Thứ rau giải độc mát gan, có nhiều ở Việt Nam giá cao ngất ngưởng vẫn đắt hàng
Loại cây này cho thu hoạch tất cả các bộ phận, người trồng có thể thu về nhiều tiền.
Từ cách đây hàng ngàn năm, những người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã dùng chúng để làm rau ăn.
Atiso được trồng từ giữa thế kỷ 15. Bắt đầu ở Italia, sau đó tới Pháp, Hà Lan, Anh, Mỹ…
Ngày nay, chúng được trồng khắp nơi kể cả ở Việt Nam. Tại nước ta, các vùng có trồng atiso là Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo…
Tuy nhiên, vùng trồng atiso nổi tiếng nhất ở Việt Nam là Đà Lạt với kiểu khí hậu lạnh như vùng ôn đới. Thậm chí, có nhiều người có thể kiếm từ 300 triệu đến cả tỷ đồng nhờ cây này.
Video đang HOT
Atiso thuộc nhóm thân thảo, có thể cao 2m.
Trong cây này, phần được thu hoạch đem về nhiều tiền nhất đó là bông hoa atiso và lá atiso.
Người trồng bắt đầu vụ từ tháng 7 dương lịch, sau 2-3 tháng tỉa lá, sau đó cứ 1 tháng tỉa lá một lần. Khoảng tháng 5 năm sau là kết thúc vụ.
Bông hoa atiso tươi có giá 150.000 đồng – 250.000 đồng/kg, còn bông sấy khô có giá tới 500.000 đồng – 600.000 đồng/kg.
Còn lá atiso khô được bán dao động từ 30.000 đồng – 90.000 đồng/kg.
Điều đặc biệt với cây này là có thể thu hoạch được rễ, thân, lá không bỏ bất cứ bộ phận nào. Nên người bán có thể bán được tất cả ra thị trường sau thu hoạch.
Cây atiso ưa khí hậu lạnh nhưng được đánh giá dễ trồng, không tốn chi phí đầu tư ban đầu.
Vì bên trong bông hoa atiso chứa nhiều dinh dưỡng, cùng các vitamin, khoáng chất, chúng được dùng để làm món ăn hoặc làm trà uống giúp làm mát gan, giải độc…
Nghi Dung
Tủ lạnh lớn, tủ đông đắt hàng
Do hạn chế ra đường khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều gia đình chọn mua tủ lạnh dung tích lớn và tủ đông để trữ thực phẩm.
Đại diện nhiều siêu thị, trung tâm điện máy tại TP HCM xác nhận gần đây, các loại tủ lạnh side by side (dung tích lớn, có nhiều cửa và nhiều ngăn để đồ) được tiêu thụ khá mạnh với mức tăng sản lượng bán hàng từ 10%-20% so với trước Tết. Đây là xu hướng khá đặc biệt trong mùa dịch Covid-19 bởi từ trước đến nay, dòng tủ này rất kén khách.
"Tủ lạnh dung tích lớn từ 300-600 lít xưa nay rất khó bán bởi giá thành đắt, có thể lên tới 60-70 triệu đồng/chiếc. Chưa kể, do tủ có dung tích lớn nên tiêu thụ điện nhiều, gây lãng phí không cần thiết. Thông thường, tủ dung tích 200 lít đến dưới 300 lít được người tiêu dùng lựa chọn nhiều hơn; dòng tủ to chỉ được nhà bán lẻ trưng bày để đa dạng chủng loại hàng hóa. Tuy nhiên, 2 tháng gần đây, ngay cả những mẫu đã lâu không ai ngó tới cũng bán được" - nhân viên bán hàng một cửa hàng của hệ thống Điện máy Chợ Lớn nhận xét.
Tủ lạnh dung tích lớn được nhiều người chọn mua để trữ hàng
Người phụ trách này cho biết do dòng tủ lạnh side by side trước đây kén người mua nên nhiều hãng điện lạnh phải cắt giảm tính năng để hạ giá mạnh, nhằm lôi kéo khách hàng. Thời điểm mới ra mắt, tủ lạnh side by side có giá 25-60 triệu đồng/chiếc, nay giảm còn 17-30 triệu đồng. "Vô tình, người tiêu dùng được hưởng lợi khi dịch bệnh Covid-19 kéo dài, lan rộng khi chỉ với 20 triệu đồng, họ có thể mua được tủ đến 500 lít" - đại diện siêu thị điện máy trên nêu thực tế.
Theo bà Hoàng Thị Thủy Tiên, phụ trách ngành hàng tủ lạnh - máy giặt của Công ty TNHH MD Consumer Electric Appliance Việt Nam (Midea), sức tiêu thụ mặt hàng tủ lạnh dung tích lớn gần đây khá tốt nhưng công ty vẫn giữ giá ổn định. Đáng lưu ý, khách hàng có xu hướng lựa chọn hàng sản xuất, lắp ráp trong nước bởi giá hợp lý.
Theo ghi nhận của bộ phận bán hàng tại các siêu thị, số lượng không nhỏ người tiêu dùng không chọn giải pháp "nâng đời" tủ lạnh để trữ thức ăn trong mùa dịch mà vẫn sử dụng tủ lạnh hiện có và mua thêm tủ đông. Hầu hết nhà bán lẻ nhìn nhận sức tiêu thụ tủ đông tăng khoảng 30% nhờ bán được cho hộ gia đình, thay vì trước đây khách hàng chủ yếu là các cơ sở kinh doanh, dịch vụ.
Ông Phùng Thế Vinh, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Kangaroo, cho biết do sức tiêu thụ tủ đông của công ty tăng gấp đôi, một số mẫu không sản xuất kịp để cung cấp cho khách trong những ngày đầu tháng 3 vừa qua. Sau đó, công ty phải lên kế hoạch tăng cường sản xuất mới đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường.
Giá bán tủ đông phổ biến trên thị trường từ 4-8 triệu đồng/chiếc loại 180-200 lít. Ngoài ra, với tủ có nhiều tính năng, giá có thể lên tới 7-16 triệu đồng. Do giá tương đối hợp lý nên tủ đông được tiêu thụ khá tốt trong thời gian giãn cách xã hội.
Cân nhắc mua sản phẩm hợp lý
Xu hướng mua tủ đông ở hộ gia đình có thể gây lãng phí sau này. Bởi lẽ, khi hết dịch, các gia đình trở lại nhịp sinh hoạt bình thường thì tủ đông sẽ hết "nhiệm vụ" trữ đồ. Nếu tiếp tục sử dụng sẽ gây tốn điện, còn bỏ không thì vừa chiếm diện tích đáng kể trong nhà vừa dễ hư hỏng. Việc thanh lý cũng khó và không được giá. Do đó, giới tư vấn khuyên hộ gia đình nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định mua tủ đông để trữ thực phẩm.
Tủ lạnh với dung tích dưới 500 lít là sản phẩm không gây lãng phí sau mùa dịch bởi người tiêu dùng vẫn sử dụng được nhiều tính năng. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên nên lựa chọn dòng tiết kiệm điện. Chẳng hạn, thay vì mua tủ có 2 cánh cửa lớn - mỗi lần mở tủ tạo ra khoảng không lớn tiếp xúc với không khí bên ngoài gây tốn điện năng thì có thể chọn mua tủ từ 3-6 cửa.
Nguyễn Hải
Trước "bão" Corona, cá lóc nướng vẫn đắt hàng ngày Thần Tài Mặc dù dịch viêm phổi cấp Corona vẫn khiến người dân khiếp sợ, nhưng từ sáng sớm, các chợ truyền thống vẫn nhộn nhịp khách đến mua đồ cúng trong ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng giêng. Ngay từ sáng sớm, nhiều chợ truyền thống như Bến Thành, Hòa Bình, Hòa Hưng...., tiểu thương đã bày hàng mua bán sớm trong ngày...