Thông tin mới nhất vụ sản phụ tử vong sau sinh ở bệnh viện Việt-Pháp
Phó ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết, nhận định ban đầu, bệnh nhân tử vong do suy đa tạng sau sốc mất máu.
Bệnh viện Việt Pháp. Ảnh: CAND
Chiều 10/11, tại Hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội tổ chức, Phó ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Thanh Học đã thông tin về trường hợp sản phụ tử vong sau sinh ở Bệnh viện Việt Pháp.
Ông Học cho biết, sau khi nhận được thông tin sản phụ tử vong tại bệnh viện, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đã ký quyết định thành lập tổ công tác làm việc với bệnh viện, xem xét toàn bộ quá trình điều trị bệnh nhân từ ngày 1-4/11/2020.
Ngoài ra, các cơ quan chức năng đã mời các chuyên gia đầu ngành Sản phụ khoa, hồi sức cấp cứu, cùng các phòng ban của Sở Y tế làm việc với bệnh viện.
Theo ông Học, nhận định ban đầu, bệnh nhân tử vong do suy đa tạng sau sốc mất máu.
Phía Sở Y tế Hà Nội đang tiếp tục làm việc, xin ý kiến của các chuyên gia đầu ngành và làm việc trực tiếp với bệnh viện. Cơ quan có thẩm quyền sẽ có hình thức xử lý nếu phát hiện vi phạm về công tác chuyên môn.
Trước đó, như đã đưa tin, sản phụ N.Q.P sinh thường lúc 11h ngày 2/11, đến 17h chiều cùng ngày, các bác sĩ phát hiện sản phụ bị ra máu đầy ổ bụng.
Video đang HOT
Theo lãnh đạo Bệnh viện Việt Pháp, Bệnh viện đã nỗ lực hết sức, hết khả năng nhưng không thể cứu được bệnh nhân. Bệnh viện đã báo cáo với Sở Y tế Hà Nội về trường hợp tử vong đáng tiếc này.
Đây là trường hợp sinh thường, nên chỉ cắt tầng sinh môn một chút nhưng máu không chảy ở chỗ cắt mà chảy từ trong chảy ra. Ngay lúc đó bác sĩ đã xử lý nhưng không cầm được máu và chuyển bệnh nhân sang phòng mổ.
Bệnh viện đã xử trí và mời chuyên gia đầu ngành hội chẩn cho bệnh nhân và kết quả tốt hơn vì các chỉ số huyết học đã ổn hơn.
Tuy nhiên, tới tối 3/11 sức khỏe bệnh nhân lại giảm sút rất nhanh. Sáng 4/11, bệnh viện đã xử lý và mời hội chẩn các chuyên gia đầu ngành liên tục nhiều lần trong ngày sau khi có diễn biến xấu đối với bệnh nhân.
Bệnh viện khẳng định đã làm hết khả năng như mổ, điều trị nội khoa, lọc máu, hồi sức nhưng không thể cứu được sản phụ.
Ngày 5/11, Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo số 353, Bộ Y tế cũng có văn bản chỉ đạo vụ việc này. Cụ thể, thành lập hội đồng chuyên môn đánh giá quá trình khám, điều trị và cấp cứu bệnh nhân. Rà soát lại toàn bộ quy trình chuyên môn, kỹ thuật của bệnh viện, đặc biệt là quy trình chuyên môn trong chuyên ngành sản phụ khoa, quy trình hồi sức cấp cứu…
Bên cạnh đó, Sở Y tế đã yêu cầu Bệnh viện Việt Pháp thực hiện các công tác thăm hỏi, chia sẻ, động viên tinh thần với gia đình người bệnh. Đồng thời Sở đã thăm hỏi, làm việc với gia đình nạn nhân để tìm hiểu, nắm bắt thêm những thông tin liên quan đến quá trình điều trị của bệnh nhân tại bệnh viện; nguyện vọng của gia đình.
Băng huyết sau sinh là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở sản phụ
Băng huyết sau sinh là một biến chứng vô cùng nguy hiểm khiến sản phụ tử vong và để lại những hậu quả nặng nề.
PGS.TS. Phạm Bá Nha - Trưởng khoa Phụ Sản, Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh: Minh Thuý)
Những ngày vừa qua, vụ việc một sản phụ 24 tuổi không may tử vong sau khi sinh con tại Bệnh viện Việt Pháp đã khiến dư luận đặc biệt quan tâm. Như VietTimes đã đưa tin, phía Bệnh viện Việt Pháp cho rằng nguyên nhân chính khiến sản phụ tử vong là do mất máu quá nhiều, suy đa phủ tạng. Tuy nhiên, ý kiến của Bệnh viện có đúng hay không, cần chờ kết luận chính thức về vụ việc của ngành y tế.
Trao đổi với PV VietTimes, PGS.TS. Phạm Bá Nha - Trưởng khoa Phụ Sản, Bệnh viện Bạch Mai, một trong các chuyên gia sản phụ khoa - cho biết: Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa biết được nguyên nhân đích xác khiến sản phụ này tử vong là gì, vì chưa có kết luận chính thức từ phía các cơ quan chức năng.
Tuy nhiên, nói về vấn đề băng huyết sau sinh, PGS.TS. Phạm Bá Nha cho biết: Máu làm nhiệm vụ nuôi sống cơ thể. Mất máu sẽ để lại rất nhiều di chứng như suy các cơ quan trong cơ thể, suy tim, suy não,.... Nếu không cấp cứu kịp thời, bệnh nhân sẽ tử vong hoặc sống thực vật.
"Băng huyết sau sinh là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở sản phụ. Khi cơ thể mất máu quá nhiều có thể dẫn đến ngừng tim, suy đa tạng, chết não,... Để điều trị những trường hợp sản phụ bị chảy máu sau sinh, cần có bác sĩ chuyên khoa theo dõi sản phụ liên tục, phát hiện sớm biến chứng, đồng thời, tìm ra nguyên nhân để xử trí." - PGS.TS. Phạm Bá Nha nói.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm hơn 14 triệu phụ nữ trên toàn thế giới bị hiện tượng băng huyết sau sinh thường/mổ.
Tại Việt Nam, tỷ lệ sản phụ bị băng huyết sau sinh chiếm 3-8%. Riêng tại Bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ này chiếm khoảng 1% trên tổng số hơn 7.000 ca đỡ đẻ mỗi năm.
Thống kê cho thấy, mỗi năm trên thế giới có khoảng 515.000 phụ nữ tử vong trong quá trình mang thai và sinh nở. Riêng số người bị băng huyết sau sinh thì lên tới hơn 100.000 người.
Theo các bác sĩ, băng huyết sau sinh là hiện tượng đường sinh dục của người mẹ chảy máu liên tục trong vòng 24 giờ sau sinh, số lượng máu là hơn 500ml hoặc hơn 1% lượng máu cơ thể.
Tất cả phụ nữ mang thai ngoài 20 tuần đều có nguy cơ chảy máu sau sinh. Mặc dù tỷ lệ tử vong mẹ đã giảm đáng kể ở các nước phát triển, nhưng băng huyết vẫn là nguyên nhân gây tử vong mẹ hàng đầu ở những khu vực khác (các nước đang phát triển hoặc chậm phát triển).
PGS.TS. Phạm Bá Nha cho biết thêm về những nguyên nhân khiến sản phụ bị băng huyết sau sinh:
Đ ờ tử cung là nguyên nhân thường gặp khiến sản phụ bị băng huyết sau sinh. Các nguyên nhân khiến sản phụ bị đờ tử cung gồm: Chất lượng tử cung kém - Tử cung của sản phụ sinh nhiều lần, người bị u xơ tử cung hay tử cung bị dị dạng; tử cung quá căng - tình trạng này do sản phụ sinh đôi hoặc sinh ba hay do thai lớn và nước ối quá nhiều; sản phụ bị nhiễm trùng ối, chuyển dạ lâu hay thai phụ bị thiếu máu và suy nhược; sản phụ bị mắc chứng rối loạn đông máu, mang thai khi tuổi thai quá lớn (thường là sau 35 tuổi ), có tiền sử băng huyết sau sinh hoặc bị u xơ tử cung.
Sự bất thường của bánh nhau: Những trường hợp thai phụ có nhau bám thấp, nhau cài răng lược, nhau tiền đạo thường sẽ có khuynh hướng gây chảy máu nhiều sau sinh. Nếu diện tích bánh nhau lớn, khi bong ra sẽ gây chảy máu nhiều cũng có thể gây băng huyết sau sinh.
T ử cung, âm đạo bị vỡ hoặc rách cũng có thể là nguyên nhân gây băng huyết sau sinh kể cả đẻ thường. Đây là biến chứng do khó đẻ và cần phải có sự can thiệp của thủ thuật. Một số trường hợp khác như đẻ rơi, đẻ quá nhanh cũng gây tổn thương lớn đến đường sinh dục
Bên cạnh đó, sản phụ cũng có thể bị r ối loạn đông máu khi nhau bong non, thai lưu, nhiễm trùng,...Tùy thuộc vào mức độ mất máu và việc phục hồi sức khỏe mà băng huyết sau sinh có thể gây ra những biến chứng nặng hay nhẹ khác nhau.
Nếu sản phụ ra máu một cách bất thường và nhiều trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh; áu chảy có màu đỏ tươi, rỉ ra liên tục; da xanh xao, niêm mạc nhợt, chân tay lạnh, vẻ mặt hốt hoảng và huyết áp tụt. Nhịp tim đập nhanh một cách bất thường hoặc trở nên không đều; tử cung mềm nhão, không có sự co hồi tốt thì có thể sản phụ dã bị băng huyết sau sinh.
Theo chuyên gia về sản phụ khoa PGS.TS. Lưu Thị Hồng, nguyên tắc chung để phòng tránh băng huyết sau đẻ cũng như các biến chứng thai kỳ là cần theo dõi thai kỳ tốt, nhằm sớm phát hiện các yếu tố nguy cơ và có hướng xử trí kịp thời. Vì thế, thai phụ cần chọn cơ sở uy tín có trang thiết bị hiện đại, quy trình chăm sóc thai sản an toàn... để theo dõi thai kỳ và sinh con.
Theo các chuyên gia, hiện không có biện pháp xử trí nào hoàn toàn tối ưu trong điều trị băng huyết sau sinh nặng. Vì vậy, dự phòng băng huyết sau sinh là lựa chọn tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho sản phụ. Các biện pháp dự phòng gồm: Quản lý tốt thai kỳ, phát hiện thai kỳ có nguy cơ cao, đỡ sinh đúng kỹ thuật, không để chuyển dạ kéo dài, theo dõi hậu sản trong vòng 6 giờ đầu tiên, đặc biệt là trong 2 giờ sau sinh.
Băng huyết sau sinh khó lường, có thể tử vong sau 30 phút Khi bị băng huyết ồ ạt, nếu không cấp cứu kịp thời sản phụ có thể bị suy hô hấp, suy tim và có thể tử vong sau 30 phút. Trường hợp sản phụ 24 tuổi ở Hà Nội tử vong sau 2 ngày sinh thường tại Bệnh viện Việt Pháp vẫn đang chờ kết luận cuối cùng từ hội đồng chuyên môn....