năng lực trí tuệ, kiến thức, đạo đức và thể chất sẽ cống hiến được nhiều hơn cho tương lai Việt Nam.
Các vận động viên xuất phát tại S-Race Quảng Ninh.
Ngay sau đây, giải S-Race sẽ được tổ chức tại thủ đô Hà Nội với chủ đề “Vươn cao”. Cuối cùng ở Nghệ An, S-Race với chủ đề là “Tỏa sáng”. Trong một chuỗi hành trình đó, việc tổ chức ở Quảng Ninh như một đơn vị trung tâm và đã rất thành công.
Video đang HOT
S-Race Quảng Ninh cũng là điểm kích hoạt S-Race Online miền Bắc diễn ra trong 21 ngày với mục tiêu xây dựng thói quen rèn luyện thể thao, tăng cường sức khỏe cho học sinh, sinh viên, lan tỏa những câu chuyện “Trưởng thành” từ tình yêu chạy bộ.
Với ý tưởng 21 ngày là thời gian lý tưởng để hình thành một thói quen, S-Race Online miền Bắc được tổ chức dưới hình thức một thử thách trực tuyến. Người tham gia sử dụng ứng dụng Strava, kết nối với tài khoản 84Race để tham gia thử thách. Người tham gia được khuyến khích chạy 21 ngày liên tục để đạt số km tối thiểu là 63km với nam sinh viên, nam học sinh trung học phổ thông, 42km với nữ sinh viên, nữ học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Khi phát động S-Race online thì 63 tỉnh, thành phố sẽ cùng tham gia. Miền Nam đã tổ chức xong và hôm nay 25 tỉnh miền Bắc đã vào cuộc; như vậy cả 63 tỉnh, thành phố đã cùng nhau vào cuộc rất mạnh mẽ.
Nhiều giáo viên cùng tham gia chạy để cổ vũ cho học sinh của mình.
-Từ giải lần này, Thứ trưởng có cho rằng nhận thức của xã hội về giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên sẽ phần nào thay đổi tích cực hơn?
Giải chạy học sinh sinh viên S-Race 2022 cũng là một trong những hoạt động nhằm chung tay thực hiện Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030 theo Quyết định 641/QĐ-Ttg và Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 – 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 2/10/2021. Chúng tôi cho rằng giáo dục thể chất đang phải thay đổi và đã thay đổi rất nhiều. Không phải là môn giáo dục thể chất như trước đây và đây sẽ là môn giáo dục thể chất và thể thao trường học. Đã có một số đề án của Chính phủ rồi cho nên chắc chắn rằng vấn đề đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018 và đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo cả đức, trí, thể, mỹ thì giáo dục thể chất sẽ được đặt vào một vị trí trung tâm và vị trí rất là xứng đáng.
Bứt tốc để về đích.
-Trong bức tranh chung đó, bà đánh giá như thế nào về lĩnh vực giáo dục thể chất của ngành Giáo dục Quảng Ninh đã thực hiện trong những năm qua?
Có thể nói rằng, trong tiến trình đổi mới, Quảng Ninh đã có những bước đi rất mạnh mẽ. Trong lĩnh vực giáo dục thể chất, Quảng Ninh cũng đã có rất nhiều khởi sắc. Cách phối hợp tổ chức của Quảng Ninh với Bộ Giáo dục – Đào tạo và Đài Truyền hình Việt Nam hôm nay đã rất chu đáo, chỉ đạo triển khai rất bài bản. Các em học sinh, sinh viên tham gia với tinh thần, khí thế cao, đặc biệt có đến hơn 300 thầy cô và 300 phụ huynh học sinh chạy cùng với con em mình.
Bà Ngô Thị Minh, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (thứ ba, trái sang), trao giải cho các vận động viên.
Tại Quảng Ninh, S-Race Family lần đầu được tổ chức với sự tham gia của 300 vận động viên là phụ huynh cùng con. Bên cạnh đó, 300 thầy cô giáo cũng tham gia nội dung mở rộng S-Race Teacher với cự ly chạy 1km nhằm cổ vũ cho giải. Tại thời điểm năm học mới đầu tiên sau đại dịch, S-Race Family, S-Race Teacher là lời khẳng định chung tay của gia đình, nhà trường với sự phát triển toàn diện của thế hệ tương lai.
Thời tiết không thực sự ủng hộ nhưng tinh thần, khí thế và ý thức của các em, của thầy cô và phụ huynh rất tuyệt vời. Những người tham gia tổ chức giải cũng rất tuyệt vời. Thay mặt cho lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, chúng tôi rất biết ơn lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cũng như các sở, ngành của tỉnh và các thầy cô giáo, các nhà trường, các bậc phụ huynh học sinh đã tham gia triển khai giải rất tích cực, góp phần làm nên sự thành công của S-Race năm 2022.
-Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
Nỗ lực thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018
Căn cứ vào những yêu cầu thay đổi của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, các cơ sở giáo dục trên địa bàn Quảng Ninh đã và đang triển khai với quyết tâm đạt kết quả cao.
Năm học 2022-2023 được xác định là năm học trọng tâm triển khai đổi mới giáo dục ở bậc phổ thông. Trong đó có dạy theo chương trình mới đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Ngoại ngữ, tin học trở thành môn học bắt buộc ở lớp 3, thay vì là môn học tự chọn như trước đây. Đối với khối lớp 10, thay vì 13 môn học cố định như trước, chương trình giáo dục phổ thông mới có 7 môn học bắt buộc và cho phép học sinh quyết định 5/9 môn học tự chọn, tùy theo năng khiếu, sở thích của mình. Môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc là: Ngữ văn, toán học, ngoại ngữ 1, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng và an ninh, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và nội dung giáo dục địa phương. Môn học tự chọn do học sinh lựa chọn 5 môn từ 3 nhóm môn: Khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, công nghệ và nghệ thuật (mỗi nhóm phải chọn ít nhất 1 môn).
Kế hoạch và lộ trình đổi mới đã có, nhưng thực tế khi triển khai các trường đều phải rất nỗ lực trong bối cảnh thiếu giáo viên các môn học mới, đang là khó khăn chung. Tại Ba Chẽ, trên cơ sở biên chế hiện có Phòng GD&ĐT huyện đã linh hoạt, phân công, luân chuyển giáo viên hợp lý để tổ chức giảng dạy cho các trường. Đồng thời, các nhà trường cũng triển khai theo cách riêng của mình để chương trình không bị gián đoạn.
Tiết học toán tại lớp 3D Trường Tiểu học thị trấn Ba Chẽ (huyện Ba Chẽ).
Cô giáo Nguyễn Thu Hoài, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Ba Chẽ (huyện Ba Chẽ), cho biết: Nhà trường hiện đang thiếu giáo viên ngoại ngữ và tin học. Để đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới, chúng tôi đã tự tìm giải pháp bằng cách hợp đồng thêm 1 giáo viên ngoại ngữ. Còn đối với môn tin học hiện nay không có giáo viên cũng như cơ sở vật chất máy móc, nên tạm thời nhà trường đẩy tiết học môn công nghệ lên học trước, chờ đến khi có máy móc và giáo viên để dạy thì sẽ học bù sau. Rất mong Phòng GD&ĐT huyện và Sở GD&ĐT có phương án sớm cung cấp đầy đủ cơ sở vật chất, cũng như giáo viên để nhà trường có thể thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
Tại trường THCS Quảng Lâm (huyện Đầm Hà), 100% học sinh là người dân tộc thiểu số, việc thay đổi SGK lớp 7 với những chương trình mới được áp dụng khiến nhiều học sinh khá khó khăn trong cách tiếp cận. Tuy nhiên, với sự nỗ lực cố gắng của Ban Giám hiệu và các thầy, cô giáo, nhà trường đang dần đưa những kiến thức mới vào bài giảng sao cho học sinh dễ hiểu nhất. Em Chíu Nhì Múi, học sinh lớp 7A Trường THCS Quảng Lâm, cho biết: Năm nay học sách mới, kiến thức mới, trường em còn rất nhiều khó khăn do các thiết bị dạy học cho từng bộ môn theo chương trình mới chưa đầy đủ. Hiện tại các thầy cô đang tận dụng lại cơ sở vật chất của những năm trước để đưa vào sử dụng, giảng dạy cho chúng em.
Năm học này là năm đầu tiên, lớp 10 học SGK và chương trình mới. Đây cũng là lớp đầu tiên triển khai theo tinh thần của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là định hướng nghề nghiệp ở bậc THPT. Học sinh được lựa chọn 4 môn học khác nhau, ngoài các môn chính.
Để đáp ứng nhu cầu rất đa dạng, nhiều trường THPT trên địa bàn tỉnh đã tổ chức dạy theo nguyện vọng của học sinh, điều này khá vất vả, nhưng sẽ phát huy được điểm mạnh của học sinh, là tiền đề tốt cho các em bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Năm học 2022-2023, trường THPT Hoành Bồ đón hơn 200 học sinh vào lớp 10.
Cô giáo Nguyễn Thị Định, Hiệu trưởng Trường THPT Hoành Bồ (TP Hạ Long) cho biết: "Chương trình đã được phổ biến, tuyên truyền rộng rãi, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đã được tập huấn các mô-đun do Bộ GDĐT, Sở GDĐT tổ chức nên đều đã nắm chắc nội dung và phương pháp dạy học. Tuy nhiên, việc triển khai chương trình mới cũng gặp những khó khăn, trong đó có việc xây dựng tổ hợp môn học lựa chọn theo hướng vừa đáp ứng nhu cầu của học sinh, vừa phải căn cứ vào đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường, bởi nếu để lựa chọn tự do thì các tổ hợp rất đa dạng, không thể đáp ứng được. Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học theo chỉ đạo của ngành, Nhà trường đã chủ động xây dựng 5 tổ hợp môn học lựa chọn trên cơ sở điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ hiện có và đã thông báo công khai trong phương án tuyển sinh năm học 2022-2023; đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền, tư vấn cho học sinh và cha mẹ học sinh để các em học sinh lớp 10 hiểu rõ và đăng ký tổ hợp môn học cho phù hợp với năng lực, sở trường, mong muốn của bản thân và định hướng nghề nghiệp trong tương lai".
Căn cứ vào những yêu cầu thay đổi của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, các cơ sở giáo dục trên địa bàn Quảng Ninh đã và đang triển khai với quyết tâm đạt kết quả cao.
Năm học 2022-2023 được xác định là năm học trọng tâm triển khai đổi mới giáo dục ở bậc phổ thông. Trong đó có dạy theo chương trình mới đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Ngoại ngữ, tin học trở thành môn học bắt buộc ở lớp 3, thay vì là môn học tự chọn như trước đây. Đối với khối lớp 10, thay vì 13 môn học cố định như trước, chương trình giáo dục phổ thông mới có 7 môn học bắt buộc và cho phép học sinh quyết định 5/9 môn học tự chọn, tùy theo năng khiếu, sở thích của mình. Môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc là: Ngữ văn, toán học, ngoại ngữ 1, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng và an ninh, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và nội dung giáo dục địa phương. Môn học tự chọn do học sinh lựa chọn 5 môn từ 3 nhóm môn: Khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, công nghệ và nghệ thuật (mỗi nhóm phải chọn ít nhất 1 môn).
Kế hoạch và lộ trình đổi mới đã có, nhưng thực tế khi triển khai các trường đều phải rất nỗ lực trong bối cảnh thiếu giáo viên các môn học mới, đang là khó khăn chung. Tại Ba Chẽ, trên cơ sở biên chế hiện có Phòng GD&ĐT huyện đã linh hoạt, phân công, luân chuyển giáo viên hợp lý để tổ chức giảng dạy cho các trường. Đồng thời, các nhà trường cũng triển khai theo cách riêng của mình để chương trình không bị gián đoạn.
Tiết học toán tại lớp 3D Trường Tiểu học thị trấn Ba Chẽ (huyện Ba Chẽ).
Cô giáo Nguyễn Thu Hoài, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Ba Chẽ (huyện Ba Chẽ), cho biết: Nhà trường hiện đang thiếu giáo viên ngoại ngữ và tin học. Để đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới, chúng tôi đã tự tìm giải pháp bằng cách hợp đồng thêm 1 giáo viên ngoại ngữ. Còn đối với môn tin học hiện nay không có giáo viên cũng như cơ sở vật chất máy móc, nên tạm thời nhà trường đẩy tiết học môn công nghệ lên học trước, chờ đến khi có máy móc và giáo viên để dạy thì sẽ học bù sau. Rất mong Phòng GD&ĐT huyện và Sở GD&ĐT có phương án sớm cung cấp đầy đủ cơ sở vật chất, cũng như giáo viên để nhà trường có thể thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
Tại trường THCS Quảng Lâm (huyện Đầm Hà), 100% học sinh là người dân tộc thiểu số, việc thay đổi SGK lớp 7 với những chương trình mới được áp dụng khiến nhiều học sinh khá khó khăn trong cách tiếp cận. Tuy nhiên, với sự nỗ lực cố gắng của Ban Giám hiệu và các thầy, cô giáo, nhà trường đang dần đưa những kiến thức mới vào bài giảng sao cho học sinh dễ hiểu nhất. Em Chíu Nhì Múi, học sinh lớp 7A Trường THCS Quảng Lâm, cho biết: Năm nay học sách mới, kiến thức mới, trường em còn rất nhiều khó khăn do các thiết bị dạy học cho từng bộ môn theo chương trình mới chưa đầy đủ. Hiện tại các thầy cô đang tận dụng lại cơ sở vật chất của những năm trước để đưa vào sử dụng, giảng dạy cho chúng em.
Năm học này là năm đầu tiên, lớp 10 học SGK và chương trình mới. Đây cũng là lớp đầu tiên triển khai theo tinh thần của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là định hướng nghề nghiệp ở bậc THPT. Học sinh được lựa chọn 4 môn học khác nhau, ngoài các môn chính.
Để đáp ứng nhu cầu rất đa dạng, nhiều trường THPT trên địa bàn tỉnh đã tổ chức dạy theo nguyện vọng của học sinh, điều này khá vất vả, nhưng sẽ phát huy được điểm mạnh của học sinh, là tiền đề tốt cho các em bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Năm học 2022-2023, trường THPT Hoành Bồ đón hơn 200 học sinh vào lớp 10.
Cô giáo Nguyễn Thị Định, Hiệu trưởng Trường THPT Hoành Bồ (TP Hạ Long) cho biết: "Chương trình đã được phổ biến, tuyên truyền rộng rãi, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đã được tập huấn các mô-đun do Bộ GDĐT, Sở GDĐT tổ chức nên đều đã nắm chắc nội dung và phương pháp dạy học. Tuy nhiên, việc triển khai chương trình mới cũng gặp những khó khăn, trong đó có việc xây dựng tổ hợp môn học lựa chọn theo hướng vừa đáp ứng nhu cầu của học sinh, vừa phải căn cứ vào đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường, bởi nếu để lựa chọn tự do thì các tổ hợp rất đa dạng, không thể đáp ứng được. Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học theo chỉ đạo của ngành, Nhà trường đã chủ động xây dựng 5 tổ hợp môn học lựa chọn trên cơ sở điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ hiện có và đã thông báo công khai trong phương án tuyển sinh năm học 2022-2023; đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền, tư vấn cho học sinh và cha mẹ học sinh để các em học sinh lớp 10 hiểu rõ và đăng ký tổ hợp môn học cho phù hợp với năng lực, sở trường, mong muốn của bản thân và định hướng nghề nghiệp trong tương lai".
Geniebook: Đào tạo thế hệ tiên phong - lời giải cho các vấn đề toàn cầu Mới đây, Geniebook - nền tảng Edtech có trụ sở tại Singapore đã đặt tham vọng đào tạo 1 triệu người tiên phong khi đẩy mạnh hoạt động tại Việt Nam. 25-30 triệu dân số Việt Nam trong độ tuổi đi học là cơ hội để đội ngũ Geniebook mở rộng thị trường và thực hiện hóa các chiến lược tại quốc gia...