Thời tiết u ám cũng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn và đây là 6 vấn đề mà bạn có nguy cơ gặp phải
Khi thời tiết âm u, xám xịt, từ làn da đến cơ thể của bạn đều sẽ phải chịu nhiều tác động mà chính bạn cũng chẳng ngờ tới.
Khi thời tiết chuyển mùa từ hạ sang thu, không khí sẽ khô ẩm hơn nên dễ khiến làn da của bạn gặp phải tình trạng nứt nẻ, ngứa ngáy. Nghiêm trọng hơn, bạn còn có thể mắc bệnh eczema (bệnh chàm) hoặc viêm da. Những cơn gió mạnh có thể làm suy giảm hàng rào lipid bảo vệ da, từ đó dễ gây chảy máu.
*Việc cần làm: Hãy sử dụng kem dưỡng ẩm và kem chống nắng, tránh tắm nước nóng quá lâu vì chúng sẽ loại bỏ đi lớp dầu tự nhiên mà da sản sinh để bảo vệ.
2. Tóc và móng của bạn trở nên yếu hơn
Vào mùa lạnh, tóc và móng tay của bạn cũng dễ gặp phải vấn đề tương tự như da. Các mạch máu sẽ trở nên hẹp và gây cản trở tới việc cung cấp dinh dưỡng, điều tiết oxy. Lúc này, móng tay và tóc của bạn sẽ trở nên khô, giòn và dễ gãy rụng, tổn thương hơn.
*Việc cần làm: Tắm không quá 5 – 10 phút trong nước ấm (tuyệt đối không tắm nước nóng). Đồng thời dưỡng ẩm và bỏ qua những loại xà phòng chứa kiềm. Sử dụng ít dầu gội và tăng lượng dầu xả lên nhiều hơn.
3. Đau khớp
Video đang HOT
Những ngày trái gió trở trời, nhiều người thường gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp. Nguyên nhân là do nhiệt độ thấp giảm sâu nên làm xương bị co cứng lại.
*Việc cần làm: Bạn cần tìm cách giữ ấm cơ thể, nhất là khu vực chân để thúc đẩy lưu lượng máu điều tiết, từ đó sẽ cải thiện những cơn đau mỏi. Một vài bài tập thể dục cũng có thể giúp bạn chống lại cơn đau cứng khớp.
4. Dị ứng
Thời tiết xấu cũng có thể khiến bạn bị chảy nước mắt, ngạt mũi hoặc dị ứng. Những cơn hắt hơi, sổ mũi sẽ là minh chứng rõ nét giúp bạn nhận ra điều này.
*Việc cần làm: Sử dụng máy hút ẩm và máy điều hòa không khí để lọc không khí cũng như xua đuổi bớt các chất gây dị ứng.
5. Gặp phải tình trạng đau nửa đầu nhiều hơn
Thời tiết lạnh lẽo cũng dễ làm các mạch máu bị thu hẹp, từ đó làm chậm quá trình lưu thông máu bên trong. Máu lên não ít có thể dẫn đến chứng đau đầu nghiêm trọng và nếu bạn có tiền sử bị đau nửa đầu thì tình trạng này sẽ càng diễn ra nhiều hơn.
*Việc cần làm: Nếu thường xuyên gặp phải tình trạng này, hãy ghi các triệu chứng trước khi lên cơn ra một cuốn sổ để dễ dàng chuẩn bị tinh thần khi gặp phải.
6. Làm bệnh hen suyễn thêm nặng hơn
Thời tiết khắc nghiệt cũng có thể làm bùng phát cơn hen suyễn vì bất kỳ thay đổi nào trong không khí cũng dễ dàng kích thích đường thở. Không khí ẩm nặng sẽ làm cho tình trạng khó thở thêm nặng hơn do đường hô hấp bị cản trở.
*Việc cần làm: Giữ bình xịt hen suyễn của bạn bên người để kịp thời đưa lên miệng ngay khi có cơn hen. Luôn giữ ấm cổ và ngực khi thời tiết lạnh, đồng thời rửa tay thường xuyên và sử dụng máy lọc không khí.
Thời tiết chuyển mùa, trẻ con lũ lượt ho và ốm sốt: Dùng thuốc ho cho con bố mẹ phải nhớ nguyên tắc này
Tầm này hàng năm là cao điểm trẻ con ốm, năm nay cũng vậy, bệnh viện hay phòng mạch lúc nào cũng trong trạng thái quá tải. Giao mùa nên chủ yếu trẻ bị các bệnh hô hấp, ho và sốt.
Bài viết của bác sĩ Nhi khoa Nguyễn Hữu Thảo (hiện đang công tác tại Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc) dưới đây sẽ giúp các bố mẹ hiểu rõ hơn về hiện tượng ho ở trẻ nhỏ và cách dùng thuốc ho hiệu quả.
Trẻ con đi học nên chỉ cần 1 đứa ốm là có thể lây ra cả lớp. Thế là bệnh hết đợt này đến đợt khác, đợt trước chưa khỏi hẳn đã bị đợt mới, nên cứ ho, chảy mũi lai dai cả tháng. Có những đợt bệnh do vi khuẩn phải dùng kháng sinh nhưng phần lớn không cần. Phụ huynh nên đi khám và được tư vấn chăm sóc để quản lý những đợt bệnh của trẻ thật tốt để tránh lạm dụng những thuốc không cần thiết.
Ho chỉ là triệu chứng của bệnh nào đó
Điều đầu tiên cần ghi nhớ, ho không phải là bệnh, ho là triệu chứng của bệnh nào đó của đường hô hấp hoặc không phải của đường hô hấp. Chúng ta không nên chỉ lo chữa ho mà phải chữa nguyên nhân ho. Muốn hết ho thì chữa nguyên nhân gây ho thì ho sẽ hết. Phần lớn ho là phản ứng có lợi cho cơ thể để tống đờm nhớt ra ngoài, trừ 1 số trường hợp ho nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bé thì mới cần giảm cái ho đó đi.
Vậy như nào là ho nhiều ho ít? Khái niệm đó khá định tính và phụ thuộc nhiều vào cảm nhận của phụ huynh. Có phụ huynh ngày bé ho chục lần cũng gọi là ho nhiều và rất sốt ruột.
Tôi thường hướng dẫn phụ huynh: nếu bé ho liên tục làm ảnh hưởng giấc ngủ phải thức dậy vì ho, nôn trớ nhiều vì ho hoặc làm trẻ mệt mỏi vì ho hoặc có thể không làm trẻ mệt mỏi nhưng làm bố mẹ phát phiền thì mới cần giảm cái ho đó đi. Nếu trẻ ho mà tỉnh táo vui vẻ, không sốt, không khó thở, không ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của trẻ như đã nói trên thì nhìn chung không cần uống thuốc giảm ho.
Khi nào cần uống thuốc ho?
Thuốc giảm ho là những thuốc gì? Như dextrometrophan, terpin, các thuốc chống dị ứng như theralen, chlopheniramin, rolatadin,... Bạn không nên tự mua thuốc giảm ho cho con uống mà không được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa vì nếu dùng không đúng có thể làm bệnh nặng lên. Không được uống thuốc giảm ho nếu con bạn ho có đờm.
Những thuốc ho nào được cho là an toàn? Đó là những thuốc ho nguồn gốc thảo dược sẽ an toàn hơn cả. Mật ong cũng giúp giảm ho khá tốt với trẻ trên 1 tuổi bị viêm hô hấp trên (nhớ là không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi vì có nguy cơ bị nhiễm trùng vi khuẩn C.Botulinum). Các thuốc long đờm dành cho ho có đờm nguồn gốc ở phế quản như ambroxol (Halixol, Olesom,...) khá hiệu quả nhưng cần có sự thăm khám của bác sĩ và không tự ý mua uống.
Thực ra, nếu con bạn ho do viêm mũi họng siêu vi khó điều trị hơn ho do viêm phế quản phổi vì ho do siêu vi lâu hơn (thường từ 10-14 ngày mới dứt) còn do viêm phổi uống kháng sinh 3-5 ngày là đỡ rồi.
Nhìn chung, nếu con bạn bị ho hoặc sốt hãy đi khám bác sĩ. Khi đi khám hãy thảo luận với bác sĩ: Con tôi bị bệnh gì? Do nguyên nhân gì gây ra? Điều trị như nào? Có cần phải giảm ho hay không? Khi nào cần khám lại? Đừng chỉ đi khám chỉ để lấy một bọc thuốc về cho con uống và đến con bị bệnh gì cũng không biết! Nếu con bạn dùng thuốc không đỡ hãy liên hệ với bác sĩ của con bạn và thảo luận cùng họ.
Ngoài ra, bố mẹ nên cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng về nguồn thực phẩm, ngủ đủ giấc và uống vitamin D3 hàng ngày... Đây là những việc rất cần để tăng sức đề kháng cho con trong những đợt giao mùa này!
Thời tiết giao mùa: Cần chú ý gì để bảo vệ làn da? Thời tiết chuyển mùa gây ra nhiều vấn đề về da như: bong tróc, nổi mụn, kích ứng,... Vì thế, việc chăm sóc da là vô cùng quan trọng để giúp chị em có làn da căng mịn, sáng bóng. Thời tiết giao mùa: Cần chú ý gì để bảo vệ làn da? Không chủ quan chỉ vì thời tiết mát mẻ Theo...