Thơm ngon bánh ngải xứ lạnh Lạng Sơn
Cứ qua tháng giêng, khi chưa tới mùa vụ, trên các nương rẫy trong thung lũng những khóm ngải cứu non có lông trắng tuyết mọc xanh mơn mởn, đây là lúc người dân cùng nhau đi hái lá ngải về làm bánh, một thứ bánh đặc trưng của vùng xứ lạnh Lạng Sơn.
Để làm được những chiếc bánh ngải ngon trước tiên phải hái những lá ngải thật non, có màu xanh thẫm. Cây ngải cứu có hai loại, một loại ngải cứu đắng, mùi hắc chỉ để dùng chữa bệnh. Còn loại cây ngải để làm bánh thường mọc hoang ở trên các nương rẫy hoặc được trồng trong vườn nhà, có màu xanh thẫm, mùi thơm dịu và phía dưới lá phủ một lớp lông màu trắng tuyết.
Loại lá ngải xanh non dùng làm bánh ngải ở Lạng Sơn. Ảnh: Dương Khuyên.
Công đoạn làm bánh mất khá nhiều thời gian, đòi hỏi người làm phải kiên nhẫn và khéo léo. Trước tiên, khi hái lá ngải về thì rửa sạch, để ráo nước, sau đó đun trong nước tro bếp từ 2 đến 3 giờ. Để có nước tro tốt, phải chọn tro sạch, chuẩn nhất là tro tre nứa, hoặc tro vỏ đậu xanh.
Tro sạch được lèn vào rá tre, để rá trên chậu tạo khoảng cách cho nước từ rá chảy xuống. Xong đổ nước từ từ vào tro cho ngấm dần rồi chảy xuống chậu. Nước tro lúc đầu đặc có màu cà phê, sau loãng dần. Lá ngải được đun trong nước tro nên chóng nhừ.
Video đang HOT
Sau khi đun nhừ, đổ lá ngải ra rá, rửa nhiều lần cho sạch nước tro, nhặt bỏ gân lá, cuống lá già rồi nặn thành từng cục. Còn gạo nếp chọn loại hạt mẩy, tròn đều và đặc biệt không được lẫn gạo tẻ, rồi ngâm khoảng hơn một tiếng thì đồ thành xôi. Khi xôi đồ chín được giã đều trong cối đá hoặc cối gỗ cùng với những nắm lá ngải. Khi đã nhuyễn, dùng tay vắt thành những chiếc bánh nhỏ dẹt, hình tròn.
Bánh ngải màu xanh thẫm ăn một lần nhớ mãi vị đăng đắng xen lẫn ngọt ngào và mùi thơm dịu mát. Ảnh: Dương Khuyên.
Nhân bánh được làm từ vừng đen rang chín giã nhỏ trộn với đường phên đã được làm chảy trên bếp nóng và để đặc lại, muốn cho nhân bánh thơm hơn nên cho thêm ít dừa khô. Khi làm xong bánh nên xoa đều một lớp mỡ hoặc bơ cho bánh vừa không dính vào nhau vừa tạo được độ bóng mịn.
Nếu đã một lần được thưởng thức thứ bánh đặc trưng này hẳn sẽ không ai có thể quên được cái cảm giác đầu tiên khi nhìn thấy những chiếc bánh màu xanh thẫm tưởng chừng như rất đắng như đúng với tên gọi của nó nhưng ẩn chứa trong đó lại là sự ngọt ngào, thơm dịu đến mát lành.
Theo vietbao
Ốc vú nàng với những món ăn khó quên ở miền Trung
Ốc nón hay còn gọi là ốc giác, ốc vú nàng. Tên gọi của ốc cũng bắt nguồn từ chính hình dạng bên ngoài của chúng. Đây là loại ốc có nhiều ở vùng biển miền Trung như các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận...
Trong văn hóa ẩm thực của người Việt thì ốc là là loài dân dã có chứa nhiều chất dinh dưỡng, ăn lành, mát và bổ dưỡng với rất nhiều món ngon được chế biến từ nhiều loại ốc khác nhau như ốc vặn, ốc nhồi, ốc bươu, ốc đá, ốc móng tay...
Ốc nón miền Trung không chỉ dùng để chế biến thành món ăn ngon, hấp dẫn mà người ta còn dùng nó làm đồ trang trí, làm quà tặng cho khách du lịch bởi ốc nón có bề ngoài màu trắng vôi với nhiều nét hoa văn tự nhiên rất đẹp.
Ốc nón có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon khiến những du khách tới đây phải trầm trồ khen ngợi như ốc luộc, ốc nướng, ốc trộn, gỏi ốc... Mỗi món ăn lại có cái ngon và hương vị riêng khó tả. Ốc nón mua về chỉ cần rửa sơ qua cho sạch trước khi chế biến món ăn yêu thích.
Đơn giản nhất là ốc nón luộc hoặc nướng. Cho ốc rửa sạch vào nồi luộc chín. Vì ốc nón có thành vỏ rất dày nên khi luộc phải đảo ốc vài lần thịt ốc mới chín. Ốc chín thì khêu ruột ốc, loại bỏ phần bẩn phía cuối rồi chấm với nước mắm ớt, gừng ăn liền rất ngon. Thịt ốc màu trắng đục, giòn giòn, ngọt ngọt thấm ngay từ đầu lưỡi.
Món ốc nón nướng cũng được nhiều người ưa thích bởi mùi thơm của thịt ốc khi nướng chín trên bếp than, cùng với những tiếng xèo xèo vui tai của nước ốc nhỏ vào than và cảm giác háo hức để chờ đón từng con ốc thơm ngon chín. Nướng ốc cũng cần kinh nghiệm để ốc không chín quá mà cũng không sống.
Ốc nón luộc giòn ngọt
Trong những món ăn chế biến từ ốc nón, cầu kỳ nhất phải kể đến món gỏi ốc nón. Nguyên liệu chế biến món gỏi ốc này gồm có thịt ốc, thịt lợn ba chỉ, dưa leo, đu đủ, rau răm, rau húng, đậu phộng, chanh, ớt, đường, nước mắm.
Ốc sau khi luộc lấy thịt thì thái nhỏ ốc thành miếng vừa ăn. Thịt ba chỉ thái nhỏ, các loại rau rửa sạch thái nhỏ, đu đủ và dưa leo thái sợi. Nước mắm pha lẫn với đường, nước chanh sau đó rưới lên hỗn hợp thịt ốc, thịt ba chỉ, đu đủ, dưa leo và trộn đều với rau thơm, ớt thái nhỏ. Xúc gỏi ra đĩa và rải lên một lớp đậu phộng rang giã giập.
Gỏi ốc ăn ngon hơn nếu có bánh tráng kèm theo. Không chỉ có màu sắc bắt mắt, gỏi ốc còn có hương vị tổng hợp của các loại rau củ và thịt ốc giòn, ngọt thật thú vị.
Nếu ai có dịp tới thăm biển miền Trung đừng quên thưởng thức những món ăn ngon, dân dã từ ốc nón này.
Theo vietbao
Cà phê có lợi cho sức khỏe nếu biết uống đúng cách Kết thúc một ngày làm việc mệt mỏi, ghé vào một tiệm cà phê trên con đường rộng, uống một ly Frapuccino nhạt và nhìn dòng người vội vã sải lướt qua trước mặt, bạn sẽ cảm thấy dịu lại và cảm giác bình yên đến lạ. Nhiều người không uống được cà phê. Mỗi lần uống một ly cà phê đặc, tim...