Thời điểm này tạm dừng việc dạy thêm là vô cùng hợp lý
Trong khi chờ văn bản hướng dẫn về dạy thêm học thêm, các địa phương hoàn toàn có thể ban hành văn bản tạm dừng việc dạy thêm trong và ngoài nhà trường.
Việc dạy thêm, học thêm tràn lan, trái phép, giáo viên dùng quyền lực, điểm số o ép học thêm thu tiền thời gian qua làm xói mòn niềm tin trong nhân dân.
Nhiều gia đình học sinh rơi vào khốn khó do phải vay mượn để chi cho việc học thêm của học sinh, nhất là những gia đình đông con trong độ tuổi đi học. Trong các khoản chi cho người học, không phải học phí hay các khoản khác, phí học thêm là gánh nặng với nhiều gia đình.
Ảnh minh họa: Giaoduc.net.vn
Đồng Nai đã ban hành công văn tạm dừng việc dạy thêm trong và ngoài nhà trường
Ngày 23/9, trên Báo điện tử VietnamNet đăng tải bài viết “Một địa phương ngừng dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường”.
Nội dung bài viết nêu “Theo chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai, việc tổ chức dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường sẽ ngừng cho đến khi có hướng dẫn mới.
Người đứng đầu cơ sở giáo dục có trách nhiệm quán triệt, nhắc nhở tập thể sư phạm nghiêm túc chấp hành chỉ đạo trên của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai cho biết việc ngừng tổ chức dạy thêm, học thêm trong và ngoài trường học để chuyển hướng dạy học 2 buổi/ngày nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong các trường phổ thông.”[1]
Người viết cho rằng, Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai ban hành văn bản tạm dừng việc dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường là có đủ cơ sở pháp lý vì:
Quyết định 2499/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố hết hiệu lực của hầu hết các quy định về dạy thêm ngoài nhà trường theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT về dạy thêm, học thêm.
Video đang HOT
Hiện nay chưa có văn bản nào thay thế Thông tư 17 hoặc Quyết định 2499 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nên Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về ngưng dạy thêm ngoài nhà trường đợi hướng dẫn mới là đúng quy định và hợp lý.
Về dạy thêm trong nhà trường vẫn thực hiện theo Thông tư 17, tuy nhiên tại Điều 4 Thông tư 17/2012/NĐ-CP, cũng quy định các trường hợp không được dạy thêm theo quy định, cụ thể: “Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày…”.
Theo quy định hiện hành, đã dạy 2 buổi/ngày thì không được dạy thêm nên Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai ban hành công văn ngừng tổ chức dạy thêm, học thêm trong và ngoài trường học để xây dựng việc dạy học 2 buổi/ngày trong toàn tỉnh là điều hết sức đúng đắn.
Các địa phương khác có thể ban hành quy định dừng dạy thêm không?
Như đã trình bày, Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai đã đủ cơ sở pháp lý để ban hành văn bản tạm dừng việc dạy thêm trong và ngoài nhà trường.
Thông tin này đã nhận được sự quan tâm lớn của dư luận, nhiều ý kiến đồng tình, hoan nghênh và mong muốn các địa phương khác cũng ban hành văn bản tương tự như Đồng Nai.
Theo người viết, hiện nay các Sở Giáo dục và Đào tạo có thể ban hành văn bản tạm dừng việc dạy thêm ngoài nhà trường vì quy định dạy thêm ngoài nhà trường của Thông tư 17 đã hết hiệu lực và chưa có văn bản nào thay thế.
Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới ngoài việc định hướng xây dựng chương trình theo hướng 2 buổi/ngày còn hướng đến sự phát triển năng lực, phẩm chất người học, ngoài thời gian học trên lớp, học sinh còn phải dành thời gian tự học, vui chơi, học kỹ năng sống, tham gia các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm, thể dục thể thao,…nên cũng hướng đến chấm dứt dạy thêm.
Nếu chương trình mới vẫn còn học thêm nặng nề hơn trước đây, thì việc đổi mới còn nửa vời.
Giáo viên là viên chức, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, còn phải thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật.
Giáo viên dạy học sinh trên lớp được nhà nước trả lương hàng tháng, sau đó dạy thêm học sinh đó ở nhà lấy tiền, không phù hợp, vì vậy, dạy thêm học sinh chính khóa nên được triệt tiêu càng sớm càng tốt.
Theo tôi, trong khi chờ văn bản hướng dẫn về dạy thêm học thêm từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, các địa phương hoàn toàn có thể ban hành văn bản tạm dừng việc dạy thêm trong và ngoài nhà trường.
Vấn đề cần quan tâm hiện nay là các cấp các ngành cần nghiên cứu chế độ chính sách cho giáo viên một cách hợp lý, tiến đến trả lương giáo viên theo Nghị quyết 29/NQ-TW “Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng”, để giáo viên có thể sống được với nghề, triệt tiêu dạy thêm chính khóa, dạy thêm trái phép tràn lan như hiện nay.
Tài liệu tham khảo:
[1] https://vietnamnet.vn/dong-nai-ngung-day-them-hoc-them-trong-va-ngoai-nha-truong-2062738.html
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Hải Phòng tổ chức chuyên đề Dạy học môn Lịch sử - Địa lý lớp 7
Sáng 1/10, Sở GD&ĐT Hải Phòng tổ chức Chuyên đề theo Chương trình GDPT 2018 năm học 2022 - 2023.
Quang cảnh buổi chuyên đề.
Tiết dạy minh họa do cô Nguyễn Hồng Hà và học sinh lớp 7A3 trường THCS Ngô Gia Tự (Hồng Bàng) thực hiện. Cô Hà cùng học sinh lên lớp Chủ đề 1: Các cuộc đại phát kiến địa lý, bộ sách Kết nối tri thức.
Chuyên đề có sự tham dự của ông Nguyễn Xuân Trường và ông Đỗ Anh Dũng, Chuyên viên Vụ GDTrH, Bộ GD&ĐT; ông Đỗ Văn Lợi, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, cùng hàng trăm cán bộ quản lý, Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên môn Lịch sử - Địa lý các trường THCS trên địa bàn thành phố.
Theo đánh giá, Chuyên đề thể hiện định hướng thống nhất về nội dung chương trình, kế hoạch giáo dục, đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học ở môn học Lịch sử - Địa lý Chương trình GDPT 2018.
Chuyên đề cũng là cơ hội để mỗi cán bộ, giáo viên được phát huy khả năng sáng tạo, đóng góp sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới, căn bản toàn diện giáo dục THCS theo Chương trình GDPT 2018.
Học sinh báo cáo phần chuẩn bị kiến thức về nhà của mình qua màn kịch nhỏ.
Trong bài dạy minh họa, cô Hà đã cùng học sinh tìm hiểu về nguyên nhân và những yếu tố tác động đến các cuộc phát kiến địa lý; học sinh cùng nhau làm việc nhóm mô tả hành trình cuộc thám hiểm do C. Cô-lôm-bô tiến hành.
Học sinh làm việc nhóm.
Từ sự dẫn dắt của giáo viên, học sinh tìm hiểu về phát kiến địa lý và ý nghĩa cuộc phát kiến địa lý của C. Cô-lôm-bô; học sinh được cùng nhau phân tích, đánh giá nguyên nhân, điều kiện dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý.
Đại diện nhóm, học sinh trình bày về nguyên nhân và điều kiện của các cuộc phát kiến địa lý.
Qua bài học, trò được rèn luyện năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo; năng lực lịch sử, địa lý. Bên cạnh đó, học sinh được rèn phẩm chất chăm chỉ, chịu khó, tinh thần vượt khó, dũng cảm.
Cô Phạm Thị Nga Thanh, Giáo viên Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Bảo phát biểu ý kiến xung quanh chuyên đề.
Chuyên đề được các đại biểu, lãnh đạo ngành đánh giá cao. Tuy nhiên, một số giáo viên đến từ các trường THCS còn băn khoăn về cách thức tổ chức một giờ dạy thực tế với việc tổ chức các trò chơi; thời gian để chuẩn bị các màn kịch của học sinh mất nhiều thời gian không phù hợp với không gian và thời gian cho một tiết dạy.
Đây cũng là diễn đàn để các nhà quản lý giáo dục chia sẻ, thảo luận về lý luận và thực tiễn, những khó khăn, vướng mắc trong giảng dạy cũng như những kinh nghiệm, biện pháp thực hiện hiệu quả, khắc phục những khó khăn vướng mắc trong giai đoạn đầu thực hiện chương trình mới. Đồng thời, còn là dịp nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý trong chỉ đạo chuyên môn; nâng cao năng lực, kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trong hoạt động dạy - học. Tạo cơ hội học tập, giúp đỡ lẫn nhau giữa cán bộ quản lý và giáo viên, giữa giáo viên và giáo viên trong nhà trường, giữa các trường THCS trên toàn thành phố.
Bộ GD-ĐT trăn trở về nỗi lo thiếu 100.000 giáo viên Tình trạng thiếu giáo viên một cách trầm trọng đặc biệt là đầu năm học mới và khi Bộ GD-ĐT bắt đầu chương trình giáo dục phổ thông mới. Cả nước thiếu tới 100.000 giáo viên Mặc dù Bộ GD-ĐT cũng như các tỉnh thành liên tục đưa ra những lời mời gọi hấp dẫn cũng như việc hứa hẹn sẽ tăng lương...