Thơm lừng thịt băm gói lá nướng – món ăn tinh túy của người Thái ở Tây Bắc
Cách chế biến không quá cầu kỳ phức tạp nhưng món ăn này hút khách ở mùi thơm hấp dẫn và vị rất đậm đà.Ẩm thực Tây Bắc dung dị, gần gũi và gắn liền với đời sống của đồng bào các dân tộc.
Như món thịt băm gói lá nướng của người Thái cũng được chế biến từ những nguyên liệu “cây nhà lá vườn”: từ thịt lợn hay thịt trâu, bò leo núi; lá chuối hay lá dong lấy ở trong rừng đến những gia vị quen thuộc như muối, mì chính, rau thơm, gừng, tỏi, mắc-khén (hạt tiêu rừng)…
Món thịt băm gói lá nướng hấp dẫn của người Thái. (Ảnh minh họa)
Qua bàn tay khéo léo của những người phụ nữ Thái, những nguyên liệu giản đơn này trở thành một món đặc sản thơm ngon mà du khách khắp nơi đều yêu thích.
Quá trình chế biến thịt băm gói lá nướng không đòi hỏi kỹ thuật cao siêu nhưng cần người đầu bếp một sự tỉ mỉ nhất định. Muốn món ăn được ngon, người Thái đã chọn những phần thịt “đắt giá” nhất, thường là thịt lợn vai hoặc thịt thăn của trâu, bò.
Người Thái rất khéo léo khi nghĩ ra được một món ăn dung dị mà hấp dẫn như thế này. (Ảnh minh họa)
Thịt rửa sạch, sau đó được băm thành hạt lựu, không quá nhuyễn hay quá to. Người Thái thường ướp thịt với gia vị cho thấm rồi mới gói bằng lá dong, lá chuối theo hình chữ nhật hoặc cuộn tròn. Mỗi loại lá sẽ cho ra một mùi thơm khác nhau, tùy vào sở thích của từng gia đình mà chọn.
Thịt được băm nhỏ và trộn với các gia vị quen thuộc. (Ảnh minh họa)
Thịt gói lá phải được nướng trên bếp than củi thì mới ra được những gói thịt thơm ngon, lại xen chút ám khói đầy hấp dẫn. Khi nướng, người đầu bếp cần canh chỉnh khoảng cách với than, nếu đặt gần quá sẽ khiến thịt bị khô, đặt quá xa thì thịt lại lâu chín và dễ mất nước.
Thịt sau khi nướng sẽ tạo thành một khối, không bị vỡ vụn, vị rất vừa miệng. Lá giữ ẩm cho phần thịt bên trong, khi bóc ra thịt vẫn còn nóng hổi, ngọt, mềm. Đặc biệt là mùi của lá rừng hòa quyện với mùi của thịt và gia vị, tạo nên một hương thơm quyến rũ đầy mời gọi.
Hương vị thịt nướng quyện với mùi lá dong, mắc khén làm món ăn trở nên khác biệt. (Ảnh minh họa)
Thịt gói lá nướng thường xuất hiện trên mâm cỗ hoặc bữa ăn đãi khách của người Thái ở Tây Bắc. Ngày nay, nhiều nhà hàng ẩm thực dân tộc đã đưa món ăn này vào thực đơn và rất được thực khách yêu thích. Đừng quên thưởng thức món ăn này nếu như bạn có cơ hội được đặt chân tới các bản làng của bà con dân tộc Thái nhé.
Các món đặc sản Tây Bắc không phải ai cũng biết
Vùng Tây Bắc được coi là thiên đường của những người mê ẩm thực vì vô vàn những món đặc sản nổi tiếng, khó có thể kể hết được những món ngon nơi đây.
Nhưng trong đó không thể không nhắc tới món thịt khô gác bếp, nó luôn được xếp hạng đầu tiên vì tính thơm ngon và hương vị đặc trưng của Tây Bắc. Thịt khô gác bếp với những miếng thịt còn nguyên đượm hương vị của núi rừng vì thế mà trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều người, kể cả những người sành ăn nhất.
Đến Tây Bắc bạn hãy thưởng thức để cảm nhận được hương vị đặc trưng riêng biệt đậm chất núi rừng.
Món thịt Trâu khô gác bếp
Video đang HOT
NGUYÊN LIỆU LÀM MÓN THỊT TRÂU GÁC BẾP
- thịt trâu bắp : 2 kg
- sả : 1 bó, gừng : 2 đến 3 của
- tỏi : 2 đến 3 củ
- mắc khén, ớt khô
- gia vị : đường,...
LỰA CHỌN THỊT TRÂU
Để có món thịt trâu khô gác bếp ngon thì các bạn cần phải chọn được những con trâu được chăn thả ở trên các vùng đồi núi cao vì thịt của các con trâu này khi ăn sẽ vừa rắn chắc lại vừa thơm ngon khác hẳn các con trâu được nuôi trong các trang trại. Tuy nhiên ở vùng đồng bằng thì việc tìm thịt trâu chăn núi sẽ khó hơn, tuy nhiên để thịt trâu tự làm được ngon nhất có thể thì ít nhất các bạn cũng nên cẩn thận vì dễ mua phải các loại thịt trâu đã bị bơm nước.
LÀM HỖN HỢP GIA VỊ ƯỚP
Tỏi, gừng, sả các bạn đem bóc vỏ sau đó thái nhỏ. Tiếp theo cho gừng tỏi sả ớt khô mắc khén vào cối rồi giã nhuyễn. Mắc khén là một trong những loại gia vị đặc trưng của vùng núi Tây Bắc bởi nó có vị cay thơm rất đặc biệt, nếu thiếu đi mắc khén trong việc gia giảm hương vị của món thịt trâu khô này sẽ mất đi độ thơm ngon.
CÁCH CHẾ BIẾN THỊT TRÂU
- Với thịt trâu sau khi đã mua về các bạn đem lọc bỏ phần bạc nhạc hoặc phần gân chỉ để lại thịt nạc không (điều này sẽ giúp cho miếng thịt trâu tươi trông ngon và dễ xé hơn mỗi khi các bạn thưởng thức).
- Sau đó các bạn mang đi rửa sạch một lần nữa và dùng dao sắc thái thành các thớ theo chiều dọc có độ dài khoảng 7 cm, rộng khoảng 15 cm và dày chừng khoảng 3 cm. Các bạn cũng có thể đem thái theo hình con chì tùy theo ý thích. Tiếp đó các bạn lấy búa dần thịt cho mềm ra để khi ướp các gia vị sẽ dễ dàng thẩm thấu vào trong từng thớ thịt.
- Cho thịt trâu ra một cái bát tô và ướp với hỗn hợp mắc khén, tùy vào khẩu vị của từng người mà bạn cần cân chỉnh lượng gia vị khi sao cho phù hợp. Ướp thịt trong khoảng thời gian từ 3-4h để gia vị được thấm đều vào thịt.
- Xiên thịt vào các que xiên và sấy khô trên bếp than củi. Sau khoảng 1-2h thịt trâu sẽ chín tới, trong quá trình sấy khô các bạn không nên để thịt trâu gần lửa quá vì như vậy sẽ khiến miếng thịt trâu bị cháy sém mất ngon. Muốn để lâu thì các bạn có thể sấy thịt khô hơn một chút nữa.
2. Lạp xưởng hun khói Tây Bắc
- Nguyên liệu
Thịt nạc vai hoặc thịt mông: 3kg
Thị mỡ gáy: 1kg
Ruột non: 0,5kg
Rượu trắng: 0,5 lít ( Nếu bạn có rượu Mao Đài thì có thể dùng để ướp thịt nhé, vì rượu rất thơm nên khi ướp thịt sẽ dậy mùi hơn)
Gia vị: Muối, mì chính, đường, hạt tiêu
Than hoa
Dụng cụ: Lạt chẻ mỏng, bơm bong bong, cùng 1 đoạn ống nước dài khoảng chừng 10 cm và 1 chiếc kim khâu.
- Cách làm
Bước 1: Thịt bạn rửa thật sạch bằng rượu trắng rồi để ráo sau đó thái hạt lựu. Thái xong bạn ướp thịt với các loại gia vị. Bạn có thể ướp thêm một ít rượu Mao Đài tùy theo lượng thịt mà bạn cho bao nhiêu rượu và đường nhé. Với số lượng thịt trên bạn có thể cho bát rượu và bát đường nha.
Bước 2: Trong thời gian ướp thịt bạn chuyển sang làm ruột non luôn nhé.
Ruột non bạn bóc sạch màng mỡ bên ngoài rồi lộn trong ra ngoài gỡ bỏ hết phần mỡ dính vào và dùng đũa tuốt sạch phần bột bám trong ruột. Cuối cùng bạn sát lòng non với muối hột rồi dùng rượu trắng bóp thêm lần nữa và lộn ngược lại. nước ấm rửa, sau đó rửa lại bằng nước lạnh.
Bước 3: Bạn thổi hơi vào thành hình bong bong dài rồi phơi ngoài nắng cho se lòng. Khi lòng se và khô thì bạn bỏ hết hơi. Trường hợp lòng khô quá bạn có thể cho thêm một tí rượu để làm cho lòng mền hơn và dễ nhồi thịt vào hơn nhé.
Bước 4: Bạn lấy một đoạn ống luồn vào đầu lòng rồi từ từ nhồi thịt vào đầu ống đoạn lòng đó. Bạn tiếp tục nhồi cho tớ khi hết đoạn lòng. Cứ nhồi được một đoạn khoảng 15cm thì bạn dùng lạt buộc chặt lại.
Nếu chỗ nào căng quá bạn có thể dùng kim khâu chọc một vài lỗ để hơi có thể thoát ra và thịt trong ruột chặt đều hơn nha.
Bước 5: Bạn đun một nồi nước sôi rồi cho vào một bát rượu trắng, thịt sau khi nhồi xong bạn trần qua nước sôi rồi vớt ra luôn nhé.
Sau khi trần xong bạn đem lạp xưởng ra phơi chỗ mát, thoáng gió có nắng hanh nha. Bạn phơi khoảng 1 tới 2 ngày tùy thời tiết.
Bước 6: Khâu cuối cùng chính là khâu hun khói, khâu quan trọng không kém để có được lạp xưởng ngon bạn nhé.
Bạn chuẩn bị một cái chậu nhôm sau đó cho than hoa vào, đổ bã mía lên trên sau đó treo thịt cách bếp khoảng 1cm rồi hunk ho tới khi thịt khô vỏ và áp khói đen , màu ngả sang hơi hồng là được nhé.
Bạn cắt thịt thành từng đoạn rồi cho vào túi kín và bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh rồi dùng dần nha.
Khi ăn bạn rửa qua nước ấm rồi rán ăn cùng cơm hoặc xôi sẽ rất ngon nha.
Beemart vừa cùng các bạn hoàn thành xong món lạp xưởng Tây Bắc rồi đấy, còn chần chờ gì mà vào những ngày rảnh rỗi không thử làm món ăn này cho gia đình mình thưởng thức chứ. Beemart chúc các bạn thành công nhé .
3.Cách làm thịt lợn khô gác bếp đúng kiểu Tây Bắc
- Nguyên liệu làm thịt lợn khô gác bếp
Thịt lợn: 1 kg
Muối: 2.5 thìa
Ớt băm: 2 thìa
Gừng băm: 2 thìa
Tỏi băm: 2 thìa
Mắc khén: 2 thìa
Lá rau rừng (tuỳ chọn): 1 nắm
- Cách làm thịt lợn khô gác bếp
Bước 1: Chuẩn bị
Đầu tiên, giả nhỏ các nguyên liệu gồm: tỏi, ớt, gừng, mắc kén, rồi trộn đều cùng các gia vị còn lại với nhau.
Bước 2: Làm sạch nguyên liệu
Thịt mua về rửa sạch, thái dọc theo thớ thịt sao cho vừa ăn, đẻ ráo nước.
Bước 3: Ướp gia vị
Sau đó ướp thịt với hỗn hợp gia vị trên trong 3 - 5 tiếng (hoặc bọc kín lại và cho vào ngăn mát tủ lạnh để qua đêm cho thịt ngấm đều gia vị). Có thể điều chỉnh lượng gia vị tuỳ theo khẩu vị.
Bước 4: Sấy thịt
Sau khi ướp xong. Các bạn lấy thịt ra, chia thành nhiều phần nhỏ và được treo thịt lên các thanh nứa đã vót sẵn hoặc các que kim loại dùng để nướng thịt rồi treo lên gác bếp. Dùng củi đốt liên tục để sấy thịt trong 5-7 giờ. Bằng cách này, thịt sẽ được sấy khô tự nhiên bằng than và khói bếp.
Tuy nhiên, nếu ở thành thị thì rất ít người dùng than củi để đun nấu thức ăn. vạy bạn có thể lấy thịt ra và chia thành nhiều phần nhỏ xếp vào đĩa và cho vào lò vi sóng, bật nấc cao nhất quay trong 3 thì bỏ ra lật thịt lại, tiếp tục quay thêm 5 và lại bỏ ra lật thịt lại, nếu nước ra nhiều có thể gạn bớt nước. Với thịt thái dày như tớ làm thì tớ lặp lại đến tầm 15 là ổn. (Các bạn nên lưu ý chia nhỏ ra làm nhiều lần vì xếp nhiều thịt cùng lúc nước thịt chảy ra nhiều thịt sẽ không khô nhanh được ). Nếu bạn nào thái thịt mỏng thì giảm thời gian quay đi nhé. Sau đó các bạn bỏ thịt ra, xé thử thấy thịt đanh lại, xé được thành sợi là được. Chúng ta bỏ thịt ra, xếp vào khay nướng. Tiếp tục cho vào lò nướng sấy 60 ở 100 độ là được. Bây giờ chúng mình chỉ việc để nguội và đánh chén thôi.
Bước 5: Thành phẩm
Khi thịt đã được sấy khô, người dân ở đây thường để thịt trên thanh nứa để bảo quản, đồng thời, khói bếp đun nấu hàng ngày cũng giúp sấy khô thịt để kéo dài thời gian bảo quản hơn. Sấy khô thịt bằng phương pháp truyền thống giúp thịt không mất đi mùi thơm đặc trưng mà vẫn quyện đều gia vị.
- Cách sử dụng thịt lợn khô
Để làm nóng thịt lợn lên bạn có thể:
Dùng lò vi sóng: cho thịt khô vào đĩa, đặt vào lò vi sóng, mở đặt nhiệt độ 600 hoặc 800W trong thời gian từ 3 đến 5 phút.
Hấp: Thịt khô bạn cho vào nồi, cho nước, đun lên thịt mềm, đun đến khi cạn nước lấy thịt ra.
Hấp cách thủy: Cho Thịt Khô vào bát, sau đó cho vào nồi đun cách thủy cho thịt mềm.
Nướng thịt bằng cồn: Thịt lớn hãy xé nhỏ, cho cồn vào nướng như nướng mực, cách này nhiều người dùng nhất rất đơn giản đúng không nào.
Với các đồng bào Tây Bắc cách ăn thịt khô truyền thống là lấy mấy miếng thịt khô, dúi vào tro nóng, vùi kín rồi để trong thời gian khoảng 15 phút, lấy miếng thịt ra rồi kê lên thớt, lấy chày đập mạnh cho miếng thịt tơi đều, xé nhỏ khi đó có thể thưởng thức được ngay rồi.
Dù bạn là người miền núi hay thành thị đều có những cách thưởng thức riêng đúng không nào, món ăn đặc sản này chắc chắn sẽ làm ai cũng phải thích thú đó. Chúc các bạn thực hiện thành công và đừng quên chia sẻ công thức bên trên đến bạn bè nhé.
Đặc sản xôi ngũ sắc - mỹ vị hội tụ tinh hoa của đất trời Tây Bắc Những ai từng có cơ hội được thưởng thức xôi ngũ sắc Tây Bắc sẽ không thể quên được mùi thơm đặc biệt của các loại lá cây tạo màu cho xôi, hạt nếp dẻo ngậy, hương vị khác lạ so với xôi ở nhà làm. Xôi ngũ sắc của người dân Phú Thọ. (Nguồn: dulichtaybac.vn) Tây Bắc nổi tiếng với nhiều món...