Thu nhập mỗi tháng 10 triệu đồng, đôi vợ chồng ở Hà Nội vẫn phải nhận thêm viện trợ từ bố mẹ mỗi tháng 2 triệu thì mới đủ chi tiêu
Dù có tổng thu nhập mỗi tháng 10 triệu đồng nhưng vợ chồng trẻ này vẫn không đủ chi tiêu khi sống giữa Hà Nội. Ngược lại họ vẫn phải cầu viện người nhà tài trợ cho 2-3 triệu/tháng mới đủ sống.
Với nhiều người, có tiền ít tiêu ít, có nhiều tiêu nhiều. Song với nhiều cặp vợ chồng trẻ sống giữa thủ đô như vợ chồng anh Tuấn, chị Thúy ở Long Biên, Hà Nội dù chi tiêu tiết kiệm nhất có thể nhưng mỗi tháng do tiền lương quá ít ỏi nên vẫn phải nhờ người thân tài trợ.
Kết hôn 2 năm nay nhưng vợ chồng Tuấn – Thúy đã có con gái nhỏ hơn 1 tuổi. Do đó, sau khi đám cưới khoảng 4 tháng thì chị Thúy nghỉ làm vì quá nghén và mệt mỏi khi mang bầu. Từ đó chị Thúy không làm ra thu nhập, ở nhà chồng nuôi hoàn toàn.
Chồng chị Thúy là nhân viên kỹ thuật tại một siêu thị điện máy, lương của anh được 10 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, vợ chồng chị phải chi tiêu hàng tháng đủ các khoản, từ tiền thuê nhà, tiền nuôi con, tiền ăn… Bởi thế, chưa tháng nào chị Thúy chi tiêu đủ.
Riêng khoản tiền mua sữa và các đồ ăn vặt cho con, chị Thúy cho biết từ ngày sinh con đến giờ, anh chị vẫn phải nhờ tới sự trợ giúp của mẹ chồng chị.
Cụ thể, hàng tháng, vợ chồng trẻ này chi tiêu cố định những khoản sau:
- Tiền thuê phòng trọ: 2,5 triệu đồng
- Tiền điện nước: 500-1 triệu đồng/tháng (tháng mùa hè do bật điều hòa nhiều nên tiền điện nước thường tăng lên gấp đôi)
Video đang HOT
- Tiền gas: 150 ngàn đồng (2 tháng hết 1 bình gas nên tính ra tiền gas như vậy)
- Tiền ăn: 4 triệu đồng/tháng
- Tiền xăng xe, điện thoại: 500 nghìn/tháng
Nhà có 3 người, 2 mẹ con chị Thúy lại ăn ngày 3 bữa tại nhà. Tuy nhiên chị Thúy vẫn cố gắng tằn tiện ngày tiêu 100 ngàn đồng/tiền thức ăn. Vì số tiền chi tiêu có hạn nên người phụ nữ này cũng chẳng dám mua đồ ngon để ăn.
- Tiền chi tiêu cưới hỏi, ma chay, con ốm: 2 triệu
Vì nhà có con nhỏ nên bé nhà chị Thúy rất hay ốm đau. Cứ mỗi lần con sốt, đau họng, táo bón đi khám, người mẹ trẻ này lại mất 1 khoản vài trăm ngàn.
Chưa kể, nhà ở quê của 2 vợ chồng và nơi làm việc của chồng thường xuyên có những việc ma chay, cưới xin, sinh nhật.
Do đó, những lúc như vậy, chị Thúy cũng thường gửi tiền mừng, tiền lễ nhờ đi thăm viếng hộ nếu không đi được.
- Tiền mua sữa và đồ ăn vặt cho con: 2-3 triệu
Riêng khoản tiền mua sữa và các đồ ăn vặt cho con, chị Thúy cho biết từ ngày sinh con đến giờ, anh chị vẫn phải nhờ tới sự trợ giúp của mẹ chồng chị.
“ Mẹ chồng mình chỉ ở quê làm ruộng thôi nhưng thương con cháu nên hàng ngày bà trồng thêm rau, chăn nuôi gà vịt bán. Mỗi tháng bà nội của cháu thường gửi lên cho vợ chồng mình 2-3 triệu để hỗ trợ các con chi tiêu thêm. Thật lòng mình không muốn nhận viện trợ của bà chút nào. Nhưng nếu không nhận thì không biết xoay xở ra sao“, chị Thúy buồn thú nhận.
Từ ngày lấy nhau, vợ chồng chị Thúy chưa từng dám đi ăn nhà hàng hay tính chuyện du lịch mỗi khi nghỉ hè, ăn uống cũng hết sức đơn giản.
Người phụ nữ này cho biết, nhiều lần chị đã nghĩ tới việc đi làm trở lại sau sinh nhưng sau khi cân nhắc, chị lại chưa dám quyết: “L ương của chồng mình mỗi tháng được chừng đó. Lương của mình đi làm cũng chỉ được khoảng 5 triệu/tháng. Trong khi đó, nếu đi làm, tiền thuê người trông con cũng gần hết. Chưa kể giao con nhỏ cho người khác, mình cũng không yên tâm. Vì vậy mình vẫn chưa thể đi làm thời điểm này”.
Chia sẻ về việc dù đã chi tiêu tằn tiện hết sức có thể vẫn phải trơ mặt nhận viện trợ dài hạn từ mẹ chồng mỗi tháng 2-3 triệu đồng, chị Thúy than thở: “ Từ ngày lấy nhau, vợ chồng mình chưa từng dám đi ăn nhà hàng hay tính chuyện du lịch mỗi khi nghỉ hè. Bởi được đồng nào chi tiêu hà tiện nhất có thể. Dư ra được ít nào thì con ốm, lại đập hết vào tiền thuốc thang. Có lẽ phải đợi khi con lớn, mình đi làm trở lại mới mong chấm dứt được viện trợ từ bà nội cháu”.
Nhìn anh trai quằn quại với cơn đau, bố mẹ tôi bảo chị dâu gọi cấp cứu thì chị ấy thốt ra một câu khiến mọi người choáng váng
Cả nhà đang ăn cơm thì nghe thấy tiếng kêu đau vật vã của anh trai nên bỏ hết bát đũa xuống và chạy sang xem tình hình, để rồi khi bàn chuyện đưa anh đi bệnh viện, chị dâu buông câu khiến tôi nhói lòng.
Vợ chồng anh trai tôi hiện có 2 con nhỏ học mẫu giáo, chị thì làm kế toán công ty tư nhân còn anh làm kinh doanh. Kinh tế gia đình đang trên đà ổn định thì bất ngờ anh trai tôi phát hiện bị ung thư gan.
Ngày nghe được tin đó, tôi đã đau vô cùng, người anh mà tôi yêu thương nhất lại mắc bệnh hiểm nghèo. Hai vợ chồng tôi vội sắp xếp công việc và gửi các con nhờ bà nội chăm sóc để về quê thăm anh.
Về đến nhà, nhìn thấy anh trai nằm trên giường mà tôi không thể cầm được nước mắt. Người anh đẹp trai to cao ngày nào giờ lại gầy chỉ còn da bọc xương đến nỗi không thể nhận ra được nữa.
Anh bảo trước khi mất chỉ thương hại hai đứa con còn quá nhỏ, một mình vợ làm sao nuôi nổi đây? Nói xong mà anh ứa nước mắt khiến mọi người đến thăm ai cũng sụt sịt theo.
Nhà anh trai ở bên cạnh nhà bố mẹ tôi, buổi trưa khi mọi người đang ngồi ăn cơm thì nghe tiếng anh trai kêu đau dữ dội, cả nhà bỏ bát đũa chạy sang xem. Nhìn anh ấy quằn quại kêu đau, còn bát cháo để trên giường không ăn được miếng nào. Bố tôi bảo chị dâu gọi xe đưa vào viện. Mẹ nói còn nước còn tát, thấy con đau vật vã bà chịu không nổi nên cứ vào bệnh viện điều trị chứ không ở nhà nữa.
Chị đã khuyên đi chữa trị rồi, nhưng anh bảo ung thư giai đoạn cuối rồi thì chữa trị gì nữa. (Ảnh minh họa)
Thế nhưng chị dâu từ trong phòng bước ra nói nói trong tiếng khóc nghẹn: "Chị đã khuyên đi chữa trị rồi, nhưng anh bảo ung thư giai đoạn cuối rồi thì chữa trị gì nữa, đến bệnh viện bác sĩ cũng bó tay, tiền tiết kiệm để sau này cho các cháu ăn học, không thể lãng phí được".
Những lời chị dâu nói khiến mọi người đều sốc, không ngờ đến lúc sắp chết, đối mặt với cơn đau như thế mà anh trai vẫn chỉ một lòng nghĩ đến các con. Tôi bảo bằng giá nào cũng phải đưa anh trai đi viện, không thể để anh ấy chịu đau đớn thế được, nếu thiếu tiền thì vợ chồng tôi sẽ chi trả hết miễn sao để anh ấy ra đi thanh thản nhất.
Thế mà anh trai lại gạt đi nói là giờ xe đến tận nhà khiêng cũng không đi, nếu tôi mà dư tiền thì sau này nhớ giúp các cháu được học hành tử tế là anh ấy toại nguyện rồi. Anh ấy không muốn làm gánh nặng của cả nhà. Huống chi điều trị hóa chất rất tốn kém, anh không muốn sau này vợ con khổ vì không có tiền sinh hoạt.
Lời anh trai nói khiến tôi thật sự không biết phải làm thế nào nữa, mọi người hãy cho tôi lời khuyên với. Có nên nghe theo lời anh hay cứ nhất quyết đưa anh đi điều trị cho bớt đau đớn đây?
2 giờ sáng nghe tiếng nước chảy, em lọ mọ đi xem thì bưng mặt khóc khi thấy chồng lúi húi làm việc này trong nhà tắm Tỉnh giấc giữa đêm khuya, em nghe tiếng nước xả trong nhà tắm. Thấy chồng lúi húi làm việc này thì em bưng mặt khóc, thật sự không thể kiềm lòng được. Lúc thấy chúng em nên duyên vợ chồng, ai cũng lắc đầu ngao ngán. Họ cho rằng đàn ông mới 25 như chồng em chưa chững chạc, sẽ không biết yêu...